Thị trường xuất khẩu

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình xuất khẩu gạo của công ty trách nhiệm hữu hạn đại lợi (Trang 50)

Thị trường xuất khẩu chủ yếu của công ty là thị trường Châu Á như:

Philippines, Indonesia, Singapore, Trung Quốc,…. Ngoài ra, công ty còn xuất

khẩu sang một số quốc gia Châu Phi như: Bờ Biển Ngà, Angieri,… Trong số đó,

những thị trường xuất khẩu chủ lực của công ty là 3 quốc gia: Philippines,

Indonesia và Trung Quốc. Đây là những đối tác truyền thống và có mối quan hệ

tốt đẹp từ nhiều năm qua với công ty, tuy nhiên trong những năm gần đây lại có

sự thay đổi đáng kể trong sản lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo sang những thị trường này.

Bảng 4.10: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo theo cơ cấu thị trường của công ty TNHH Đại Lợi giai đoạn 2010 – 6/2013

Nguồn: Phòng Kinh doanh

Thị trường Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 Chênh lệch 2010/2011 Chênh lệch 2011/2012 Chênh lệch 6T/2012 và 6T/2013 +/- % +/- % +/- % 1. Sản lượng (tấn) 9.493 14.854 13.705 7.818 7.032 5.361 56,47 (1.149) (7,74) (785) (10,05) Philippines 3.718 3.478 3.943 2.032 2.152 (240) (6,46) 465 13,37 120 5,91 Indonesia 2.836 6.298 3.482 1.975 - 3.462 122,07 (2.816) (44,71) - - Trung Quốc 1.892 3.095 4.263 2.254 3.126 1.203 63,58 1.168 37,74 872 38,69 Khác 1.047 1.983 2.017 1.557 1.754 936 89,40 34 1,71 197 12,65 2. Kim ngạch (ngàn USD) 4.284 7.635 6.202 3.628 2.955 3.351 78,22 (1.433) (18,77) (673) (18,55) Philippines 1.614 1.528 1.719 1.018 895 (86) (5,33) 191 12,50 (123) (12,08) Indonesia 1.289 3.212 1.043 784 - 1.923 149,19 (2.169) (67,53) - - Trung Quốc 854 1.683 2.065 1.225 1.367 829 97,07 382 22,70 142 11,59 Khác 527 1.212 1.375 601 693 685 129,98 163 13,45 92 15,31

Philippines

Giai đoạn 2010 – 6/2013 là một giai đoạn có nhiều biến động trong sản lượng và kim ngạch xuất khẩu của công ty sang thị trường Philippines. Trong khi năm 2010, thị trường này có mức sản lượng cao nhất 3.718 tấn và thu về kim

ngạch 1.614 ngàn USD thì đến năm 2011, sản lượng sụt giảm 240 tấn xuống còn 3.478 tấn và mức kim ngạch chỉ còn 1.528 ngàn USD. Sự sụt giảm này do ảnh hưởng từ chính sách hạn chế nhập khẩu gạo để bảo vệ sản xuất trong nước của

Chính phủ Philippines. Tuy nhiên đến năm 2012, sản lượng đã tăng trở lại 3.943

tấn, thu về 1.719 ngàn USD và trong 6 tháng đầu năm 2013, sản lượng đã có sự gia tăng 5,91% so với cùng kỳ năm ngoái, sản lượng đạt 2.152 tấn và kim ngạch

895 ngàn USD. Sự gia tăng nhập khẩu trở lại của thị trường này là một tín hiệu đáng mừng do Philippines là một thị trường truyền thống mang lại doanh thu ổn định cho công ty. Đây cũng là thị trường tiêu thụ chủ yếu loại gạo 25% tấm của

công ty.

Indonesia

Cũng giống như Philippines, Indonesia cũng là một thị trường có nhiều biến động trong những năm gần đây. Năm 2010, sản lượng xuất khẩu của công ty sang

thị trường này là 2.836 tấn, kim ngạch 1.289 ngàn USD và tiếp tục tăng lên trong

năm 2011 với mức sản lượng 6.298 tấn, thu về 3.212 ngàn USD (tăng 122,07%

về lượng và 149,19% về giá trị) . Sự gia tăng về sản lượng lẫn kim ngạch trong năm 2011 có được do đây là năm Indonesia phải chịu nhiều thiệt hại do động đất

và núi lửa nên đẩy nhu cầu lương thực ở nước này tăng cao, trong khi đó đối tác

cung ứng gạo chính của họ - Thái Lan lại gặp nhiều khó khăn trong xuất khẩu gạo vào năm này nên Indonesia đã chuyển sang thu mua gạo của Việt Nam. Sang năm

2012, tình hình đã dần ổn định nên sản lượng xuất khẩu của công ty sang thị trường này đã giảm xuống còn 3.482 tấn, thu về 1.043 ngàn USD. Đặc biệt, trong 6 tháng đầu năm 2013, công ty đã không ký kết bất kỳ hợp đầu xuất khẩu nào sang thị trường này. Đây là quãng thời gian khó khăn cho các doanh nghiệp xuất

khẩu nói chung khi Chính phủ Indonesia quyết định hạn chế nhập khẩu và tiến đến tự cung tự cấp lương thực. Chính vì vậy, công ty đã rất khó khăn trong việc đàm phán và ký kết hợp đồng với các đối tác đến từ quốc gia này, hơn nữa sự

cạnh tranh gay gắt của các đối thủ mạnh đến từ Thái Lan, Ấn Độ,… cũng góp

phần làm hoạt động xuất khẩu của công ty sang thị trường Indonesia trong thời

Trung Quốc

Đây là thị trường có sự gia tăng nhanh chóng trong sản lượng và kim ngạch

xuất khẩu trong giai đoạn 2010 – 6/2013. Năm 2010, sản lượng xuất khẩu sang

thị trường này không lớn, chỉ đạt 1.892 tấn và thu về 854 ngàn USD nhưng trong 2 năm sau đó, sản lượng xuất khẩu đã tăng nhanh chóng lên mức 3.095 tấn năm

2011 và 4.263 tấn năm 2012. Nguyên nhân chủ yếu do thị trường lúa gạo Trung

Quốc đã có những biến động lớn vì chính sách hỗ trợ nông dân của Chính phủ đã

đẩy giá gạo nội địa tăng lên, thêm vào đó là động đất và lũ lụt xảy ra đã làm nhu cầu lương thực ở nước này tăng cao. Chính vì những lý do đó đã làm sản lượng

và kim ngạch xuất khẩu của công ty sang thị trường này tăng lên đáng kể. Những tháng đầu năm 2013, xuất khẩu gạo sang thị trường này tiếp tục gia tăng (tăng

38,69% về lượng và 11,59% về giá trị) làm cho Trung Quốc trở thành một thị trường xuất khẩu chủ lực của công ty. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu sang thị trường Trung Quốc là gạo 5% tấm và chính sự gia tăng xuất khẩu sang thị trường

này cũng đã làm cho tỷ trọng xuất khẩu gạo 5% tấm của công ty tăng cao trong

những năm vừa qua.

Thị trường khác

Một số thị trường xuất khẩu khác của công ty như: Malaysia, Singapore, Bờ

Biển Ngà,… cũng có sự gia tăng nhập khẩu gạo trong những năm gần đây. Sản lượng xuất khẩu gạo sang các thị trường này đã tăng lên từ 1.047 tấn năm 2010

lên 2.017 tấn năm 2012. Tuy đây không phải là những thị trường xuất khẩu chủ

lực nhưng vẫn đóng góp một phần lợi nhuận ổn định cho công ty nên việc tìm kiếm khách hàng và ký kết hợp đồng với các thị trường này vẫn rất được chú

trọng. Đặc biệt, trong 6 tháng đầu năm 2013, những đối tác ở thị trường Châu Phi đang tăng dần nhập khẩu gạo làm sản lượng và kim ngạch tăng cao so với cùng kỳ năm ngoái (tăng 12,65% về lượng và 15,31% về giá trị). Thị trường Châu Phi cũng đang có sự chuyển đổi từ nhập khẩu các loại gạo phẩm chất thấp sang gạo

5% tấm của công ty, góp phần làm tỷ trọng xuất khẩu loại gạo này tăng lên. Công

ty cũng đang chú trọng phát triển sang thị trường này khi nhận định sự ưa chuộng

gạo Việt Nam của người tiêu dùng Châu Phi là rất lớn và tận dụng những lợi thế

về giá cả so với các đối thủ khác để đưa thị trường này trở thành một thị trường

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình xuất khẩu gạo của công ty trách nhiệm hữu hạn đại lợi (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)