Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình xuất khẩu gạo của công ty trách nhiệm hữu hạn đại lợi (Trang 46)

Những loại gạo xuất khẩu của công ty bao gồm: gạo 5% tấm, 10% tấm, 15%

tấm và 25% tấm. Mỗi loại gạo khác nhau được ưa chuộng ở các thị trường khác nhau tuy nhiên trong giai đoạn 2010 – 6/2013 đã có sự biến động rất lớn trong cơ

cấu xuất khẩu các loại gạo này.

Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 Chênh lệch 6T/2012-6T/2013 +/- % 1. Sản lượng (ngàn tấn) 7.818 7.032 (785) (10,05) 2. Kim ngạch (ngàn USD) 3.628 2.955 (673) (18,55)

Bảng 4.9: Sản lượng gạo xuất khẩu theo cơ cấu mặt hàng của công ty TNHH Đại Lợi giai đoạn 2010 – 6/2013

Nguồn: Phòng Kinh doanh

Chủng loại gạo Sản lượng (tấn) Chênh lệch 2010/2011 Chênh lệch 2011/2012 Chênh lệch 6T/2012 và 6T/2013 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6T/2012 6T/2013 +/- % +/- % +/- % 5% tấm 1.462 2.371 4.582 2.846 3.124 909 62,18 2.211 93,25 278 9,77 10% tấm 1.792 2.693 2.954 1.394 1.452 901 50,28 261 9,69 58 4,16 15% tấm 3.455 5.928 3.133 1.935 1.674 2.473 71,58 (2.795) (47,15) (261) (13,49) 25% tấm 2.784 3.862 3.036 1.643 782 1.078 38,72 (826) (21,39) (861) (52,04) Tổng 9.493 14.854 13.705 7.818 7.032 5.361 56,47 (1.149) (7,74) (785) (10,05)

Đơn vị tính: %

Nguồn: Phòng Kinh doanh

Hình 4.1: Tỷ trọng sản lượng gạo xuất khẩu theo cơ cấu mặt hàng của công ty TNHH Đại Lợi giai đoạn 2010 – 6/2013

Từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013, sản lượng xuất khẩu các loại gạo

khác nhau của công ty có sự biến động rất lớn. Nếu trong giai đoạn 2010 – 2012, gạo 15% tấm và 25% tấm là hai mặt hàng chủ lực của công ty thì sang 6 tháng

đầu năm 2013, tỷ trọng hai loại gạo này đã sụt giảm đáng kể chỉ còn tương ứng 23,81% và 11,12% trong cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu. Những sự thay đổi này phần lớn do sự thay đổi thị hiếu của người tiêu dùng ở các thị trường xuất khẩu

của công ty.

Gạo 5% tấm

Năm 2010, sản lượng xuất khẩu gạo 5% tấm của công ty là 1.462 tấn, chiếm

tỷ trọng thấp nhất (15,40%) so với các loại gạo khác do công ty tập trung xuất

khẩu các loại gạo chất lượng thấp hơn để phù hợp với thị trường xuất khẩu của

công ty lúc bấy giờ. Tuy nhiên, trong 2 năm sau đó sản lượng xuất khẩu loại gạo

này lại tăng đáng kể (tăng 62,18% năm 2011 và 93,25% năm 2012). Điều này có

được vì trong 2 năm này, các đối tác Trung Quốc – nơi tiêu thụ gạo 5% tấm nhiều

nhất của công ty đã tăng mạnh lượng nhập khẩu gạo do ảnh hưởng bởi thiên tai và giá lúa gạo nội địa trong nước họ quá cao so với giá gạo nhập khẩu. Thêm vào

đó, đây cũng là năm công ty bắt đầu mở rộng thị trường sang Singapore, đây cũng

15,40 18,88 36,40 29,33 15,96 18,13 39,91 26,00 33,43 21,55 22,86 22,15 36,40 17,83 24,75 21,02 44,43 20,65 23,81 11,12 0% 20% 40% 60% 80% 100% 2010 2011 2012 6T/2012 6T/2013 25% tấm 15% tấm 10% tấm 5% tấm

là một thị trường ưu chuộng loại gạo 5% tấm nên sản lượng xuất khẩu loại gạo này tăng mạnh.

Trong những tháng đầu năm 2013, gạo 5% tấm trở thành mặt hàng xuất

khẩu có tỷ trọng nhiều nhất của công ty (44,43%). Đây là điều có thể lý giải khi

Trung Quốc vẫn đang tăng cường nhập khẩu và các thị trường khác của công ty, đặc biệt là thị trường Châu Phi đang có xu hướng chuyển từ nhập khẩu các loại

gạo phẩm chất thấp hơn sang nhập khẩu loại gạo này, làm sụt giảm tỷ trọng của

nhóm gạo 15%, 25% tấm và tăng tỷ trọng gạo 5% tấm của công ty.

Gạo 10% tấm

Năm 2010, gạo 10% tấm chiếm tỷ trọng nhỏ (18,88%) trong cơ cấu mặt

hàng xuất khẩu của công ty nhưng sản lượng xuất khẩu loại gạo này vẫn đang có

chiều hướng tăng lên trong các năm tiếp theo. Năm 2011, sản lượng xuất khẩu

gạo 10% tấm tăng thêm 901 tấn, đạt mức 2.693 tấn và tiếp tục tăng lên 2.954 tấn trong năm 2012. Tính đến tháng 6/2013, gạo 10% tấm là loại gạo xuất khẩu

chiếm tỷ trọng thấp thứ 2 của công ty (20,65%) dù sản lượng đã tăng 58 tấn so

với cùng kỳ năm ngoái. Sự gia tăng sản lượng của mặt hàng này là phù hợp với xu hướng tiêu dùng của người dân tại các thị trường xuất khẩu của công ty. Người tiêu dùng đang dần chuyển sang ưa thích các mặt hàng gạo chất lượng hơn

và công ty cũng đang tiến hành đẩy mạnh xuất khẩu gạo cao cấp để nâng cao uy

tín cũng như thỏa mãn nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất. Tuy nhiên, đây

vẫn là một mặt hàng ít được ưa chuộng nên tỷ trọng của nó vẫn là rất thấp so với

các mặt hàng khác.

Gạo 15% tấm

Đây là một trong những mặt hàng chủ lực của công ty trong giai đoạn 2010

– 2012. Trong năm 2010, gạo 15% tấm đạt mức sản lượng 3.455 tấn (tỷ trọng

36,40%) và tiếp tục tăng mạnh lên 5.928 tấn (tỷ trọng 39,91%) vào năm 2011. Đây là mặt hàng ưa chuộng ở các thị trường xuất khẩu chủ lực Philippines và Indonesia của công ty nên tỷ trọng mặt hàng này là rất cao. Tuy nhiên, đến năm

2012, tỷ trọng gạo 15% tấm đã sụt giảm đáng kể khi chỉ chiếm 22,86% do các đối

tác Philippines giảm nhập khẩu để thực hiện chính sách bảo hộ sản xuất trong nước và công ty phải chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ ở Ấn Độ, Thái

Lan,… khi ký kết hợp đồng. Đến tháng 6/2013, sản lượng xuất khẩu gạo 15% tấm

của công ty đã giảm xuống khi chỉ xuất khẩu 1.674 tấn, tỷ trọng 23,81%. Đây là kết quả do cả 2 đối tác lớn nhập khẩu mặt hàng này của công ty: Indonesia và

không ký kết hợp đồng xuất khẩu gạo nào với đối tác Indonesia nên làm sản lượng xuất khẩu gạo 15% tấm sụt giảm mạnh.

Gạo 25% tấm

Sản lượng xuất khẩu gạo 25% tấm của công ty vẫn ở mức ổn định qua các năm. Năm 2010 và năm 2011, đây là mặt hàng có tỷ trọng lớn thứ 2 của công ty

(lần lượt là 29,33% và 26%), được ưa chuộng ở Philipppines và các quốc gia Châu Phi. Đến năm 2012, sản lượng xuất khẩu mặt hàng này giảm nhẹ, đạt sản lượng 3.036 tấn, giảm 21,39% so với năm 2011. Đây cũng là năm tỷ trọng gạo

25% tấm giảm xuống còn 22,15% do sự gia tăng mạnh về sản lượng xuất khẩu

mặt hàng gạo 5% tấm của công ty. Tính đến tháng 6/2013, sản lượng gạo 25%

tấm đã giảm 52,04% so với cùng kỳ năm ngoái do hầu hết các đối tác đến từ

Châu Phi của công ty đã chuyển sang ưa chuộng loại gạo 5% tấm trong khi

Philippines lại hạn chế nhập khẩu gạo trong thời kỳ này.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình xuất khẩu gạo của công ty trách nhiệm hữu hạn đại lợi (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)