XUẤT KHẨU GẠO CỦA CÔNG TY 4.3.1 Các nhân tố bên trong công ty
4.3.1.1 Nguồn nhân lực
Hiện nay, tổng số lao động của công ty là 49 người, trong đó tham gia vào bộ phận quản lý có 23 người, chiếm 46,94% số lao động trong công ty, còn lại là nhân viên thuộc bộ phận sản xuất. Ngoài ra, còn một số lượng công nhân bốc vác
tại phân xưởng sản xuất, được công ty ký hợp đồng ngắn hạn hoặc thuê theo mùa vụ tùy vào khối lượng công việc tại công ty, vì vậy lượng lao động này là không
ổn định.
Bảng 4.12: Trình độ nhân sự của công ty TNHH Đại Lợi tính đến tháng 6/2013
Trình độ Số lượng ( người) Tỷ lệ (%) Đại học 13 26,53 Cao đẳng 6 12,24 Trung cấp và lao động kỹ thuật 10 20,41 Trình độ khác 20 40,82 Tổng 49 100 Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính
Dựa vào bảng 4.11, ta có thể thấy lao động ở trình độ đại học và cao đẳng là
tương đối thấp (lần lượt 26,53% và 12,24%) trong khi lao động ở trình độ thấp hơn lại chiếm tỷ lệ cao (61,22%). Đây là một điểm bất lợi cho công ty vì nhân viên có trình độ đại học và cao đẳng đều phụ trách công việc điều hành và quản lý
hoạt động của công ty, có vai trò quan trọng trong việc tìm kiếm, đàm phán và ký kết hợp đồng với các đối tác. Thêm vào đó, đây là đội ngũ nhân viên có thể học
hỏi và tiếp thu nhanh chóng những ứng dụng, kỹ thuật mới trong quản lý và sản
xuất. Chính vì vậy, để thực hiện được mục tiêu mở rộng sản xuất, nâng cao uy tín
cao tỷ lệ lao động có trình độ cao là một việc làm không thể thiếu. Ngoài ra, đội
ngũ lao động ở trình độ trung cấp chuyên nghiệp trở xuống cũng đóng một vai trò quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất của công ty vì đây là lượng lao động có trách nhiệm vận hành máy và sản xuất thành phẩm. Lực lượng lao động này cần được quan tâm giám sát, thường xuyên kiểm tra và tập huấn kỹ
thuật mới khi cần thiết để đảm bảo sản phẩm làm ra luôn đạt tiêu chuẩn.
Trong cơ cấu lao động của công ty, số lượng nhân viên có kinh nghiệm trên
5 năm chiếm tỷ lệ tương đối cao 45,61%. Đây là những nhân viên đã gắn bó với
công ty ngay từ những ngày đầu thành lập và là lực lượng đầu tàu trong quản lý,
sản xuất. Điểm mạnh của đội ngũ nhân viên này là họ luôn nhiệt huyết và tận tâm
với công việc, trung thành và luôn đi đầu trong các phong trào, hoạt động của
công ty. Chính vì vậy, có được số nhân viên giàu kinh nghiệm này sẽ giúp công
ty luôn ổn định được hoạt động sản xuất kinh doanh và từng bước tiến tới mở
rộng quy mô hoạt động hơn nữa trong tương lai.
Ngoài ra, công ty luôn quan niệm chất lượng của đội ngũ nhân viên sẽ quyết định sự thành công của doanh nghiệp. Chính vì vậy, ngay từ vòng xét tuyển nhân
viên, công ty luôn yêu cầu trình độ cao đẳng trở lên đối với các chức vụ văn
phòng và tay nghề khá trở lên đối với những chức vụ trong bộ phận kỹ thuật và sản xuất. Công ty còn quan tâm đến sức khỏe và đời sống của nhân viên khi thực
hiện đầy đủ các chế độ bảo hiểm, có quy định khen thưởng hợp lý và tổ chức
những buổi du lịch cho nhân viên và gia đình trong những ngày nghỉ lễ nếu công ty đạt được kết quả kinh doanh tốt.
4.3.1.2 Vốn và cơ sở vật chất kỹ thuật
Nguồn vốn hay khả năng tài chính có ảnh hưởng sâu rộng đối với mọi hoạt động của công ty. Vấn đề tài chính và các mục tiêu, chiến lược tổng quát của
công ty gắn bó mật thiết với nhau vì các kế hoạch và quyết định của công ty đều phải được tính toán cho phù hợp với nguồn tài chính hiện có. Hiện nay, công ty Đại Lợi vẫn hoạt động dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn nên nguồn
vốn lưu động của công ty vẫn còn hạn chế. Ngoài ra, với đặc điểm thường xuyên thực hiện các hợp đồng xuất khẩu nên nhu cầu về vốn của công ty chủ yếu là ngắn hạn. Giai đoạn 2010 – 2012 là giai đoạn khó khăn cho nền kinh tế nước ta,
mức lãi suất cho vay trong giai đoạn này tuy có giảm nhưng vẫn ở mức rất cao 12
– 15%/năm (năm 2012). Lãi suất cho vay cao làm các doanh nghiệp khó tiếp cận được nguồn vốn vay nên không thể đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất. Tuy
nhiên, công ty luôn cố gắng đảm bảo nguồn vốn cho sản xuất bằng cách ký các
2013, lãi suất có chiều hướng giảm mạnh xuống mức 9 – 12%/năm và được dự
báo sẽ tiếp tục giảm trong những tháng cuối năm. Mức giảm lãi suất này sẽ giúp
công ty thực hiện được những kế hoạch đầu tư phục vụ cho sản xuất kinh doanh trong tương lai.
Cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ hiện đại cũng đóng một vai trò quan trọng đối với công ty để có thể tạo ra các sản phẩm mới, chất lượng cao với giá
thành tương đối thấp, đảm bảo ổn định về chất lượng, công suất trong quá trình sản xuất lâu dài. Hiện nay, công ty đang sở hữu hệ thống máy móc sản xuất đồng
bộ với số lượng dây chuyền, băng tải chuyển, hệ thống kho chứa tương đối hiện đại và có công suất cao. Trong tương lai, công ty sẽ có kế hoạch đổi mới máy
móc, thiết bị khi có điều kiện để có thể không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng và mang lại nguồn lợi nhuận lớn hơn.
4.3.1.3 Nguồn nguyên liệu
Nguồn nguyên liệu là một yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất,
kinh doanh của công ty. Tuy nhiên, để có thể đảm bảo nguồn nguyên liệu luôn ổn định là rất khó khăn do sản lượng lúa thu hoạch được chịu tác động của rất nhiều
yếu tố như: thời tiết, phân bón, dịch hại,… Công ty hiện nay vẫn chưa có vùng
nguyên liệu cho riêng mình mà chủ yếu đều thu mua của thương lái hoặc của nông dân sau đó vận chuyển về nhà xưởng. Do nguyên liệu thu mua từ nhiều nguồn khác nhau nên việc kiểm soát chủng loại hay chất lượng trong khâu đầu
vào này là rất khó thực hiện, đây là một điểm bất lợi rất lớn đối với công ty.
Thêm vào đó, theo Nghị định 109/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định
doanh nghiệp phải có vùng nguyên liệu hoặc có liên kết, hợp tác, đặt hàng với
nông dân mới đủ điều kiện kinh doanh, xuất khẩu gạo. Tuy công ty có mối quan
hệ hợp tác đã lâu với nhiều hộ nông dân trồng lúa, nhưng việc xây dựng vùng nguyên liệu cho riêng mình mới là mục tiêu mà công ty quyết tâm đạt được trong tương lai. Có vùng nguyên liệu riêng không chỉ giúp công ty có thể xác định được
sản lượng gạo sản xuất ra, đảm bảo cho các hợp đồng đã ký kết, không bị chậm
hoặc hủy hợp đồng mà còn là nơi có thể tiến hành trồng và nghiên cứu những
giống lúa mới có chất lượng và năng suất cao hơn. Đây sẽ là bước tiến quan trọng
giúp mở rộng quy mô của công ty, quy trình sản xuất khép kín từ khâu đầu vào
đến đầu ra, đảm bảo các hoạt động đều được kiểm soát tốt nhất và nâng cao vị thế
của công ty. Tuy nhiên, để làm được điều này cần phải có một nguồn vốn rất lớn và đầu tư không chỉ về máy móc mà còn cả về con người nên công ty cần phải có
Mặt khác, hiện tại công ty chỉ tập trung xuất khẩu các loại gạo thường mà không có các loại gạo thơm, trong khi đó, tỉnh Sóc Trăng – nơi công ty đặt trụ sở
sản xuất và kinh doanh lại là một khu vực nổi tiếng về các giống lúa thơm ST.
Các giống lúa thơm sản xuất ra các loại gạo thơm (Jasmine, ST5, ST10,…) với
chất lượng cao, phẩm chất tốt và có giá xuất khẩu cao hơn nhiều so với các loại
gạo thường khác. Trong những năm gần đây, các thị trường nhập khẩu gạo của nước ta cũng chuyển sang ưa thích các loại gạo thơm này nhiều hơn và các doanh
nghiệp xuất khẩu cũng sẽ thu được mức lợi nhuận cao hơn khi xuất khẩu các loại
gạo thơm này. Đó là một điểm bất lợi của công ty khi không thể đáp ứng những
hợp đồng xuất khẩu gạo thơm khi nhu cầu trên thị trường thế giới của các loại gạo này đang ngày càng tăng lên. Lý do cho vấn đề này là do công ty không thể tìm kiếm được nguồn nguyên liệu ổn định và đủ cho các hợp đồng xuất khẩu gạo thơm do các loại gạo thơm này không chỉ hút hàng cho thị trường xuất khẩu mà cả thị trường nội địa. Hiện nay, giống lúa thơm tuy được trồng rộng rãi ở địa bàn tỉnh Sóc Trăng nhưng hầu hết đều đã được bao tiêu bởi các công ty lớn khác với
mức giá thu mua rất cao (6.300đ/kg lúa khô đối với lúa ST5 và 7.300đ/kg lúa khô đối với ST20) làm công ty rất khó khăn khi cạnh tranh nguồn nguyên liệu này. Vì vậy, công ty hiện nay đang chú trọng khắc phục điểm yếu này bằng cách liên kết
và tạo mối quan hệ tốt với người nông dân, nâng cao năng lực và sức cạnh tranh
trên thị trường để có thể tìm kiếm được nguồn cung nguyên liệu tốt hơn, đáp ứng
tốt hơn nữa nhu cầu của khách hàng.
4.3.1.4 Chất lượng sản phẩm
Chất lượng sản phẩm là yếu tố quan trọng quyết định uy tín và vị thế của
doanh nghiệp trên thị trường. Những yêu cầu về sản phẩm của người tiêu dùng ngày càng cao nên việc nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng là một việc làm tất yếu của các doanh nghiệp. Đối với công ty TNHH Đại Lợi, trong những năm qua công ty đã không ngừng củng cố, nâng cao
dây chuyền sản xuất, kiểm soát chất lượng sản phẩm để đảm bảo đáp ứng tốt nhất
nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, do nguồn nguyên liệu của công ty chưa được
quy hoạch mà chủ yếu thu mua từ nhiều kênh khác nhau nên sản phẩm của công
ty vẫn chưa đồng nhất về chất lượng. Để có thể khắc phục được điểm bất lợi này, ngoài việc lên kế hoạch xây dựng vùng nguyên liệu trong tương lai, công ty còn cố gắng tìm kiếm và thu mua lúa nguyên liệu từ các hộ nông dân trồng các giống
lúa chất lượng cao và đã được xác nhận, hạn chế thu mua từ những kênh không rõ nguồn gốc hoặc kém chất lượng. Bên cạnh đó, các khâu trong quá trình sản xuất,
đóng gói đều phải được kiểm tra chặt chẽ, đảm bảo thực hiện đúng nguyên tắc,
trình tự để cho ra được những sản phẩm đạt tiêu chuẩn.
Ngoài ra, khi chất lượng được nâng cao, sản phẩm của công ty còn có cơ hội
tiếp cận với những thị trường lớn hơn như: Nhật, Hàn Quốc,… Đây là những thị trường đòi hỏi yêu cầu về chất lượng rất khắc khe và nhiều rào cản kỹ thuật, tuy
nhiên xuất khẩu sản phẩm sang những thị trường này sẽ giúp nâng cao vị thế của
công ty và mang lại nguồn lợi nhuận lớn hơn. Để thực hiện được điều này, công ty cần có biện pháp xây dựng một quy trình khép kín từ khâu quy hoạch vùng nguyên liệu, lựa chọn giống lúa đến xay xát chế biến, bảo quản và có kế hoạch
xây dựng thương hiệu cho gạo xuất khẩutrong tương lai.
4.3.2 Các nhân tố bên ngoài công ty
4.3.2.1 Chính sách của Nhà nước
Từ trước đến nay, nông nghiệp vẫn luôn đóng một vai trò quan trọng trong
nền kinh tế nước ta, vì vậy, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm và đầu tư phát triển
lĩnh vực này, đặc biệt là ngành lúa gạo. Đã có nhiều quy định, chính sách của Nhà
nước được đề ra nhằm hỗ trợ nông dân trong canh tác và sản xuất, những quy định, chính sách này không chỉ ảnh hưởng đến người nông dân trồng lúa mà còn
tác động đến các doanh nghiệp kinh doanh, xuất khẩu lúa gạo nói chung.
Năm 2012, Chính phủ thực hiện chương trình hỗ trợ giống lúa cho nông dân
nhằm khuyến khích người nông dân trồng lúa chất lượng theo định hướng của Nhà nước. Thêm vào đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phê duyệt
và triển khai thực hiện 8 đề tài cấp Bộ về chọn tạo lúa thuần và lúa lai với kinh
phí gần 30 tỷ đồng. Mục tiêu là chọn tạo ra các giống lúa có năng suất cao, chất lượng tốt, có khả năng chống chịu với sâu bệnh và điều kiện thời tiết. Những
chính sách nói trên không chỉ giúp người nông dân nâng cao năng suất, chất lượng lúa, tìm kiếm giống lúa có phẩm chất tốt và mang về lợi ích kinh tế cao hơn
mà còn giúp cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo đa dạng hóa sản phẩm xuất
khẩu của mình, có được những loại gạo chất lượng tốt hơn nhằm đáp ứng nhu cầu
ngày càng cao của người tiêu dùng.
Ngoài ra, trong những năm qua, tỉnh Sóc Trăng cũng đã đề xuất và thực hiện
nhiều dự án, chính sách nhằm hỗ trợ phát triển ngành lúa gạo địa phương, trong
số đó đặc biệt có chính sách mở rộng diện tích trồng các giống lúa thơm chất lượng cao thông qua mô hình cánh đồng mẫu lớn. Mô hình này đã được nhân
rộng ở địa bàn 52 xã, thuộc 9 huyện, thành phố của tỉnh Sóc Trăng với 107 mô
hình cánh đồng mẫu. Lợi ích mà mô hình mang lại là rất lớn khi người nông dân
sát và kiểm tra dịch hại theo một lịch trình khoa học nên năng suất lúa trên cánh
đồng mẫu luôn cao hơn các khu vực khác. Hơn thế nữa, nông dân còn có thể tiết
kiệm được chi phí lúa giống, bơm tát nước,… do đượcNhà nước hỗ trợ. Hiện tại,
các giống lúa được trồng trong mô hình đều là những giống lúa đặc sản và cao sản như: ST5, ST20, RVT, OM480,… Với mô hình này, diện tích và sản lượng
của các giống lúa thơm sẽ ngày càng được mở rộng và sẽ góp phần giải quyết vấn đề thiếu hụt nguồn hàng này của các doanh nghiệp xuất khẩu khi nhu cầu tiêu thụ
các loại gạo thơm ngày càng gia tăng. Tận dụng được nguồn cung gạo chất lượng
cao này sẽ không chỉ giúp công ty đa dạng được sản phẩm, mở rộng được thị trường mà còn giúp gia tăng lợi nhuận do các loại gạo thơm luôn có giá cao hơn
nhiều những loại gạo thường khác.
4.3.2.2 Tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái là một nhân tố quan trọng trong hoạt động xuất nhập khẩu.
Nó không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận thu về của các doanh nghiệp mà còn tác động đến cán cân thương mại của quốc gia và là một công cụ giúp Nhà
nước điều hành chính sách xuất nhập khẩu. Khi tỷ giá tăng sẽ khuyến khích các
doanh nghiệp xuất khẩu nhưng sẽ gây hạn chế cho các doanh nghiệp nhập khẩu
do giá vốn hàng nhập khẩu tăng lên dẫn đến tăng giá bán. Đối với công ty Đại
Lợi, các giao dịch của công ty chủ yếu dùng USD làm đồng tiền thanh toán nên sự thay đổi tỷ giá VND/USD luôn được công ty theo sát và cập nhật thường
xuyên.
Giai đoạn 2010 – 2012 tỷ giá VND/USD có sự biến động liên tục nhưng nhờ
có sự điều chỉnh của Ngân hàng Nhà nước nên mức tỷ giá vẫn được kiềm giữ ổn định. Nhìn chung, tỷ giá ở giai đoạn này có xu hướng tăng đã khuyến khích hoạt động xuất khẩu của công ty. Sang những tháng đầu năm 2013, tỷ giá vẫn được
duy trì ổn định nhưng đến tháng 6/2013, Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh tăng