Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2010 – 6/2013

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình xuất khẩu gạo của công ty trách nhiệm hữu hạn đại lợi (Trang 29)

ĐOẠN 2010 – 6/2013

Lĩnh vực kinh doanh chính của công ty là kinh doanh xuất khẩu gạo, vì vậy

nó có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của công ty. Trong giai đoạn

2010 – 6/2013, tình hình xuất khẩu gạo nước ta có nhiều biến động dẫn đến kết

quả hoạt động kinh doanh của công ty Đại Lợi cũng có nhiều thay đổi qua các năm.

Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Đại Lợi giai đoạn 2010 – 2012

Đơn vị tính: ngàn đồng

Nguồn: Phòng Kế toán

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Chênh lệch

2010/2011 Chênh lệch 2011/2012

Số lượng % Số lượng %

Doanh thu bán hàng và cung

cấp dịch vụ 83.451.673 158.702.453 140.349.622 75.250.780 90,17 (18.352.831) (11,56)

Doanh thu thuần 83.451.673 158.702.453 140.349.622 75.250.780 90,17 (18.352.831) (11,56)

Giá vốn hàng bán 76.623.125 148.625.349 133.716.627 72.002.224 93,97 (14.908.722) (10,03)

Lợi nhuận gộp 6.828.548 10.077.104 6.632.995 3.248.556 47,57 (3.444.109) (34,18)

Doanh thu hoạt động tài chính 38.847 35.025 27.258 (3.822) (9,84) (7.767) (22,18)

Chí phí tài chính 53.632 58.182 49.725 4.550 8,48 (8.457) (14,54)

Chi phí bán hàng 3.106.144 3.870.382 3.132.041 764.238 24,60 (738.341) (19,08)

Chi phí quản lý doanh nghiệp 1.473.813 2.167.356 2.201.353 693.543 47,06 33.997 1,57

Lợi nhuận từ hoạt động kinh

doanh 2.233.806 4.016.209 1.277.134 1.782.403 79,79 (2.739.075) (68,20)

Thu nhập khác 16.836 18.045 19.574 1.209 7,18 1.529 8,47

Chi phí khác 6.870 5.158 6.029 (1.712) (24,92) 871 16,89

Lợi nhuận khác 9.966 12.887 13.545 2.921 29,31 658 5,11

Bảng 3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Đại Lợi trong6 tháng đầu năm 2012 - 2013 Đơn vị tính: ngàn đồng Nguồn: Phòng Kế toán Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 Chênh lệch Số lượng %

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 75.650.825 67.951.384 (7.699.441) (10,18)

Doanh thu thuần 75.650.825 67.951.384 (7.699.441) (10,18)

Giá vốn hàng bán 72.107.682 65.190.438 (6.917.244) (9,59)

Lợi nhuận gộp 3.543.143 2.760.946 (782.197) (22,08)

Doanh thu hoạt động tài chính 10.349 9.832 (517) (5,00)

Chí phí tài chính 21.536 19.675 (1.861) (8,64)

Chi phí bán hàng 1.489.763 1.015.833 (473.930) (31,81)

Chi phí quản lý doanh nghiệp 1.158.191 994.926 (163.265) (14,10)

Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 884.002 740.344 (143.658) (16,25)

Thu nhập khác 7.562 4.721 (2.841) (37,57)

Chi phí khác 3.986 2.954 (1.032) (25,89)

Lợi nhuận khác 3.576 1.767 (1.809) (50,59)

 Về doanh thu

Qua bảng 3.1, ta có thể thấy tình hình doanh thu của công ty trong giai đoạn

2010 – 2012 có nhiều biến động qua các năm. Năm 2010, doanh thu của công ty

là 83.507 triệu đồng và tiếp tục tăng lên 158.756 triệu đồng trong năm 2011, tăng

90,11% so với năm 2010. Đây là năm hoạt động xuất khẩu của công ty diễn ra

mạnh mẽ do sự tăng cao của nhu cầu lương thực trên thế giới từ sau cuộc khủng

hoảng lương thực 2008, thêm vào đó, tình hình thiên tai diễn ra phức tạp và

thường xuyên trên nhiều khu vực trong năm 2011 đã khiến Chính phủ các nước tăng cường nhập khẩu lương thực. Sự thiếu hụt nguồn cung trong năm này do Thái Lan – quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới chịu nhiều thiệt hại do lũ lụt

và hạn hán dẫn đến sản lượng xuất khẩu sụt giảm cũng tạo ra nhiều cơ hội cho

các doanh nghiệp nước ta có thêm những hợp đồng mới từ các đối tác nhập khẩu

của Thái Lan. Trước tình hình đó, sản lượng xuất khẩu của công ty tăng cao trong năm 2011 kéo theo sự tăng lên của doanh thu do xuất khẩu gạo là lĩnh vực kinh doanh chính và đóng góp phần lớn doanh thu cho công ty. Hơn nữa, nguồn cung

hạn chế đã làm giá xuất khẩu gạo tăng cao so với năm 2010 cũng làm doanh thu

tăng hơn 75.249 triệu đồng so với năm 2010. Phần thu nhập khác tăng 7,18% có được từ tiền bán phụ phẩm (trấu) và thanh lý tài sản cũng là một nguyên nhân khiến doanh thu tăng lên trong năm này.

Năm 2012, doanh thu của công ty giảm xuống mức 140.396 triệu đồng,

giảm 11,56% so với năm 2011, đây là năm công ty gặp nhiều khó khăn trong hoạt động xuất khẩu của mình. Tuy trong năm này, xuất khẩu gạo của Thái Lan vẫn

gặp nhiều bất lợi do giá xuất khẩu quá cao so với các quốc gia khác nhưng đây là

năm đánh dấu sự trở lại thị trường của Ấn Độ - một đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ

với lượng gạo dự trữ dồi dào, thêm vào đó là sự nổi lên của các quốc gia xuất

khẩu gạo giá rẻ như: Pakistan, Myanmar,… đã làm mức độ cạnh tranh trên thị trường thế giới tăng cao. Vì những lý do trên, số lượng hợp đồng ký kết trong năm 2012 của công ty giảm đáng kể kéo theo sự sụt giảm của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, giá gạo sụt giảm do cạnh tranh gay gắt cũng làm khoản

doanh thu này giảm nhiều hơn. Hơn nữa, doanh thu từ hoạt động tài chính trong

năm 2012 cũng giảm 22,18% do lãi suất huy động trong năm này giảm xuống làm cho tiền lãi gửi ngân hàng không tăng so với năm 2010. Vì vậy, mặc dù thu nhập khác có tăng lên 8,47% nhưng cũng không đủ giúp doanh thu trong năm này khả quan hơn do tỷ trọng của phần thu nhập này là rất nhỏ.

Trong 6 tháng đầu năm 2013, doanh thu của công ty là 67.966 triệu đồng. So với mức doanh thu 75.669 của 6 tháng đầu năm 2012 thì đầu năm nay, doanh thu

đã giảm 10,18%. Tình hình thị trường xuất khẩu gạo trong khoảng thời gian này

được đánh giá là ngày càng khó khăn hơn, trong khi nguồn cung trên thế giới đang dồi dào do sự tăng cường xuất khẩu trở lại của Thái Lan cùng những vụ mùa bội thu ở Ấn Độ thì nhu cầu nhập khẩu lại giảm đáng kể do các quốc gia nhập

khẩu gạo hàng đầu như: Philippines, Indonesia,… đều thực hiện chính sách hạn

chế nhập khẩu để tiến tới tự cung, tự cấp lương thực. Với tình hình cạnh tranh đó,

các quốc gia đều hạ giá xuất khẩu để có thể tìm kiếm được hợp đồng khiến mức

giá xuất khẩu gạo trong thời gian này liên tục giảm xuống, ảnh hưởng lớn đến

doanh thu của các doanh nghiệp. Với công ty Đại Lợi, Philippines và Indonesia là 2 thị trường truyền thống chủ lực của công ty nên sự sụt giảm sản lượng nhập

khẩu của những thị trường này đã khiến doanh thu của công ty xuống thấp hơn so

với cùng kỳ năm ngoái. Thêm vào đó, doanh thu từ hoạt động tài chính và thu nhập khác của công ty cũng giảm xuống (tương ứng 5,00% và 37,57%) đã kéo tình hình doanh thu của công ty xuống thấp.

 Về chi phí

Tổng chi phí năm 2011 là 154.726 triệu đồng, tăng thêm 90,40% so với mức

chi phí 81.264 triệu đồng của năm 2010. Tổng chi phí tăng lên do sự gia tăng

trong các khoản mục giá vốn hàng bán, chi phí tài chính, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Trong đó, giá vốn hàng bán đạt 148.625 triệu đồng, tăng 93,97% so với năm 2010, mức tăng này là có thể lý giải do hoạt động xuất

khẩu tăng mạnh nên công ty đã phải bỏ ra một khoản chi phí lớn trong việc thu

mua nguyên liệu và sản xuất để đáp ứng những hợp đồng xuất khẩu trong thời gian này. Đó cũng là nguyên nhân của sự gia tăng chi phí bán hàng của công ty để

phục vụ việc gặp gỡ, đàm phán và ký kết hợp đồng với các đối tác. Ngoài ra, thời

gian này, công ty còn hỗ trợ một phần phụ cấp để khuyến khích tinh thần làm việc của nhân viên và thuê thêm một số lượng nhân công phục vụ cho việc sản

xuất ở phân xưỏng. Sự tăng lên của số lượng hợp đồng đã làm khối lượng giao

dịch và hoạt động sản xuất của công ty cũng được đẩy mạnh nên việc phụ cấp cho

nhân viên và thuê thêm nhân công là cần thiết để có thể đáp ứng được tình hình

và đảm bảo việc sản xuất cùng giao hàng đúng thời hạn. Chí phí tài chính năm

2011 cũng tăng 8,48% do công ty tiến hành vay vốn phục vụ sản xuất và đổi mới

trang thiết bị máy móc, hơn nữa lãi suất cho vay tăng cao cũng làm khoản mục này tăng lên.

Năm 2012, tình hình chi phí của côngty đã giảm xuống mức 139.106 triệu đồng, giảm 10,10% so với năm 2011. Tuy chi phí đã giảm xuống trong năm này

quan, lượng hợp đồng ký kết không lớn nên tình hình sản xuất cũng giảm sút làm cho khoản mục chi phí cũng không lớn hơn so với năm 2011. Các khoản chi phí

giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng lần lượt giảm xuống 10,03%, 19,08%, chi phí tài chính cũng giảm 14,54% do lãi suất cho vay năm 2012 đã được Nhà nước điều

chỉnh giảm. Chi phí quản lý doanh nghiệp vẫn ổn định và không thay đổi nhiều so

với năm trước đó.

Sang những tháng đầu năm 2013, tổng chi phí tiếp tục giảm xuống so với

cùng kỳ năm ngoái 10,11%, ở mức 67.224 triệu đồng. Khoảng thời gian này công ty vẫn gặp nhiều khó khăn, lượng hợp đồng giao dịch không nhiều nên các khoản

chi phí chi ra cũng thấp hơn. Cụ thể, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp lần lượt giảm 9,59%, 31,81% và 14,10%. Ngoài ra, lãi suất cho vay tiếp tục giảm xuống đã tác động làm chi phí tài chính của công ty

giảm 8,64% so với cùng kỳ năm ngoái.

 Về lợi nhuận

Đơn vị tính: triệu đồng

Nguồn: Phòng Kế toán

Hình 3.3 Lợi nhuận trước thuế của công ty TNHH Đại Lợi giai đoạn 2010 - 6/2013

Lợi nhuận trước thuế của công ty năm 2010 là 2.244 triệu đồng, sang năm

2011 đã tăng lên 79,55%, đạt 4.029 triệu đồng. Đây là kết quả đạt được do tình

2.244 4.029 1.291 888 742 0 500 1.000 1.500 2.000 2.500 3.000 3.500 4.000 4.500 2010 2011 2012 6T/2012 6T/2013

hình kinh doanh khả quan của công ty trong năm này, nhu cầu tiêu thụ tăng cao

trong khi nguồn cung gạo trên thế giới sụt giảm đã tạo cơ hội cho các doanh

nghiệp xuất khẩu gạo nói chung và công ty nói riêng tìm kiếm được nhiều hợp đồng với số lượng lớn và thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh tăng trưởng

mạnh. Sự chênh lệch cung cầu cũng làm giá xuất khẩu tăng cao hơn so với năm

2010 góp phần làm lợi nhuận thu về tăng lên. Tuy chi phí năm 2011 có cao hơn

so với năm 2010 nhưng mức tăng này là hợp lý để đáp ứng nhu cầu sản xuất của

công ty nên không ảnh hưởng nhiều đến lợi nhuận trong năm này. Năm 2012, tình hình xuất khẩu trở nên khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường nên đã làm lợi nhuận trước thuế của công ty giảm 67,96%, đạt mức 1.291 triệu đồng.

Doanh thu thu về không lớn nên tuy chi phí có giảm nhưng lợi nhuận thu được

cũng bị sụt giảm so với năm trước đó. Trong những tháng đầu năm 2013, cạnh

tranh trên thị trường thế giới trở nên quyết liệt hơn làm giá xuất khẩu giảm xuống

ngày một thấp. Số lượng hợp đồng ký kết được không lớn đã làm tình hình sản

xuất kinh doanh của công ty bị thu hẹp, lợi nhuận trước thuế đạt 742 triệu đồng,

giảm 16,44% so với cùng kỳ năm ngoái.

Hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2010 – 6/2013 có nhiều biến động nhưng nhìn chung lợi nhuận đang có xu hướng giảm xuống. Công ty cần có

những kế hoạch, những bước đi thận trọng hơn để có thể giữ vững hoạt động sản

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU GẠO

CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN ĐẠI LỢI GIAI ĐOẠN 2010 – 6/2013

4.1 HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM

GIAI ĐOẠN 2010 – 6/2013

4.1.1 Về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu

Giai đoạn 2010 – 2012 là một giai đoạn đầy biến động của kinh tế toàn cầu

và kinh tế nước ta cũng chịu nhiều ảnh hưởng bởi sự biến động đó. Trong giai đoạn này, Nhà nước và các doanh nghiệp phải đối mặt với rất nhiều khó khăn như: tăng trưởng kinh tế thấp, nhu cầu tiêu dùng giảm, lạm phát tăng cao,… cùng với những khó khăn do biến đổi khí hậu làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến các

ngành sản xuất. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian khó khăn này, nền kinh tế nước ta vẫn tồn tại nhiều tín hiệu khả quan trong đó có lĩnh vực xuất khẩu hàng hóa. Kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2010 - 2012 đều tăng qua các năm và năm 2012 đạt 114,21 tỷ USD, tăng 18,32%. Xuất khẩu gạo cũng tăng cả về sản lượng

lẫn kim ngạch xuất khẩu, trong đó sản lượng gạo xuất khẩu tăng nhanh còn kim ngạch xuất khẩu lại tăng chậm hơn qua các năm.

Bảng 4.1: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo Việt Nam giai đoạn 2010 - 2012

Nguồn: Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA)

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 2010/2011 Chênh lệch 2011/2012 +/- % +/- % 1. Sản lượng (ngàn tấn) 6.754 7.105 8.016 351 5,20 911 12,82 2. Kim ngạch (triệu USD) 3.248 3.661 3.673 413 12,72 12 0,33

Những kết quả khả quan trên có thể đạt được do một phần nguyên nhân từ

cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu năm 2008 và những ảnh hưởng của nó kéo dài trong giai đoạn 2010 – 2012. Biến đổi khí hậu toàn cầu dẫn đến những thiên tai và dịch bệnh gây thiệt hại nghiêm trọng cho các ngành sản xuất đặc biệt là sản

xuất lương thực dẫn đến việc thiếu hụt nguồn lương thực trên toàn cầu. Đặc biệt, các đợt hạn hán kéo dài ở Trung Quốc năm 2011 – 2012 và những cuộc biểu tình do tăng giá lương thực ở Philippines, Indonesia năm 2008 – những đối tác nhập

khẩu gạo lớn của Việt Nam đã đẩy sản lượng xuất khẩu gạo của nước ta tăng cao. Trong khi đó, các quốc gia xuất khẩu gạo lớn trên thế giới cũng phải đối mặt với

những bất lợi từ thời tiết như: hạn hán ở Ấn Độ năm 2012, lũ lụt ở Thái Lan năm 2010,… đã làm cho nguồn cung xuất khẩu của họ không đủ đáp ứng thị trường.

Chính những nguyên nhân trên đã góp phần làm tăng sản lượng và kim ngạch

xuất khẩu gạo trong giai đoạn 2010 – 2012. Tuy nhiên, ở mỗi năm vẫn tồn tại

những yếu tố khác làm ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu gạo của nước ta. Cụ

thể như sau:

Năm 2010 là một năm lạc quan cho ngành xuất khẩu gạo trong nước khi

những biến động về khí hậu ảnh hưởng đến sản lượng lương thực của nhiều nước,

nhu cầu lương thực tăng cao nên sản lượng xuất khẩu gạo của nước ta đạt mức

6,754 triệu tấn. Giá xuất khẩu gạo cũng tăng từ trung bình 400 USD/tấn (năm

2009) lên 430 USD/tấn (năm 2010), nâng kim ngạch xuất khẩu gạo năm 2010 lên 3.248 triệu USD.

Năm 2011, xuất khẩu gạo tiếp tục đạt được những kết quả tốt khi sản lượng

xuất khẩu ở mức 7,105 triệu tấn và thu về 3.661 triệu USD, tăng 5,20% về lượng

và 12,72% về giá trị. Kết quả này chịu sự ảnh hưởng rất lớn từ những thay đổi

trong chính sách lúa gạo của Thái Lan – quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế

giới. Từ tháng 8/2011, Thái Lan áp dụng chính sách trợ giá lúa gạo cho nông dân

với mức giá thu mua cao hơn đến 50% so với giá thị trường nội địa, chính sách này được thực hiện để cải thiện đời sống của người nông dân nhưng nó cũng tác động đẩy giá gạo xuất khẩu của nước này lên cao hơn rất nhiều so với những

quốc gia xuất khẩu gạo khác. Vì vậy, các đối tác nhập khẩu gạo của Thái Lan đã chuyển hướng sang nhập khẩu gạo của những quốc gia khác, trong đó có Việt

Nam. Thêm vào đó, Thái Lan còn bị thiệt hại nghiêm trọng do lũ lụt kéo dài vào cuối năm 2011 bắt buộc Chính phủ nước này phải giảm xuất khẩu và tăng cường

thu mua lúa gạo dự trữ để đảm bảo an ninh lương thực trong nước. Cũng chính trong năm này, thị trường xuất khẩu gạo đã được mở rộng sang những quốc gia

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình xuất khẩu gạo của công ty trách nhiệm hữu hạn đại lợi (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)