Để nâng cao khả năng cạnh tranh và đẩy mạnh hiệu quả hoạt động kinh
doanh xuất khẩu gạo, việc phân tích những mặt hạn chế của công ty là một việc
làm tất yếu và cần được tiến hành thường xuyên. Công việc phân tích này không chỉ giúp công ty tìm ra được những hạn chế, bất cập tồn tại trong quá trình sản
xuất, kinh doanh mà còn giúp chỉ ra những giải pháp tốt nhất để giải quyết vấn đề, từ đó hoàn thiện hoạt động và góp phần đưa công ty phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai.
Công ty Đại Lợi trong quá trình sản xuất, kinh doanh xuất khẩu gạo của
mình vẫn còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế. Sau đây là một số vấn đề còn tồn
tại của công ty:
Nguồn nguyên liệu của công ty hiện nay được thu mua trực tiếp từ các hộ
nông dân hoặc từ thương lái nên công ty không thể chủ động trong việc đảm bảo
nguồn nguyên liệu cho sản xuất. Thêm vào đó, Bộ Công thương và Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn đã đề xuất bổ sung quy định các doanh nghiệp
xuất khẩu gạo phải có vùng nguyên liệu hoặc hợp tác, đặt hàng, liên kết với người
sản xuất lúa được làm đầu mối xuất khẩu gạo vào Nghị định 109/2010/NĐ-CP về
kinh doanh xuất khẩu gạo. Quy định mới này không chỉ hỗ trợ người nông dân có đầu ra ổn định, nâng cao đời sống mà còn giúp các doanh nghiệp xuất khẩu gạo
nói chung kiểm soát được nguồn nguyên liệu của mình, đảm bảo chất lượng đồng đều để sản xuất ra những sản phẩm tốt hơn. Vì vậy, việc vẫn chưa có vùng
nguyên liệu cho riêng mình không chỉ làm công ty trở nên bất lợi hơn so với các đối thủ cạnh tranh khác mà còn gây khó khăn cho việc phát triển và mở rộng sau
này của công ty.
Việc thu mua nguyên liệu từ nhiều nguồn khác nhau sẽ làm cho công ty khó kiểm soát chất lượng đầu vào. Trong khi đó, khâu đầu vào là rất quan trọng để đảm bảo sản phẩm đầu ra luôn đạt tiêu chuẩn và hạn chế thấp nhất tiêu hao do sản phẩm lỗi hoặc kém chất lượng. Mặt khác, tập quán sản xuất của người nông
dân hiện nay vẫn quen thuộc với việc trồng nhiều giống lúa khác nhau trong một
sẽ gây khó khăn cho các doanh nghiệp khi thu mua để phân loại và sàng lọc nên gạo sản xuất ra đều không có chủng loại rõ ràng. Việc trộn lẫn này còn có thể làm hạ phẩm chất gạo và không thể giúp xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam trên thị trường thế giới.
Tình hình thời tiết nhiều thay đổi do hiện tượng nóng lên toàn cầu có thể
làm ảnh hưởng đến sản xuất lúa của người nông dân, làm giảm năng suất hoặc
nghiêm trọng hơn có thể gây mất mùa, từ đó làm thiếu hụt nguồn nguyên liệu và
đẩy giá lúa lên cao. Các tác động kinh tế trong nước như lạm phát hay những thay đổi chính sách của các quốc gia xuất nhập gạo cũng có thể tác động làm tăng giá
nguyên liệu đầu vào, gây khó khăn cho sản xuất của công ty.
Chất lượng gạo xuất khẩu của công ty vẫn còn thấp và chưa đồng bộ. Nguyên nhân chủ yếu do công ty vẫn chưa thể kiểm soát nguồn nguyên liệu đầu
vào, lúa nguyên liệu vẫn được thu mua từ nhiều nguồn và gồm nhiều chủng loại
khác nhau. Chất lượng chưa được đảm bảo sẽ làm sức cạnh tranh của sản phẩm
không cao và không thể hướng tới những thị trường khó tính hơn mà chỉ tập trung ở những thị trường nhỏ với lợi nhuận thấp.
Trong những năm gần đây, người tiêu dùng ở nhiều quốc gia đang chuyển sang ưa chuộng các loại gạo thơm chất lượng cao, tuy nhiên, hiện nay công ty lại
không xuất khẩu mặt hàng này. Đây là một thiếu sót rất lớn không chỉ vì những
hợp đồng xuất khẩu gạo thơm ngày càng nhều hơn mà còn bởi vì các loại gạo thơm có giá xuất khẩu cao hơn nhiều những loại gạo thường khác, mang lại lợi
ích kinh tế lớn hơn. Xuất khẩu các sản phẩm gạo thơm còn có thể giúp nâng cao
vị thế cho công ty và góp phần xây dựng thương hiệu gạo xuất khẩu của Việt
Nam.
Hiện nay, nguồn nhân lực chất lượng cao vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ (38,77%)
trong cơ cấu nhân sự của công ty. Đây sẽ là một bất lợi lớn do đây là lực lượng lao động đảm nhiệm những công tác quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến quá trình kinh doanh và sản xuất của công ty. Ngoài ra, đội ngũ nhân viên của công ty vẫn
còn thiếu, không thể đảm bảo đủ số lượng nhân viên làm việc khi khối lượng
công việc quá lớn nên công ty buộc phải thuê thêm lao động theo mùa vụ. Việc
thiếu hụt lao động còn gây khó khăn cho công ty trong tương lai khi muốn mở
rộng quy mô.
Thị trường xuất khẩu của công ty vẫn còn hạn chế, chủ yếu là các quốc
gia Châu Á và Châu Phi, trong khi đó các thị trường khó tính hơn như: Châu Âu,
Mỹ, Nhật,… sản phẩm của công ty vẫn chưa thâm nhập được. Ngoài ra, yêu cầu
chuyển sang tiêu dùng những loại gạo chất lượng cao hơn, đặc biệt là các loại gạo thơm. Điều này sẽ có ảnh hưởng rất lớn do những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu
của công ty vẫn là những loại gạo cấp thấp. Mặt khác, chính sách hạn chế nhập
khẩu gạo ở 2 thị trường chủ lực Philippines và Indonesia sẽ gây sụt giảm sản lượng xuất khẩu và doanh thu của công ty trong thời gian tới.
Quy mô sản xuất của công ty vẫn còn hạn chế, khối lượng hợp đồng có
thể đáp ứng vẫn chưa lớn nên khó có thể cạnh tranh với những công ty lớn và nhiều kinh nghiệm trong nước. Những đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ này sẽ chiếm ưu thế trong việc cạnh tranh nguồn nguyên liệu, hợp đồng xuất khẩu,… so với
công ty. Không chỉ vậy, đặc điểm của hoạt động xuất khẩu đã bắt buộc công ty
không chỉ phải cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước mà còn với cả những
doanh nghiệp nước ngoài. Chính vì vậy, sự cạnh tranh trên thị trường là rất gay
gắt và khốc liệt.