J. Priestley (1733-1804) –nhà hóa học triết học người Anh, một trong những người sáng lập lên các
3.2.3. Luyện kim bột
Làm thế nào để điều chế kim loại theo dạng mong muốn mà không làm nó nóng chảy?
Thực hành sơ chế bột kim loại và bột sắt đã được thực hiện từ thời cổ đại. Bột vàng được ứng dụng trong mục đích trang trí vào 4 – 3 nghìn năm trước công nguyên. Bột của các kim loại quí hiếm đã được tìm thấy trong các ngôi mộ ở các kim tự tháp Ai cập và trong các đài tưởng niệm của người da đỏ.
Người ta cho rằng các công cụ bằng sắt được tìm thấy khi khai quật ở Ai cập và Babylon đã được chế tạo mà không dùng phương pháp đúc.Các cột sắt cách đây 2000 năm ở Ấn độ được làm từ sự thiêu kết và rèn từ sắt bột khai thác từ các mỏ quặng giàu có của nước này.Phương pháp tương tự để chế tạo các sản phẩm thép
đã xuất hiện ở Kiev.Công nghệ của thiêu kết và rèn sản phẩm sắt cho phép loại bỏ những khó khăn khi đúc sắt bởi vì khi đúc sắt nóng chảy ở nhiệt độ cao hơn so với đồng và đồng thau.Sau đó khi luyện gang và thép từ sự thiêu kết bột sắt đã bị lãng quên trong thời gian dài.
Người đặt nền móng cho luyện kim bột hiện đại – một lĩnh vực của khoa học và công nghệ liên quan tới sự điều chế sản phẩm kim loại mà ko làm nóng chảy các thành phần chính đó là kĩ sư,nhà luyện kim người Nga Petr Grigorievich Cobolevcki (1782-1841).Vào năm 1826 ông đã thực hiện phương pháp làm sạch bạch kim xốp và chuyển nó thành kim loại dễ rèn.Để làm được điều này người ta đã thử bạch kim xốp dưới tác dụng của nhiệt độ và áp suất cao.Từ năm 1828 người ta đã dùng cách điều chế bạch kim theo phương pháp của Cobolevcki để làm tiền xu,huân huy chương và chế tạo các bình hóa học.Đến năm 1834 sản xuất bạch kim đạt sản lượng 15-20 kg 1 ngày.
Sau đó khoảng 10 năm phương pháp nóng chảy bạch kim sạch đã được ra đời và công nghệ bột xử lý kim loại 1 lần nữa lại bị bỏ.Các phương pháp luyện kim bột lại được chú ý đến vào đầu thế kỷ XX khi mà xuất hiện yêu cầu trong sản xuất dây chịu nhiệt cho bóng điện từ vonfram.Volfram nóng chảy không được dùng cho mục đích này bởi vì do có lẫn hỗn hợp các oxit làm cho sản phẩm trở nên giòn.Vào năm 1912 – 1914 ở Mỹ người ta đã tiến hành công nghệ nén bột molibden và volfram và tiếp theo là thiêu kết chúng trong khí quyển của hidro.Ở nước Nga công nghệ gốm kim sản xuất các kim loại này và các kim loại khác nữa như Ta , Nb được bắt đầu từ năm 1922
Luyện kim bột hiện đại được phát triển theo 2 hướng.Hướng thứ nhất là tạo các kim loại và sản phẩm với cấu tạo,tính chất mà phương pháp đúc không thể làm được.Luyện kim bột cho phép điều chế sản phẩm với các tính chất có một không hai, ví dụ như bộ lọc hay là ổ trục nhiều lỗ.Khi trộn bột của các thành phần cần thiết có thể điều chế các vật liệu khác nhau;có thể cấu tạo từ kim loại và oxit,kim loại và polime ...vv.Hướng thứ hai đó là tạo các vật liệu và sản phẩm với các tính
chất thông thường nhưng tiết kiệm hơn so với việc sử dụng công nghệ luyện.Khi sử dụng luyện kim bột có thể điều chể hình dạng cần thiết chỉ trong 1 giai đoạn. Câu hỏi
1. Hãy so sánh các lĩnh vực ứng dụng công nghệ đúc và công nghệ bột trong luyện kim.
2. Liệu luyện kim bột có thể thay thế luyện kim đúc?