2. Tại sao một vài những hợp chất sunfua ít tan có thể tan trong dung dịch axit hay trong dung dịch amoni sunfua?
6.3.1. Lý thuyết điện hóa
Sử dụng phương pháp định lượng trong điện hóa có thể dựa trên cơ sở nào?
Từ đầu thế kỷ XIX các nhà nghiên cứu đã bắt đầu tích cực ứng dụng dòng điện để phân hủy các chất khác nhau.Đặc biệt thành công theo hướng này được thực hiện bởi Devi,người nhờ sử dụng phép điện phân , đã tách được dạng kim loại kiềm và kim loại kiềm thổ.
Năm 1807 Devi đã đề xuất lý thuyết điện hóa đầu tiên , nó giải thích ái lực hóa học khác thường bởi tương tác điện.Vào thời điểm đó,nó đóng một vai trò tích cực: Thứ nhất, lý thuyết này đã kích thích sự nghiên cứu các phản ứng hóa học xảy ra dưới sự tác dụng của dòng điện, thứ hai, chỉ ra sự tương tác sâu giữa hiện tượng vật lý và hiện tượng hóa học.
Năm 1818 J. I. Berzelius trong bài báo có nhan đề "Những nghiên cứu trong miền lý thuyết tỷ lệ hóa học và sự tác động hóa học của điện " đã trình bày lý thuyết điện hóa của mình.Khác với Devi, người cho rằng các nguyên tử của các hợp chất bị nhiễm điện bằng tiếp xúc,thì Berzelius từ giả thiết điện tích đã có sẵn trong nguyên tử trước khi tiếp xúc,do đó có thể dẫn đến sự khác nhau giữa những điện tích âm và điện tích dương của các nguyên tố.Khi coi ô-xi là nguyên tố có điện tích âm nhất, Berzelius đã cho rằng những nguyên tố bằng cách tiếp xúc với nó tạo thành những hợp chất có tính kiềm,mang điện tích dương, còn những nguyên tố kết hợp với nó tạo thành ô-xít axit mang điện tích âm.Sắp xếp các nguyên tố theo điện cực của Berzelius đã thu được thang chia các nguyên tố từ oxi,lưu huỳnh,ni-tơ và phốt pho qua hydro đến Natri , kaki và các kim loại khác. Berzelius cho rằng các nguyên tử kim loại tích điện dương, trong khi các nguyên tử á kim (cả phi kim) – tích điện âm. Bắt đầu dãy với điện tích âm tuyệt đối của Oxi và kết thúc bằng các kim loại kiềm có điện tích dương lớn nhất:
O, S, N, CI, F, P, Se, As, Mo, Cr, W, B, C, Sb, Tl, Ti, Si, O, H, Au, Ir, Pt, Pd, Hg, Ag, Cu, Ni, Co, Bi, Sn, Z r, Pb, Ge, U, Fe, Cd, Zn, Ma, Al, Mg, Ca, Sr, Ba, Na, K.
Trên cơ sở lý thuyết của mình,Berzelius đã phát triển hệ nhị nguyên, nó giả định rằng mỗi hợp chất tạo thành từ hai phần có điện cực khác nhau. Berzelius còn viết thêm rằng axit mang điện tích dương,còn ba-zơ mang điện tích âm.Ông đã dẫn tất cả các phản ứng hóa học đến sự tương tác của các điện tích,những điện tích này là của các nguyên tử hay các hạt phức tạp hơn.Tuy nhiên ở đây xuất hiện một vài mâu thuẫn,bởi vì thường quan sát thấy sự kết hợp của hai nguyên tử mang điện tích âm,như Oxi và lưu huỳnh.Để giải thích cho hiện tượng này,Berztlius giả định rằng mỗi nguyên tử có hai cực mang điện trái dấu và một cực có điện tích lớn hơn.
Berztlius cho rằng khi nung nóng ái lực hóa học sẽ tăng lên, còn trong dung dịch sự tác động của các hạt điện tích sẽ giảm đi nhờ khả năng chuyển động tự do của chúng.Ông giải thích hiện tượng điện phân rằng,khi có dòng điện chạy qua nó sẽ khôi phục tính phân cực của các nguyên tử ,cái mà chúng có trước khi tham gia vào liên kết.
Những khái niệm của Berzelius rất phù hợp cho các hợp chất vô cơ.Tuy nhiên khi áp dụng với chất hữu cơ còn gặp nhiều khó khăn.Ví dụ,chúng mâu thuẫn với khả năng thế các nguyên tử hydro bởi các nguyên tử clo trong hydrocarbon.Sự phát triển của hóa hữu cơ ,trong một thời gian ngắn đã trở thành một trong những hướng đi quan trọng nhất trong hóa học,thực tế chỉ ra rằng khoảng năm 1840 lý thuyết của Berzelius đã bị phủ nhận,điều đó góp phần không nhỏ cho sự ra đời lý thuyết dạng của Gerard và Laurent .
Câu hỏi:
1. So sánh dãy điện hóa của Berzelius với thang chia độ âm điện của các nguyên tố và dãy điện hóa của kim loại.
2. Sự tương đồng giữa các khái niệm của Devi ,berzlius và lý thuyết hiện đại về liên kết hóa học?