Khái niệm về ái lực hóa học

Một phần của tài liệu Lịch sử về hóa học Lịch sử hóa học (Trang 30)

J. Priestley (1733-1804) –nhà hóa học triết học người Anh, một trong những người sáng lập lên các

2.3.1. Khái niệm về ái lực hóa học

Những cơ sở thực nghiệm nào cần thiết cho việc xây dựng định luật cân bằng hóa học?

Vấn đề ái lực hóa học là một trong những vấn đề mà các nhà hóa học từ lâu đã quan tâm.Vào cuối thế kỷ XVIII thấy rằng để trung hòa một lượng axit hay bazơ cần một lượng nhất định bazơ hay axit khác. Khi nghiên cứu sự trung hòa axit bằng bazơ , năm 1791-1802 Nhà hóa học người Đức Jeremias Venyamin Richter (1762-1807) tìm ra định luật đương lượng, và định luật này được mang tên ông. Richter đã sắp xếp dãy khối lượng tương đối của lượng axit , bazơ và muối tạo thành – dãy trung hòa,chúng cho phép xác định thành phần của muối. Trong những dãy này Richter đã thấy được tính quy luật của nó, được biểu hiện bằng ái lực giữa axit và bazơ. ông là người đầu tiên đặt ra thuật ngữ "phép tính tỷ lượng", có nghĩa là định lượng tỷ lệ các chất phản ứng.

Định luật đương lượng là định luật đầu tiên thiết lập tỷ lượng giữa các chất phản ứng và các sản phẩm của phản ứng. Mặc dù lập luận của Richter về tỷ lệ cân bằng hóa học của các axit và bazơ khác nhau còn rất mơ hồ, nhưng các nhà hóa học khác, trong đó có Berthollet, vẫn lấy kết quả nghiên cứu của Richter cho các tính toán thực tế. Bản thân Richter không sử dụng thuật ngữ "đương lượng". Tên này mới được đặt như vậy!

Trong các tài liệu khoa học của Nga về đương lượng hóa học sử dụng các thuật ngữ "đương lượng", "khối lượng đương lượng", "khối lượng liên kết "

Nếu không sử dụng thuyết nguyên tử thì định luật đương lượng không thể giải thích được tại sao những ý tưởng xác lập dãy trung hòa trong thời kì của Richter đã không thể phát triển xa hơn.

Nửa cuối của thế kỉ XVIII và thế kỷ XIX, xuất hiện thuyết ái lực của Berthollet. Ông cho rằng ái lực tương tự như của lực hút Newton; Chúng tác động trong khoảng cách rất nhỏ và phụ thuộc vào áp suất, nhiệt độ và mật độ các chất tương tác. Như vậy, như vậy quá trình phản ứng hóa học chịu tác động bởi khối lượng và các lực vật lý khác nhau (sự bám dính, sự bay hơi, khả năng hòa tan, độ đàn hồi, vv).

Năm 1799,khi nghiên cứu các quá trình sản xuất diêm và sự hình thành xút (Na2CO3) trong các hồ muối của Ai Cập,Berthollet đi đến kết luận rằng chiều của phản ứng hóa học được xác định bởi tính chất của chất tương tác. độ hòa tan của chúng hoặc khả năng bay hơi có thể ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cân bằng , được xác lập bởi kết quả của hai phản ứng diễn ra song song-đồng thời nhưng ngược chiều nhau . Khi lực liên kết lớn hơn khả năng đàn hồi,thì chất sẽ chuyển sang trạng thái rắn và được tách ra, ví dụ, ở dạng kết tủa. Trong trường hợp ngược lại khí được sinh ra. Trạng thái lỏng được đặc trưng bởi sự cân bằng của cả hai lực. Berthollet khẳng định rằng "Các hợp chất được hình thành do sự tồn tại của lực đối lập, không chỉ phụ thuộc vào ái lực, mà còn phụ thuộc vào tỷ lệ các chất tương tác trong đó. "

Câu hỏi:

1. Thuật ngữ “phép tính tỷ lượng” đã được Richter đưa ra để mô tả tỷ lệ của các nguyên tố hóa học dựa vào quy luật liên kết giữa chúng. Các nhà hóa học cần đo chính xác cụ thể cái gì?

2. So sánh quan niệm của Berthollet về quá trình không thuận nghịch của phản ứng trao đổi với cách diễn đạt mới của quy tắc Berthollet. Có giống nhau hay không?

Một phần của tài liệu Lịch sử về hóa học Lịch sử hóa học (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)