2. Tại sao một vài những hợp chất sunfua ít tan có thể tan trong dung dịch axit hay trong dung dịch amoni sunfua?
6.5.1. Phát hiện ra tính phóng xạ
Nhờ phương pháp nào mà con người có thể phát hiện ra các tia phóng xạ?
Vào thế kỷ XIX phần lớn các nhà hóa học, trong đó có Mendeleev, cho rằng nguyên tố hóa học không thay đổi theo thời gian. Chúng chỉ biến đổi từ dạng tồn tại này sang dạng khác, chuyển từ chất này sang chất khác. Tuy nhiên một số nhà khoa học nghi ngờ trong cách đặt câu hỏi. Butlerov A. M. cho rằng “giả thuyết về tính phức tạp của các nguyên tố mà chúng ta biết không có gì mới mẻ, các nhà giả kim thuật khi cố gắng biến đổi một kim loại này thành kim loại khác, có thể đã theo đuổi mục đích không đơn thuần là sự viển vông như cách họ thường nghĩ”.
Giả thuyết này được khẳng định vào thế kỷ XIX và XX. Năm 1896 nhà vật lý người Pháp Antoine Anri Beckeri (1852 - 1908) đã phát hiện ra rằng, urani và các muối của nó phát ra tia có khả năng xuyên qua giấy đên và làm đen chất nhũ quang ảnh. Sau khi biết phát minh của Beckeri nữ khoa học gia M. Curie cùng với chồng P. Curi bắt đầu nghiên cứu các muối khoáng và quặng của urani, họ phát hiện ra bản chất của các tia không nhìn thấy khi tác dụng lên phim ảnh. Năm 1898 họ phát hiện ra rằng muối của thori cũng phát ra các tia tương tự. Hiện tượng này được
Curie đề xuất gọi tên là tính phóng xạ. Sau khám phá tính tự phóng xạ vào năm 1903, vợ chồng Curie và Beckeri cùng được nhận giải Nobel về vật lý.
Marie Curie (1867 - 1934) – nhà vật lý, hóa học, một
trong những nhà đặt nền tảng cho kiến thức về tính phóng xạ. Người phụ nữ duy nhất trao giải Nobel hai lần. Giải vật lý được trao năm 1903; năm 1911 - giải hóa học nhờ phát hiện và nghiên cứu radi và potoni.
Sau khi đã hiểu bản chất của tính phóng xạ M. Curie và P. Curie đi đến kết luận rằng tính phóng xạ của urani và thori – đó là tính chất nguyên tử của chúng, nghĩa là tia phóng xạ có tính vật chất.
Sau khi nhận ra rằng uranit (một loại quặng urani) từ Sec có tính phóng xạ mạnh hơn bản thân urani, Curie đã đi đến kết luận rằng: trong khoáng chất này có mặt một nguyên tố chưa được biết đến có nhưng tính tính phóng xạ cao. Năm 1898 vợ chồng Curie đã phát hiện thành công không phải một mà là hai nguyên tố, họ gọi tên là radi và poloni. Chỉ trong năm 1902, bằng phương pháp sơ chế thủ công mười một tấn quặng, sau hằng nghìn lần kết tinh, vợ chồng Curie đã tách được một vài miligam radi. Bức xạ của kim loại tìm mới thấy này còn mạnh hơn ba triệu lần so với uranium.
Frederick Soddy (1877-1956) nhà hóa học phóng xạ người Anh. Các công trình chính liên quan tới nghiên cứu tính phóng xạ. Trong năm 1902, cùng E. Rutherford phát triển lý thuyết cơ bản phân rã phóng xạ, và vào năm 1903 xây dựng một luật của biến đổi phóng xạ. Năm 1913 đưa vào khái niệm về đồng vị.
Việc nhanh chóng phát hiện ra một số nguyên tố phóng xạ, đã dẫn đến sự xuất hiện của một môn khoa học mới - Hoá phóng Xạ. Lý thuyết về sự phân rã phóng xạ đã được phát triển vào năm 1902 bởi E. Rutherford cùng với Soddy. Năm 1908,
sau những nghiên cứu trong lĩnh vực phân rã nguyên tố và hóa học của chất phóng xạ Rutherford đã được trao giải Nobel hóa học.
Câu hỏi
1. Tại sao phóng xạ uranium và thorium hợp chất được phát hiện vào cuối thế kỷ XIX, Mặc dù những nguyên tố này đã được biết các nhà hóa học rất lâu trước đó?
2. Tại sao phát hiện ra phóng xạ đã dẫn đến kết luận về tính phân chia của nguyên tử?