Định luật thành phần không đổ

Một phần của tài liệu Lịch sử về hóa học Lịch sử hóa học (Trang 32)

J. Priestley (1733-1804) –nhà hóa học triết học người Anh, một trong những người sáng lập lên các

2.3.2. Định luật thành phần không đổ

Những hợp chất nào phù hợp với nguyên lý của Berthollet về thành phần của các hợp chất này phụ thuộc vào tỷ lệ các chất phản ứng? Những chất nào không tuân theo?

Giả sử rằng các thành phần của các hợp chất phụ thuộc vào các điều kiện điều chế nó ,Berthollet dựa chủ yếu vào nghiên cứu sự kết tinh của muối từ dung dịch đã phát triển lý thuyết về ái lực. Ngược lại,nhà hóa học người Pháp Jean Proust sử dụng các kết quả thực nghiệm của mình khi nghiên cứu các thành phần của các chất tự nhiên và chất tổng hợp.

Trong trang đầu tiên của "Nghiên cứu về đồng" (1799) đã mô tả tính bất biến các thành phần của chất, Proust chỉ ra rằng đồng cacbonat tự nhiên và cacbonat đồng điều chế trong phòng thí nghiệm , có cùng thành phần cấu tạo ,màu sắc, và không thấy có sự khác biệt giữa nước xô-đa tự nhiên và xô-đa tổng hợp; không có sự khác nhau giữa oxit đồng có trong đá tự nhiên, và điều chế nhân tạo.

Proust Joseph Louis ( 1754-1826) – nhà hóa học người Pháp. Phép phân tích là hướng đi chính trong các nghiên cứu của ông.. Các kết quả của các công trình nghiên cứu của ông được dùng để chứng minh cho định luật bảo

toàn thành phần của các hợp chất hóa học, cái mang đến sự nổi tiếng cho ông (1799). Năm 1802, ông tạo ra đường nho và cho thấy còn có một số loại đường khác.

Giữa Berthollet và Proust sau đó đã xảy ra tranh cãi, trong đó họ đều bảo vệ quan điểm của mình. Proust đưa ra dẫn chứng là những kết quảnghiên cứu về sulfua sắt, thiếc và đồng oxit và các hợp chất khác có thành phần trọng lượng không đổi. Ông thấy rằng các nguyên tố tạo nên được hai hoặc nhiều hơn hợp chất, quá trình chuyển đổi từ chất này sang chất khác chất khác là không liên tục mà đứt quãng , giống với quan điểm của Bethollet.

Kết quả của nhiều năm (1801-1808) tranh luận giữa Proust với Berthollet đó là sự thiết lập định luật thành phần không đổi của các hợp chất hóa học, theo đó các hợp chất không phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài (nhiệt độ, áp lực, tỷ lệ chất phản ứng). Ông viết: "Các hợp chất là sản phẩm có đặc quyền, mà thiên nhiên đã ban cho thành phần không đổi ...chúng ta không thấy sự khác biệt giữa sắt oxit ở phía bắc của bán cầu và phía Nam ... Phép phân tích đã xác nhận điều này. "

Hầu hết các nhà hóa học – cùng thời với Berthollet và Proust đều ủng hộ quan điểm của Proust, trong khi ý tưởng của Berthollet bị coi như là một sai lầm. Tuy nhiên, ý tưởng của Berthollet vẫn đúng: trong thế kỷ XX. đã được phát hiện được nhiều hợp chất nonstoichiometric(hợp chất không tuân theo tỷ lệ đương lượng), gọi là berthollides.

Câu hỏi:

1. Proust thấy rằng thiếc tạo thành hai oxit có chứa 20 và 28% ôxy, đồng - cũng hai oxit có chứa 25% và 8% oxy. Hóa học hiện đại gọi công thức của các hợp chất này là gì?

2. khi áp dụng quan điểm của Proust, có thể phân biệt hợp chất và hỗn hợp chất như thế nào?

3. Trái ngược với Berthollides, các hợp chất theo định luật thành phần bất biến,được xây dựng bởi Proust được gọi như thế nào?

Một phần của tài liệu Lịch sử về hóa học Lịch sử hóa học (Trang 32)