Phân tích thể tích

Một phần của tài liệu Lịch sử về hóa học Lịch sử hóa học (Trang 115)

2. Tại sao một vài những hợp chất sunfua ít tan có thể tan trong dung dịch axit hay trong dung dịch amoni sunfua?

5.2.2. Phân tích thể tích

Sự phát triển của công nghiệp thúc đẩy sự phát triển của các phương pháp phân tích mới. Năm 1729 xuất hiện việc mô tả cách trung hòa K2CO3 bằng axit acetic theo lưu lượng. Mặc dù trong trường hợp này khối lượng chất phản ứng đã được so sánh, nhưng phương pháp thí nghiệm gần giống phương pháp phân tích thể tích. Dần dần các nhà hóa học thay vì đo khối lượng các chất đã chuyển sang đo thể tích các hợp chất tham gia phản ứng. Cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX xuất hiện phương pháp chuẩn độ (titration) để xác định tính chất tẩy trắng của nước javen (tức là dung dịch KClO) (titr – vào thời trung cổ Pháp có nghĩa là chỉ số). Dung dịch thử nghiệm được đưa vào bình đo lường, sau đó người ta dung pipet thêm vào bình đo dung dịch indigo đã được hòa tan trong axit. Chuẩn độ cho đến khi màu của chất chỉ thị thay đổi. Sau này máy móc dùng cho chuẩn độ cũng được sản xuất và ứng dụng.

Vào nửa đầu thế kỷ XIX Joseph Louis Gay-Lussac đưa ra khái niệm chuẩn độ và chính ông đã tách phân tích thể tích thành một phần riêng trong hóa phân tích. Ông trù định dùng pipet chia vạch và những chất phản ứng mới. Gay-Lussac là người đầu tiên đưa ra phương pháp chuẩn độ kết tủa. Năm 1832 ông nghiên cứu phương pháp xác định bạc(Ag) nhờ vào NaCl (đến khi kết tủa AgCl ngừng tách

ra). Trong trường hợp rót quá dung dịch NaCl, ông dùng phương pháp chuẩn độ ngược để chuẩn độ ion Cl- bằng dung dịch AgNO3 với nồng độ đã biết. Gay- Lussac cho rằng xác định Ag bằng phương pháp chuẩn độ cho kết quả chính xác hơn so với phương pháp xác đinh khối lượng cũ. Phương pháp xác định khối lượng cũ cho kết quả nhỏ hơn, hậu quả là ở Pháp vì sử dụng phương pháp này đã tiêu hao một lượng tài chính lớn khi làm đồng tiền bạc.

Tuy nhiên phương pháp phân tích thể tích rất lâu không được thừa nhận. Jöns Jakob Berzelius đã phủ nhận phương pháp này là một phương pháp nghiên cứu khoa học. K. Fresenius cũng chỉ dùng phương pháp khối lượng. Tuy nhiên nhờ vào tính chất đơn giản và dễ dàng, phương pháp phân tích thể tích ngày càng được dùng rộng rãi trong công nghiệp và trong phòng thí nghiệm. Đặc biệt phương pháp này được sử dụng rộng rãi từ giữa thế kỷ XIX do sự phát triển của công nghiệp đòi hỏi sử dụng các phương pháp đơn giản và nhanh chóng.

Năm 1855 ra đời cuốn sách của nhà hóa học – dược sỹ người Đức Karl Friedrich Mohr (1806 – 1879) “sách giáo khoa các phương pháp phân tích hóa học chuẩn độ”, sau đó vài chục năm đã trở thành tài liệu giáo khoa cơ bản cho phương pháp phân tích thể tích. Sau khi kiểm tra

cẩn thận, Mohr đã bác bỏ một loạt các phương pháp phân tích thể tích, hoàn thiện và cải tiến nhiều phương pháp mới. Ông đã khắc họa công nghệ pha chế dung dịch chuẩn, riêng đối với trường hợp pha chế dung dịch sắt(II) ông dùng dung dịch muối sắt bền nhất trong không khí, gọi là muối Mohr – (NH4)2Fe(SO4)2.6H2O. Trong cuốn sách của mình Mohr đã miêu tả rất nhiều dụng cụ thí nghiệm hoàn

Để xác định thể tích K.Mor đã chế tạo Pipet thẳng có chia độ với van thủy tinh hoặc kẹp cao su (kẹp Mor).

thiện được sử dụng trong phòng thí nghiệm ngày nay, ngoài ra ông còn chế tạo nhiều dụng cụ mới. Ông chia các khái niệm lý thuyết trong lĩnh vực chuẩn độ, đặc biệt là kiến nghị áp dụng các dung dịch trong nồng độ tương đương (nồng độ thường). Theo Mohr ưu điểm của phương pháp phân tích khối lượng là chính xác, tiết kiệm thời gian và công việc cho các nhà hóa học.

Một phần của tài liệu Lịch sử về hóa học Lịch sử hóa học (Trang 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)