2. Tại sao một vài những hợp chất sunfua ít tan có thể tan trong dung dịch axit hay trong dung dịch amoni sunfua?
5.3.3 Các phương pháp công cụ hóa học phân tích.
Các phương pháp hóa học phân tích truyền thống, mặc dù đã có sự cải thiện về mặt công nghệ, nhưng vẫn còn chưa đáp ứng được với yêu cầu hiện đại hóa. Vào đầu thế kỷ XX mới chỉ xác định được gần mười phần trăm và ở điều kiện thường cho việc tiến hành phân tích trong nhiều ngày. Tuy nhiên hiện nay cần phải xác định những nghìn phần trăm trong một vài phút. Áp dụng các phương pháp cổ điển phân tích chỉ dừng lại ở việc cân đo chính xác, khoảng thay đổi màu sắc của chất chỉ thị, hiệu quả của phương pháp tách .v.v.
Hóa học phân tích hiện đại đang dần chuyển từ các phương pháp phân tích hóa học sang các phương pháp phân tích lý hóa. Hiện nay phần lớn số lượng các phương pháp phân tích đều dựa trên việc xác định những tính chất vật lý khác nhau của các hợp chất và đơn chất với việc sử dụng những thiết bị phù hợp.
Sự phát triển của các phương pháp phân tích mới liên quan chặt chẽ với sự tạo ra những thiết bị đo phù hợp. Về nguyên tắc, hầu hết các tính chất vật lý của một thành phần có thể được sử dụng để xác định nó. Nhưng thực tế hiếm khi trực tiếp xác định một tính chất vật lý bất kỳ của chất.Bình thường xác định sự thay đổi của một đại lượng vật lý tiêu chuẩn và bằng cách đó tìm thấy được khối lượng chưa biết của một chất. Các phương pháp vật lý phân tích hiện đại được hình thành dựa trên phép đo mật độ, độ nhớt, nhiệt độ sôi hoặc nhiệt độ đông đặc và nhiều tính chất khác của chất.
Nhiều phương pháp hình thành dựa trên việc xác định hiệu ứng gây ra bởi tác dụng bức xạ của một chất. Bình thường hiệu ứng này liên quan tới nồng độ hoặc khối lượng của các thành phần xách định. Một trong những phương pháp quan trọng nhất chính là phân tích quang phổ, được sử dụng không chỉ cho việc xách định thành phần định tính mà cả thành phần định lượng của chất. Trong phân tích quang phổ người ta đo cường độ của các vạch quang phổ, đó là một tính chất
phụ thuộc vào nồng độ của nguyên tố hóa học. Hàm lượng của nguyên tố có thể được xác định bởi khả năng hấp thụ ánh sáng của các nguyên tử nguyên tố đó.
Trong phân tích định lượng thì các phương pháp điện hóa được ứng dụng rộng rãi. Một trong số đó đầu tiên được đề xuất vào năm 1864 : tách kim loại được xách định bởi tác dụng của dòng điện ở trạng thái rắn và đem cân đo. Những phương pháp khác được dựa trên phép đo số lượng điện năng, hiệu điện thế, các lực của dòng điện hoặc tính dẫn điện, những đặc tính phụ thuộc vào hàm lượng của thành phần đã được xác định trong dung dịch. Trong chuẩn độ, các phương phương pháp điện hóa dần dần thay thế các phương pháp truyền thống để xác định điểm cuối cùng của chuẩn độ dựa trên sự thay đổi màu sắc của chất chỉ thị.
Nghiên cứu tính phóng xạ làm sự nảy sinh phép phân tích phóng xạ. Chất được chiếu sáng bởi dòng các hạt cơ bản (ví dụ nơtron), sau đó đo cường độ bức xạ của các đồng vị phóng xạ đã được tạo thành. So sánh nó với cường độ bức xạ của chính các phần tử đó trong mẫu đã biết rõ hàm lượng của chúng.
Phép đo khối phổ cho phép phân biệt các hạt với khối lượng nguyên tử và phân tử khác nhau. Mẫu được chuyển sang trạng thái khí và bị tác động bởi dòng tia ion hóa các electron. Những ion được tạo thành bị phân tách bởi tác dụng của từ trường không đổi hoặc trường điện từ biến đổi trong sự phụ thuộc vào tỉ lệ giữa khối lượng của chúng với điện tích, và bởi dụng cụ đo cho phép.
Các phương pháp phân tích vật lý rất cần thiết để xác định khối lượng rất nhỏ của chất. Ưu điểm chính của chúng là đơn giản trong khâu chuẩn bị và phân tích mẫu định tính, phạm vi của nồng độ cần xách định rộng, độ nhạy cảm cao, cho phép phân tích thậm chí không phá hủy mẫu.
Các phương pháp vật lý phân tích rất thuận lợi cho tự động hóa. Tuy nhiên để thực hiện chúng thường đòi hỏi những tiêu chuẩn, mà trong đó hàm lượng các thành phần cơ bản được xây dựng từ các phương pháp hóa học. Hiện nay việc tìm kiếm mối liên hệ giữa hàm lượng thành phần được xác định và ảnh hưởng của
chúng lên các dụng cụ vật lý, có thể cản trở con đường tạo ra những phương pháp phân tích tuyệt đối, trong đó không cần thiết phải có các mẫu so sánh.
Phần 6