Phân tích quang phổ quang học.

Một phần của tài liệu Lịch sử về hóa học Lịch sử hóa học (Trang 111)

2. Tại sao một vài những hợp chất sunfua ít tan có thể tan trong dung dịch axit hay trong dung dịch amoni sunfua?

5.1.3 Phân tích quang phổ quang học.

Vào giữa thế kỷ thứ 17 từ thành công của Newton khi lần đầu tiên thu và mô tả được quang phổ mặt trời, các nhà khoa học đã bước đầu tiến hành nghiên cứu về ánh sáng nhìn thấy. Đến đầu thế kỷ 19 các nhà khoa học đã phát hiện ra quang phổ mặt trời chứa hàng trăm vạch tối. Và chỉ trong năm 1859 Robert Kirchhoff đã chỉ

ra mối liên hệ giữa sự có mặt của các vạch khác nhau và sự có mặt của các nguyên tố hóa học trong quang phổ ánh sáng.

Từ công trình chung với Robert Bunsen, Kirchhoff đã tìm thấy mối quan hệ giữa quang phổ phát xạ và quang phổ hấp thụ.Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra các vạch tối của quang phổ mặt trời trùng với các vạch quang phổ phát xạ của các chất khác nhau. Bunsen và Kirchhoff cho rằng với sự trợ giúp của phương pháp phân tích quang phổ có thể biết được thành phần vật chất của Mặt Trời và các ngôi sao cố định. Với khả năng đó chúng ta cũng có thể chứng minh sự hiện diện của sunfuric,axit,clo ... và các chất trên Trái Đất sẽ có thể dễ dàng được xác định bằng phương pháp này giống như đối với Mặt Trời.

Trên cơ sở đó, Kirchhoff và Bunsen đã xây dựng thành công phương pháp phân tích hóa học dựa trên sự quan sát quang phổ. Hai người đã mô tả chi tiết cách tìm ra những nguyên tố còn chưa biết. Trong những năm 1860-1861, họ đã quan sát được quang phổ vạch của hai nguyên tố mới. Nguyên tố thứ nhất được tìm thấy từ nước khoáng bởi hai vạch sáng quang phổ màu xanh lam và được gọi là Xêsi. Nguyên tố thứ hai được tìm thấy từ khoáng chất bởi hai vạch sáng quang phổ màu đỏ và được gọi là Rubidi. Những nguyên tố này sau khi được tìm ra bằng phương pháp quang phổ đã được tách ra và nguyên cứu về mặt hóa học.

Máy phân tích quang phổ của Kirchhoff và Bunsen (hình trên) dễ sử dụng trong thực nghiệm, vì thế nó đã sớm xuất hiện trong các phòng thí nghiệm của các nhà hóa học. Cũng vào năm 1861, bằng phương pháp quang phổ các nhà khoa học đã phát hiện ra Tali (quang phổ hai vạch màu xanh lá cây), và vào năm 1863-là nguyên tố Indi (quang phổ hai vạch màu xanh da trời).

Ngay sau đó, như ý định của Kirchhoff và Bunsen, các nhà nghiên cứu đã bắt đầu áp dụng phương pháp mới cho việc nghiên cứu các đối tượng bên ngoài vũ trụ. Đến năm 1868, trong quá trình quan sát sự phát xạ năng lượng của mặt trời đã phát hiện ra hai vạch sáng quang phổ màu vàng chưa từng có ở bất kỳ nguyên tố nào trên Trái Đất – đó là vạch quang phổ của Hêli. Vào năm 1895, nguyên tố này mới được tìm thấy trên Trái đất và được xác định bằng phương pháp quang phổ. Những nguyên tố khí hiếm khác cũng đã được phát hiện dựa vào tính chất quang phổ đặc biệt của chúng.

Một phần của tài liệu Lịch sử về hóa học Lịch sử hóa học (Trang 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)