2. Tại sao một vài những hợp chất sunfua ít tan có thể tan trong dung dịch axit hay trong dung dịch amoni sunfua?
6.1.3 Học thuyết về cân bằng hóa học
Tại sao không phải tất cả các phản ứng hóa học đều diễn ra tới khi kết thúc?
Vào đầu thế kỉ XIX C. Berthollet trong hai cuốn sách " Nghiên cứu về các định luật ái lực" và " Kinh nghiệm thống kê số liệu hóa học" đã trình bày cách nhìn mới vào thời điểm đó về phản ứng hóa học :phản ứng hóa học là một quá trình thuận nghịch,gồm hai phản ứng diễn ra đồng thời cùng lúc và ngược hướng nhau.Ông chỉ ra rằng, chiều của phản ứng hóa học phụ thuộc không chỉ môi trường của các chất tham gia phản ứng và các chất tạo thành mà còn phụ thuộc vào khối lượng của chúng,cac điều kiện của phản ứng như nhiệt độ.Với lý luận trên,ông khẳng định rằng khối lượng của của các hợp chất hóa học trong phản ứng thay đổi và phụ thuộc vào số lượng các chất tham gia phản ứng với nó.Trong những thập niên đầu thế kỉ ý kiến của C. Berthollet không được tiếp nhận , bởi vì vào thời điểm đó các hợp chất tương đối đơn giản và chỉ tuân theo định luật của Pruct.
Cho tới những năm 50 của thế kỉ XIX G. Rose, R. Bunsen và các nhà khoa học khác sau khi nghiên cứu quá trình trao đổi đổi, đã chỉ rằng :có thể thay đồi chiểu phản ứng của một số phản ứng hóa học nếu như thay đổi các điều kiện phan ứng. Vào những năm 60 bằng việc nghiên cứu phản ứng ete hóa và phản ứng thủy phân ete trong nước thành rượu và axit, M. Berthelot và các nhà hóa học khác đã đi tới kết luận rằng hai phản ứng này không bao giờ xảy ra cho đến khi kết thúc, bởi chúng diễn ra đồng thời trong bất kể điều kiện nào.Tăng hoặc giảm nồng độ các thành phần của phản ứng có thể làm thay đổi chiều phản ứng theo hướng mình mong muốn.
Trong những năm này, nhà hóa lý Na Uy Kato Maximila en Guldberg (1836-1902) và Peter Waage (1833-1900) đã thực hiện nhiều phép đo nồng độ các chất trong phản ứng thuận nghịch, và họ đã đưa ra một biểu thức phân tích của ái lực ( khối lượng ).Trong công thức thu được đó tích của nồng độ các chất tạo thành chia cho tích của nồng độ các chất tham gia là một đại lượng không đổi.Điều này có nghĩa là đối với phản ứng, như phương trình sau:
aA + bB = dD + eE * * d a b e D E c A B K
trong đó [A] [B] [D] [E] - nồng độ của các chất ở trạng thái cân bằng
Guldberg và Waage giải thích cho mục đích của mình khi đưa ra phương trình toán học trên như sau:" phương trình trên chỉ ra rằng,thứ nhất lý thuyết của chúng tôi giải thích cho tất cả các phản ứng hóa học chung, thứ hai công thức sử dụng ở lý thuyết này đúng trong một số lượng lớn các thí nghiệm đã diễn ra".Tuy nhiên công trình của hai nhà nghiên cứu này ban đầu chỉ được xuất bản ở các tạp chí Nauy,và chúng chỉ thật sự được công nhận rộng rãi trước công chúng vào năm 1877 ,sau khi Ostwald tìm ra qui luật tồn tại trong các thí nghiệm của ông.
Năm 1870 Guldberg, J. Gibbs, J. X. Van't Hoff và vật lý hóa học người Pháp Henri Louis Le Chatelier (1850-1936) gần như đồng thời cùng một lúc xây dựng các nguyên tắc cân bằng động của phản ứng hóa học.Nó chỉ ra rằng,sự thay đổi của cân bằng hóa học có thể diễn ra không chỉ khi thay đổi nồng độ của các chất tham gia phản ứng ,mà kể cả khi thay đổi nhiệt độ của phản ứng. Van't Hoff vào năm 1884 đã công bố cuốn sách "Tiểu luận về động lực học",trong đó ông cho rằng cân bằng hóa học là kết quả của hai quá trình thuận nghịch diễn ra cũng một lúc. Ông chỉ ra rằng , sự có mặt của nhiệt độ phụ thuộc vào hiệu ứng nhiệt của phản ứng hóa học.Cùng trong năm đó Le Chatelier cũng trình bày một nguyên tắc mang tên ông :trên cơ sở nguyên tắc này có thể dự đoán được chiều của sự cân bằng hóa học khi thay đổi các điều kiện của phản ứng.