Tách hỗn hợp bằng phương pháp hóa – lý

Một phần của tài liệu Lịch sử về hóa học Lịch sử hóa học (Trang 118)

2. Tại sao một vài những hợp chất sunfua ít tan có thể tan trong dung dịch axit hay trong dung dịch amoni sunfua?

5.3.2. Tách hỗn hợp bằng phương pháp hóa – lý

Vào thế kỷ XX xuất hiện nhiều phương pháp tách hỗn hợp các chất hóa học trên cơ sở các tính chất khác nhau của chúng về khả năng hấp thụ, hòa tan và các tính chất khác.

Vào đầu thế kỷ khi nghiên cứu sắc tố thực vật, nhà thực vật học – sinh lý học – sinh hóa học người Nga Mihail Semenovich Tsvet (1872 – 1919) đề xuất sử

dụng sự hấp thụ để nghiên cứu. Khi cho hỗn hợp phân tích qua lớp chất hấp thụ xảy ra hiện tượng phân chia chất, sau đó mỗi chất được tách phân tích. Phương pháp được gọi tên là phương pháp sắc ký(bắt nguồn từ tiếng Hy lạp “Chromium” – nhuộm màu, màu và “graph” – viết).

Với sự trợ giúp của phương pháp này Tsvet đã chỉ ra rằng lớp màu xanh lục của thực vật không chứa một dạng diệp lúc (trước đó cho rằng một dạng diệp lục) mà là hai dạng, ông chứng minh thế giới phức tạp của sắc tố vàng. Ông cho rằng phương pháp phân tích sắc ký có thể sử dụng để nghiên cứu không chỉ các chất bị nhuộm màu mà cả các chất không bị nhuộm màu. Tuy nhiên phương pháp này ít được tin tưởng cho đến những năm 30 của thế kỷ XX nó mới được sử dụng rộng rãi trong hóa học và hóa sinh học.

Phương pháp phân tích sắc ký có thể sử dụng các loại chất lỏng và khí khác nhau (trong số đó dung dịch thường là các dung môi hữu cơ). Người ta cho chất lỏng và khí qua một cái tháp chứa chất hấp thụ (than hoạt tính, silicagen, oxit nhôm). Các chất nghiên cứu bị hấp thụ vào những phần khác nhau của tháp, sau đó người ta sử dụng khí trơ hoặc dung môi để đẩy chúng ra khỏi tháp và phân tích chúng.

Với mục đích nghiên cứu, thường thường người ta sử dụng sắc ký giấy: Một lượng nhỏ chất nghiên cứu được đưa lên một tấm giấy chuyên dụng, sau đó người ta cho dung môi thấm qua tấm giấy này. Trong phương pháp sắc ký bản mỏng, bản mỏng là oxit nhôm, cacbonat canxi, chất xơ hoặc các chất hấp thụ khác bôi lên bản kim loại hay là bản thủy tinh.

Một trong số các phương pháp tách hỗn hợp cơ bản nữa, thậm chí là tách và cô đặc tạp chất vi lượng là chiết. Phương pháp này, đầu tiên một chất hoặc một vài chất từ một pha lỏng, chẳng hạn như nước được chuyển vào pha khác (thường là hữu cơ) không hòa tan vào pha thứ nhất. Trong trường hợp này chất chính được cô đặc vào môt pha lỏng, tạp chất vào pha thứ hai. Các quy luật phân bố chất giữa hai dung môi được xây dựng vào năm 1890. Mức độ tách có thể đo được khi: - dùng

các dung môi và các yếu tố khác nhau để tạo thành hợp chất phức, - thay đổi pH môi trường và tính khử của nguyên tố trong thành phần chất mang đi phân tích.

Một phần của tài liệu Lịch sử về hóa học Lịch sử hóa học (Trang 118)