J. Priestley (1733-1804) –nhà hóa học triết học người Anh, một trong những người sáng lập lên các
HỆ THỐNG THỰC NGHIỆM CÁC NGUYÊN TỐ
được thành lập dựa trên cơ sở trọng lượng nguyên tử và tính tương đồng về mặt hóa học của các nguyên tố.
Ti=50 Zr=90 ?=180 V=51 Nb=94 Ta=182 Cr=52 Mo=96 W=186 Mn=55 Rh=104,4 Pt=197,4 Fe=56 Ru=104,4 Ir=198 Ni = Co = 59 Pl=106,6 Os=199 H=1 Cu=63,4 Ag=108 Hg=200 Be=9,4 Mg=24 Zn=65,2 Cd=112 B=11 Al=27,4 ?=68 Ủr=116 Au=197? C=12 Si=28 ?=70 Sn=118 N=14 P=31 As=75 Sb=122 Bi=210? O=16 S=32 Se=79,4 Te=128?
F=7 Na=23 K=39 Rb=85,4 Cs=133 Tl=204 Ca=40 Sr=87,6 Ba=137 Pb=207 ?=45 Ce=92 ?Er=56 La=94 ?Yt=60 Di=95 ?Ln=75,6 Th=118? D.I.Mendeleev
Hình 3.3. Trong bảng “Kinh nghiệm hệ thống các nguyên tố, được thiết lập dựa trên cơ sở trọng lượng nguyên tử và ái lực hóa học” (1869) Mendeleev đã sắp xếp các nguyên tố có cùng tính chất vào cùng một dãy.
Sau đó, Mendeleev đã đưa ra định luật: "Tính chất của các nguyên tố, và cả các tính chất của các đơn chất và hợp chất được tạo thành từ chúng có một phụ thuộc tuần hoàn với khối lượng nguyên tử của chúng". Giả định cơ sở định luật của mình là sự tương đồng tính chất của các nguyên tố và hợp chất của chúng, Mendeleev đã không quá đi sâu tìm hiểu nguyên lí tăng khối lượng nguyên tử. Trong một số trường hợp, ông đã buộc phải đặt nguyên tố có khối lượng nguyên tử lớn hơn trước nguyên tố có khối lượng nguyên tử nhỏ hơn. Mendeleev đã cân nhắc rằng khối lượng nguyên từ của một số nguyên tố có thể đã được xác định không chính xác.
Trước đây khái niệm trọng lượng được đồng nhất hóa với khái niệm khối lượng, tuy nhiên giờ đây chỉ còn được sử dụng như là khái niệm lực tương tác giữa vật chất với trường lực hấp dẫn. Để đặc trưng cho quán tính của vật chất và khả năng tạo trường lực hấp dẫn người ta sử dụng khái niệm khối lượng. Mặc dù khối lượng được xác định bằng cân, kết quả của sự cân chính xác hơn được gọi là khối lượng chứ không phải trọng lượng. Do đó, khái niệm trọng lượng nguyên tử được thay thế bằng "khối lượng nguyên tử". Ngay cả trong bảng tuần hoàn hiện đại cũng
được biết đến một số trường hợp ngoại lệ trong thứ tự tăng dần khối lượng nguyên tử, đó là đặc tính của các thành phần đồng vị của các nguyên tố:
С1 Аг К 35,5 39,9 39,1 Fe Со Ni 55,8 58,9 58,7 Sb Те I 121,8 127,6 126,9
Định luật tuần hoàn không có biểu thức toán học số lượng nào dưới hình thức phương trình hay công thức. Qui luật tuần hoàn được biểu diễn dưới dạng bảng – bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Trong suốt quá trình hình thành đã có hơn 50 bảng hệ thống tuần hoàn khác nhau được công bố. Ngày nay, phổ biến nhất là bảng hệ thống tuần hoàn được đề xuất bởi Mendeleev dưới dạng bảng ngắn và dài.