Kết quả của phƣơng pháp chuyên gia

Một phần của tài liệu Dạy học trải nghiệm và vận dụng trong đào tạo nghề điện dân dụng cho lực lượng lao động nông thôn (Trang 136)

3.3.2.1. Đánh giá về mặt định lượng

Kết quả xin ý kiến chuyên gia đƣợc tổng hợp theo bảng 3.8.

Bảng 3.8: Tổng hợp kết quả xin ý kiến chuyên gia

TT Nội dung đánh giá Số ý kiến Tỉ lệ (%)

1 Dạy học trải nghiệm trong đào tạo nghề cho lao động nông thôn là:

Phù hợp 19 95,00

Không phù hợp 1 5,00

2 Vận dụng dạy học trải nghiệm trong đào tạo nghề Điện dân dụng cho lao động nông thôn:

Mang tính thực tiễn cao 18 90,00

Ít mang tính thực tiễn 2 10,00

3 Hiệu quả khi vận dụng quy trình dạy học trải nghiệm trong đào tạo nghề Điện dân dụng cho lao động nông thôn so với cách dạy thông thƣờng là:

Tốt 18 90,00

Bình thƣờng 2 10,00

4 Tính hợp lý, khoa học và thực tiễn của quy trình dạy học trải nghiệm:

Không hợp lý 1 5,00

5 Khả năng vận dụng dạy học trải nghiệm trong đào tạo nghề Điện dân dụng:

Cho toàn bộ các mô đun 17 85,00

Chỉ một số mô đun 3 15,00

6 Đánh giá về chất lƣợng của các bài dạy minh hoạ

Tốt 17 85,00

Bình thƣờng 3 15,00

7 Đánh giá tính khả thi của quy trình dạy học trải nghiệm tác giả đề xuất:

Khả thi 18 90,00

Không khả thi 2 10,00

8 Mức độ hứng thú của ngƣời học trong các hoạt động học tập, trải nghiệm

Hứng thú 19 95,00

Bình thƣờng 1 5,00

Qua tổng hợp ý kiến đánh giá kết hợp với trao đổi trực tiếp về nội dung liên quan đến DHNT và quy trình vận dụng DHTN trong đào tạo nghề Điện dân dụng cho LĐNT với các chuyên gia, có thể rút ra một số kết luận sau:

- Các chuyên gia đều đã đánh giá cao quy trình DHTN trong ĐTN cho đối tƣợng ngƣời học là LĐNT, đây là cách dạy rất phù hợp với đối tƣợng ngƣời học. Theo họ, hiện nay đa số GV vẫn áp dụng theo cách dạy truyền thống, tập trung vào ngƣời dạy, đồng thời việc khai thác triệt để kiến thức, KN của HV còn chƣa đƣợc đề cao, nội dung dạy học còn mang tính sách vở, chƣa gắn kết nhiều với điều kiện thực tế. Và DHTN đã khắc phục đƣợc điều này (với 95% chuyên gia tán thành).

- Khi nói đến tính thực tiễn, tính hợp lý, khoa học của quy trình DHTN vào ĐTN Điện dân dụng thì hầu hết họ cũng đồng tình với tính thực tiễn mà nó mang lại (với 90%). Tuy vậy cũng có một số ít chuyên gia cho rằng để

thực hiện đƣợc thì phải còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhƣ điều kiện về phƣơng tiện, thiết bị, dụng cụ dùng cho dạy học cần phải đảm bảo hơn bởi vì có thêm các hoạt động để ngƣời học trải nghiệm, làm thử trƣớc; yếu tố về khả năng sƣ phạm cũng nhƣ sự am hiểu thực tế nghề nghiệp của GV.

- Về hiệu quả của kỹ thuật dạy học này cũng nhƣ đánh giá về chất lƣợng của các bài dạy minh hoạ thì đa số chuyên gia nhận định là có hiệu quả tốt hơn nhiều so với cách dạy thông thƣờng mà bản thân cũng nhƣ đồng nghiệp đã và đang triển khai (với 85% tán thành). Tuy nhiên cũng có một vài trƣờng hợp cho rằng vì chƣa đƣợc áp dụng rộng rãi vào thực tế giảng dạy nên chƣa thể khẳng định đƣợc liệu có hiệu quả hơn nhiều so với cách dạy thông thƣờng khác hay không.

- Khi nhận định về khả năng vận dụng DHTN với toàn bộ các mô đun đào tạo của nghề Điện dân dụng thì đa số các chuyên gia (85%) cũng cho rằng có thể làm đƣợc vì đặc thù các mô đun đã đƣợc tích hợp lý thuyết kết hợp với thực hành nghề, mà thực hiện theo DHTN thì nội dung đƣợc triển khai dƣới dạng các chủ để hay các công việc mà ngƣời học cần thực hiện đƣợc. Nói cách khác, các chủ đề, tình huống GV đƣa ra cũng đã bao quát năng lực thực hiện của ngƣời học (gồm có kiến thức và kỹ năng đƣợc tích hợp trong đó). Bên cạnh đó cũng có một số ý kiến cho rằng cũng khó có thể thực hiện đƣợc cho toàn bộ nội dung trong một mô đun vì trong chƣơng trình đào tạo vẫn còn có những nội dung lý thuyết mang tính cơ bản hoặc có nội dung khó ghép đƣợc các tình huống thực tế (15%).

- Đánh giá về tính khả khi vận dụng DHTN so với cách dạy thông thƣờng thì nhiều chuyên gia (90%) cũng khẳng định nếu dạy theo cách này, ngƣời học sẽ tiếp thu tốt hơn cả về lý thuyết lẫn thực hành kỹ năng, đặc biệt là tránh đƣợc tình trạng HV nhiều KN không muốn thay đổi thói quen KN chƣa phù hợp của mình để tiếp nhận cái mới (vì chƣa tin tƣởng tốt hơn cách mình

đã làm). Đồng thời mức độ hứng thú học tập của HV khá cao (95% chuyên gia nhận định), khả năng vận dụng, thích ứng linh hoạt trong thực tế để giải quyết công việc là tốt hơn. Bên cạnh đó cũng có ý kiến cho rằng chƣa thể khẳng định đƣợc tốt hơn hay không vì cách dạy thông thƣờng, ngƣời học cũng vẫn đƣợc thực hành nhƣ nhau.

Tóm lại: Một cách khái quát về các ý kiến nhận xét, đánh giá của các chuyên gia trong lĩnh vực đào tạo nghề Điện dân dụng cho LĐNT thấy rằng quy trình DHTN cũng nhƣ việc vận dụng quy trình dạy học này vào đào tạo nghề Điện dân dụng cho LĐNT là rất phù hợp với đối tƣợng ngƣời học. Nó mang lại luồng khí mới trong việc đổi mới hình thức tổ chức, PPDH nhằm tích cực hoá các hoạt động của ngƣời học, đồng thời phát huy KN và vốn hiểu biết của họ.

3.3.2.2. Đánh giá về mặt định tính

Theo ý kiến nhận xét, đánh giá thì đa phần các chuyên gia đều cho rằng DHTN cũng nhƣ cấu trúc các bƣớc quy trình và việc thiết kế các HĐDH là phù hợp và mang tính thực tiễn cao, đặc biệt là một cách dạy rất phù hợp với đối tƣợng là ngƣời LĐNT, phù hợp với đặc điểm đối tƣợng cả về đặc điểm tâm lý cũng nhƣ đặc điểm về phong cách học tập của họ. Nhiều chuyên gia cho rằng, ngƣời LĐNT, họ có rất nhiều sự hiểu biết thực tế cũng nhƣ kỹ năng thực hành theo KN qua làm việc hoặc quan sát ngƣời khác làm (nhƣ việc tháo lắp, bảo dƣỡng động cơ, quạt điện, thậm chí là lắp đặt các mạch điện gia đình, máy bơm nƣớc,...). Đa phần họ biết cách làm (tất nhiên còn có KN chƣa phải đã phù hợp) nhƣng nếu hỏi sâu về kiến thức (lý giải tại sao) thì còn nhiều hạn chế. Hầu hết họ không thích học nhiều lý thuyết, nếu nói nhiều thì cũng khó tiếp thu. Tuy nhiên nếu cho họ làm rồi rút ra nguyên tắc, cách làm,...(lý thuyết) thì họ lại nhớ rất lâu và vận dụng rất tốt vào công việc trong thực tế nghề nghiệp.

KẾT LUẬN CHƢƠNG III

Trong chƣơng này, tác giả đã sử dụng các PP nghiên cứu gồm: PP thực nghiệm sƣ phạm (có đối chứng); PP thống kê toán học để tính toán và xử lý thông tin số liệu trong quá trình thực nghiệm; PP chuyên gia để kiểm nghiệm tính đúng đắn của giả thuyết cũng nhƣ sự phù hợp, tính hiệu quả và khả thi của quy trình DHTN trong ĐTN cho LĐNT, đặc biệt là nghề Điện dân dụng.

Việc thực nghiệm bằng PP thực nghiệm sƣ phạm mặc dù chƣa đƣợc mở rộng nhƣng cũng đã đánh giá đƣợc tính thực tiễn của việc vận dụng quy trình DHTN. Các lớp thực nghiệm với đối tƣợng HV là ngƣời lao động thuộc các vùng nông thôn, trung du, miền núi. Quá trình thực nghiệm cho thấy đã phát huy phần nào sự đổi mới cách thức tổ chức, PPDH trong ĐTN cho LĐNT với nghề Điện dân dụng mà ở đó HĐDH tập trung vào sự tích cực, chủ động sáng tạo của ngƣời học, đồng thời phát huy đƣợc sự từng trải, những KN tốt và thay đổi đƣợc những KN chƣa hiệu quả trong thực tế của HV.

Để thể hiện sự khách quan trong việc đánh giá tính hiệu quả và khả thi của quy trình vận dụng DHTN trong ĐTN Điện dân dụng cho LĐNT thì việc xin ý kiến đánh giá của chuyên gia đã đƣợc sử dụng. Các chuyên gia đã có nhận xét, góp ý cụ thể và sâu sắc về nội dung đánh giá. Hầu hết các chuyên gia đều nhận định quy trình DHTN cho đối tƣợng ngƣời học là LĐNT là phù hợp. Việc vận dụng quy trình DHTN đã mang lại luồng khí mới trong công tác chuẩn bị, tổ chức các HĐDH, đồng thời mang lại hiệu quả và thiết thực.

Kết quả mang tính định lƣợng của quá trình thực nghiệm đã đƣợc xử lý, phân tích, tổng hợp một cách khách quan, chính xác bằng PP thống kê toán học cho thấy kết quả thực nghiệm là chấp nhận đƣợc. Qua đó cho thấy việc vận dụng quy trình DHNT vào ĐTN Điện dân dụng cho LĐNT đã mang lại hiệu quả bƣớc đầu, nó thể hiện tính khả thi và cần sớm đƣợc triển khai đƣa vào nhân rộng trong ĐTN cho LĐNT.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

I. KẾT LUẬN

Trong quá trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn về DHTN, có thể rút ra một số kết luận sau:

1) Vận dụng DHTN vào ĐTN cho LĐNT nói chung và nghề Điện dân dụng nói riêng là một hƣớng đi mới, một cách dạy khá phù hợp với đặc điểm đối tƣợng cũng nhƣ góp phần nâng cao hiệu quả và chất lƣợng đào tạo, đáp ứng yêu cầu thực tiễn trong thời kỳ CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn.

2) Đề tài đã tìm hiểu một số công trình trong nƣớc và trên thế giới có liên quan. Bên cạnh đó phân tích mở rộng một số khái niệm liên quan (nhƣ đào tạo nghề, lao động nông thôn), đặc biệt đã phân tích sâu và làm sáng tỏ một số khái niệm công cụ (nhƣ: trải nghiệm, dạy học trải nghiệm). Đề tài cũng nghiên cứu một số cơ sở lý luận của DHTN; đặc điểm của dạy nghề cho LĐNT, trong đó đặc biệt nghiên cứu và phân tích kỹ lƣỡng về đặc điểm của HV là LĐNT, đặc điểm quá trình dạy nghề cho đối tƣợng này. Những căn cứ lý luận trên sẽ là tiền đề, cơ sở quan trọng trong và yếu tố then chốt cho việc thiết kế, xây dựng quy trình DHTN trong ĐTN Điện dân dụng cho LĐNT.

3) Mặc dù quy trình DHTN có ƣu thế lớn và khả năng vận dụng cao, thiết thực với điều kiện thực tế nhƣng trong quá trình thực hiện cũng cần xem xét một số yếu tố tác động, ảnh hƣởng tới QTDH này. Những ảnh hƣởng có thể là tích cực (để tận dụng phát huy) hoặc tiêu cực (để có cách khắc phục, phòng tránh).

4) Việc nghiên cứu thực tiễn phong phú và sát thực tế, đề tài đã đƣa ra đƣợc tình hình thực trạng về công tác chuẩn bị và thiết kế các HĐDH; thực trạng việc sử dụng PPDH, kỹ thuật dạy học; thực trạng việc tổ chức các HĐDH của GV; thực trạng sở thích học tập của ngƣời học là LĐNT. Đây cũng chính là những cơ sở quan trọng trong việc nhận định những tồn tại yếu

kém góp phần làm giảm hiệu quả dạy học. Đồng thời cũng là động lực để đề tài đề xuất quy trình dạy học phù hợp, khả thi và hiệu quả hơn.

5) Dựa trên những căn cứ về mặt lý luận và thực tiễn đã nêu, kết hợp với những nguyên tắc vận dụng quy trình DHTN, đồng thời căn cứ vào vai trò, mục tiêu, đặc điểm của chƣơng trình ĐTN Điện dân dụng, đề tài đã xây dựng quy trình DHTN vào đào tạo nghề này và xây dựng một số ví dụ minh hoạ cho việc vận dụng quy trình dạy học này đối với nghề (hẹp) Sửa chữa quạt, động cơ điện và ổn áp. Đây là một nghề hẹp trong lĩnh vực Điện dân dụng, nó có những đặc trƣng tƣơng đồng trong nghề Điện dân dụng cũng nhƣ tình hình yêu cầu thực tế tại địa phƣơng (địa bàn nghiên cứu).

6) Để vận dụng quy trình DHTN trong ĐTN cho LĐNT, đề tài cùng đề xuất vận dụng một số PPDH có ƣu thế khi thực hiện DHTN, đồng thời phân tích một số lƣu ý trong công tác chuẩn bị và tổ chức dạy học đƣợc diễn ra thuận lợi.

7) Với các PP nghiên cứu cụ thể và thực nghiệm sƣ phạm có đối chứng, đề tài đã chứng minh đƣợc tính khoa học, thiết thực và khả thi của DHTN trong ĐTN cho LĐNT cũng nhƣ việc vận dụng vào đào tạo nghề Điện dân dụng cho nhóm đối tƣợng ngƣời học này. Các kết quả thu đƣợc từ thực nghiệm đã khẳng định tính chân thực và tính đúng đẵn của giả thuyết khoa học đã nêu. Kết quả nghiên cứu cũng đã góp phần giải quyết đƣợc một số vấn đề về lý luận và thực tiễn, có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chất lƣợng và hiệu quả của quá trình ĐTN cho LĐNT. Điều này cho thấy đề tài có thể mở rộng kết quả nghiên cứu cho các nghề, nhóm nghề khác trong việc ĐTN cho lao động ở các vùng nông thôn Việt Nam.

II. KHUYẾN NGHỊ

1) Với Tổng cục Dạy nghề:

Dạy nghề cho LĐNT phù hợp nhất là dạy theo công việc, mà dạy theo công việc lại tạo điều kiện rất thuận lợi cho việc triển khai quy trình DHTN. Do vậy, ngoài một số chƣơng trình đào tạo nghề sơ cấp cho LĐNT đã có hiện nay đƣợc xây dựng theo cấu trúc mô đun, Tổng cục Dạy nghề nên tiếp tục xây dựng, phát triển các chƣơng trình đào tạo (chƣa đƣợc ban hành chuẩn theo cấu trúc mô đun) theo hƣớng này. Một mặt bám sát điều kiện thực tế vùng miền, địa phƣơng, một mặt là góp phần thuận lợi cho khả năng vận dụng quy trình DHTN nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo.

Tổng cục Dạy nghề nên đƣa chuyên đề “Dạy học trải nghiệm” vào chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng chứng chỉ Sƣ phạm dạy nghề cho đội ngũ GV dạy nghề trình độ sơ cấp.

2) Với Sở Lao động, thương binh và xã hội:

Sở lao động, thƣơng binh và xã hội cần có kế hoạch cụ thể việc bồi dƣỡng GV dạy nghề các cơ sở dạy nghề (trung tâm dạy nghề, trƣờng trung cấp nghề, cao đẳng nghề,...) có tham gia dạy nghề cho LĐNT.

3) Đối với các cơ sở dạy nghề cho LĐNT:

Cần tăng cƣờng đầu tƣ cơ sở vật chất, thiết bị, phƣơng tiện dạy học. Đồng thời quán triệt, khuyến khích GV thực hiện đổi mới cách thức tổ chức dạy học nghề sao cho sát với yêu cầu thực tiễn đối tƣợng đào tạo, theo hƣớng tập trung vào các hoạt động học tập trải nghiệm chủ động, sáng tạo, tận dụng việc chia sẻ KN của ngƣời học. Bên cạnh đó, cần bồi dƣỡng đầy đủ những mặt năng lực mang tính chất nhƣ điều kiện cần, đó là: năng lực về chuyên môn nghề gắn liền với thực tế nghề nghiệp, năng lực về sƣ phạm dạy nghề,... để GV có thể chủ động triển khai vận dụng linh hoạt quy trình DHTN vào hoạt động dạy nghề cho LĐNT mang lại hiệu quả cao trong quá trình đào tạo.

4) Đối với giáo viên dạy nghề cho LĐNT:

Giáo viên dạy nghề cho LĐNT cần tích cực vận dụng các PPDH, hình thức dạy học tích cực, phù hợp với đối tƣợng ngƣời học là LĐNT. Đồng thời trong quá trình giảng dạy cần chú ý hơn nữa đến công tác chuẩn bị và thực hiện bài dạy theo hƣớng khai thác, tận dụng KN của HV cũng nhƣ tăng cƣờng cho họ đƣợc tham gia trải nghiệm, trao đổi, thảo luận theo hƣớng DHTN nhằm thúc đẩy động cơ, hứng thú học tập của HV, góp phần nâng cao chất lƣợng đào tạo.

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ

1. Nguyễn Văn Bảy, Mô hình học tập trải nghiệm và vận dụng trong đào tạo nghề cho lao động nông thôn, Tạp chí Khoa học ĐHSP Hà Nội, Vol. 56, No.4, 2011, tr. 156 – 161.

2. Nguyễn Văn Bảy, Đào tạo nghề cho lao động nông thôn bằng dạy học trải nghiệm, Tạp chí Giáo dục số 347, kỳ 1 - 12/2014, tr. 32 – 34.

3. Nguyễn Văn Bảy, Một số đặc điểm của đào tạo nghề cho lao động nông thôn, Tạp chí Giáo dục số 352, kỳ 2 - 2/2015, tr. 21 – 23.

4. Nguyễn Văn Bảy, Dạy học trải nghiệm trong đào tạo nghề Điện dân dụng cho lao động nông thôn, Tạp chí Giáo dục số 357, kỳ 1 - 5/2015, tr. 22 – 24.

Một phần của tài liệu Dạy học trải nghiệm và vận dụng trong đào tạo nghề điện dân dụng cho lực lượng lao động nông thôn (Trang 136)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)