2.1.1.1. Vị trí, vai trò của nghề Điện dân dụng trong sản xuất và đời sống
Nghề Điện dân dụng chủ yếu phục vụ đời sống, sinh hoạt, sản xuất trong các hộ tiêu thụ nhƣ: Lắp đặt mạng điện sản xuất và sinh hoạt; lắp đặt các thiết bị điện gia dụng; sửa chữa, bảo dƣỡng, vận hành các thiết bị điện gia dụng; sửa chữa, bảo dƣỡng, vận hành, khắc phục sự cố mạng điện…
Một số lĩnh vực liên quan đến nghề điện:
- Sản xuất truyền tải và phân phối điện năng (nhƣ tổng công ty điện lực Việt Nam, các Sở điện lực địa phƣơng).
- Chế tạo vật tƣ và các thiết bị điện (nhƣ các doanh nghiệp sản xuất, chế tạo các loại máy điện, khí cụ điện, thiết bị điện, thiết bị đo lƣờng về điện). - Đo lƣờng, điều khiển tự động hoá quá trình sản suất (các hệ thống dây chuyền tự động nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất).
- Lắp đặt, bảo dƣỡng, sửa chữa,… các thiết bị điện, mạng điện, hệ thống điện trong công nghiệp và dân dụng.
2.1.1.2. Vai trò của nghề Điện dân dụng trong sản xuất, đời sống nông thôn
Trong công cuộc phát triển, Đảng và Nhà nƣớc luôn xác định rõ sự phát triển kinh tế - xã hội không thể tách rời vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở địa phƣơng, nâng cao chất lƣợng cuộc sống ở các vùng nông thôn. Để hiện thực hoá điều này, Chính phủ đã và đang thực hiện nhiều chƣơng trình đề án, trong đó “Điện khí hoá nông thôn” là một chƣơng trình mục tiêu lớn. Đến nay (sau 15 năm thực hiện) trên cả nƣớc đã đạt hơn 97% hộ gia đình có điện [82].
Việc phát triển điện đi trƣớc một bƣớc, bảo đảm điều kiện cơ bản, cải thiện đời sống, an sinh xã hội, chuyển dịch kinh tế nông thôn là mục tiêu, chủ
trƣơng nhất quán của Đảng, Nhà nƣớc. Đây là điều kiện vô cùng thuận lợi đáp ứng nhu cầu sử dụng điện trong sản xuất, dịch vụ và sinh hoạt của ngƣời dân. Bên cạnh đó các khu công nghiệp mọc lên đã lấy đi lƣợng lớn đất nông nghiệp. Và tất yếu sẽ có sự chuyển dịch cơ cấu lao động, ngành nghề nhằm cơ giới hoá, điện khí hoá nông thôn theo hƣớng công nghiệp. Đi đôi với vấn đề này là nhu cầu tuyển dụng lao động cho sản xuất, dịch vụ tại địa phƣơng cũng nhƣ lao động kỹ thuật điện cho các cơ sở sản xuất, nhà máy, xí nghiệp đáp ứng việc sản xuất, sử dụng, vận hành, bảo dƣỡng, sửa chữa,…các thiết bị điện, mạng điện ở địa phƣơng, đặc biệt là các thiết bị điện dân dụng và mạng điện sinh hoạt phục vụ cuộc sống của ngƣời dân nông thôn. Vấn đề này đặt ra yêu cầu cần thiết phải có sự phát triển ĐTN trong lĩnh vực điện cũng nhƣ điện dân dụng cho LĐNT nhằm giúp ngƣời dân không những làm chủ đƣợc việc thiết kế, lắp đặt, vận hành, bảo dƣỡng, sửa chữa,… các thiết bị điện dân dụng và mạng điện sinh hoạt mà còn tạo cơ hội việc làm và tăng thu nhập.
Chính từ những khoá học này ngƣời dân có thể áp dụng tiến bộ khoa học, chuyển giao công nghệ vào thực tiễn sản xuất để tăng năng suất lao động, tăng giá trị hàng hoá trên một đơn vị diện tích. HV sau các khoá học nghề Điện dân dụng có thể tự thiết kế, tính toán, lắp đặt mạng điện trong gia đình, áp dụng các quy trình kỹ thuật, đảm bảo an toàn, tăng tuổi thọ dụng cụ thiết bị điện sử dụng trong sinh hoạt, biết cách bảo dƣỡng, sữa chữa những hƣ hỏng thông thƣờng các thiết bị điện, mạng điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Việc gắn kết giữa dạy nghề với tạo việc làm ngay tại địa phƣơng là thiết thực, khả thi trong việc chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp nông thôn.