động nông thôn
a. Về giáo viên dạy nghề cho lao động nông thôn
GV dạy nghề cho LĐNT cũng là GV dạy nghề, họ cũng cần có những năng lực nhất định nhƣ năng lực về chuyên môn nghề, năng lực về sƣ phạm dạy nghề, năng lực hiểu đối tƣợng ngƣời học,...[31][38] Dạy nghề cho LĐNT có đối tƣợng nhất định. Để QTDH đáp ứng mục tiêu thì một trong những vấn đề cần quan tâm hàng đầu là việc triển khai tổ chức dạy nghề, lựa chọn PPDH phù hợp đối tƣợng. Muốn vậy, cần tìm hiểu rõ đặc điểm đối tƣợng (ví nhƣ câu nói: “biết ngƣời, biết ta - trăm trận, trăm thắng”). Từ đó có thể lựa chọn kỹ thuật dạy học phù hợp [60]. Ngƣời LĐNT có những đặc điểm phức tạp, hầu hết là ngƣời trƣởng thành nên có nhiều KN và vốn hiểu biết. Sự từng trải này sẽ là lợi thế trong quá trình học tập. Tuy vậy, chính chúng cũng tạo ra sự bảo thủ, trì trệ trong việc lĩnh hội tri thức mới. Do vậy, GV cần tôn trọng HV, phát
huy ý thức trách nhiệm, lòng tự trọng của HV. Hiểu biết đặc điểm tâm sinh lý, vốn sống, vốn KN của HV trong QTĐT, chuyển QTĐT, bồi dƣỡng thành quá trình tự đào tạo, tự bồi dƣỡng [38]. Với những vấn đề trên, DHTN là một cách dạy rất phù hợp đối tƣợng này. Tuy nhiên, để thực hiện đƣợc quy trình DHTN, ngoài những yếu tố vừa nêu, GV cần có sự am hiểu sâu sắc về bản chất của DHTN cũng nhƣ các nguyên tắc và quy trình vận dụng. Từ đó có thể thiết kế đƣợc các HĐDH, lựa chọn đƣợc cách thức tổ chức phù hợp.
b. Về cơ sở vật chất phục vụ dạy nghề cho lao động nông thôn
Ngoài việc trang bị đầy đủ cơ sở vật chất nhƣ ĐTN chính quy, cần xem xét một số đặc thù nhất định liên quan đến địa bàn hoạt động, địa điểm tổ chức [45][57], đặc biệt DHTN chú trọng hoạt động học tập trải nghiệm của HV, do vậy cần tăng cƣờng bổ sung đáp ứng cho hoạt động này.
- Về phòng học, nơi thực tập có thể linh hoạt tổ chức tại cơ sở dạy nghề kết hợp với địa bàn dân cƣ để tiện cho việc học trải nghiệm, đi lại và sinh hoạt của HV. Điều này giúp ngƣời học dễ dàng lĩnh hội tri thức và vận dụng vào thực tế mang lại hiệu quả cao, đồng thời tạo dựng đƣợc niềm tin vững chắc với những gì họ đƣợc học. Khi thấy hay, thấy có hiệu quả từ việc học mang lại thì ngƣời dân sẽ bắt chƣớc làm theo (đi học nghề nhiều hơn). Có thể tận dụng tại địa bàn dân cƣ, học và trải nghiệm ngay tại nơi làm việc nhƣ tại cơ sở sản xuất, dịch vụ (với nhóm nghề Điện dân dụng) hoặc trên cánh đồng (với nhóm nghề trồng trọt), tại trang trại (với nhóm nghề chăn nuôi),...
- Phƣơng tiện, thiết bị dạy học, ngoài sẵn có của cơ sở đào tạo, có thể tận dụng tại cơ sở sản xuất ở địa phƣơng và HV để việc học đƣợc sát thực tế (HV có thể vừa học, vừa sửa chữa, lắp ráp,... ngay cho các thiết bị điện, mạng điện sinh hoạt hay sản xuất, dịch vụ của gia đình, cơ sở sản xuất) tại địa phƣơng.
c. Về mục tiêu, nội dung, thời gian đào tạo
việc nào đó của một nghề, vì vậy, mục tiêu đào tạo thƣờng hết sức cụ thể, rõ ràng. Mục tiêu đào tạo của toàn khoá học, mô đun, từng bài học phải đƣợc xác định rõ ràng, thể hiện sự cần thiết đáp ứng nhu cầu xã hội cũng nhƣ sự hữu dụng xác đáng đối với ngƣời học.
- Về nội dung: Với quan điểm đào tạo gắn với việc làm sau đào tạo, nội dung hƣớng tới việc ngƣời dân sau khi học sẽ làm việc ở đâu (chuyển dịch cơ cấu) hoặc áp dụng thế nào để nâng cao năng suất lao động, nâng cao giá trị... Vì vậy nội dung phải sát yêu cầu từ ngƣời sử dụng lao động hoặc yêu cầu từ ngƣời dân. Nội dung là những kiến thức, kỹ năng cốt lõi, thực sự có giá trị trong thực tiễn. Nội dung bài giảng cả về lý thuyết và kỹ năng cần phải ngắn gọn, dễ hiểu, đảm bảo tính logíc, tính sát hợp với thực tiễn nghề. Các nguồn thông tin trong nội dung cần có sự chắt lọc, cập nhật với thực tế. Do vậy thời gian đào tạo diễn ra ngắn, thƣờng chỉ đến 3 tháng tuỳ thuộc chƣơng trình [52].
d. Về kiểm tra đánh giá học viên
Dạy nghề cho LĐNT cần dạy theo công việc, năng lực giải quyết vấn đề gắn với thực tế nghề nghiệp. Do vậy, việc đánh giá ngƣời học là đánh giá theo năng lực (Kết luận đánh giá khẳng định Có năng lực hoặc Chưa có năng lực. Chỉ khi nào ngƣời học đã “đạt” tất cả các tiêu chí đặt ra thì mới đƣợc công nhận “Có năng lực” [52]) hay chính là đánh giá theo tiêu chí, nghĩa là nó đo sự thực hiện hay kết quả trong mối liên hệ so sánh với các tiêu chí, chứ không có liên hệ so sánh với kết quả học tập của HV khác (đánh giá tƣơng đối).
Để tiến hành đánh giá HV bằng DHTN, ta cần thực hiện các loại đánh giá: đánh giá đầu vào (ghi nhận năng lực ngƣời học đã có để không phải dạy lại); đánh giá quá trình (ghi nhận sự tiến bộ của HV - các năng lực mà họ đạt đƣợc, phản hồi cho GV về những gì cần cải thiện); đánh giá kết thúc nhằm đƣa ra phán quyết về ngƣời học đã có/chƣa có năng lực, là căn cứ quyết định việc đạt hay không đạt sự thực hiện, từ đó quyết định về việc cấp văn bằng, chứng chỉ.
1.2.3.4. Một số yếu tố ảnh hưởng tới quá trình dạy học trải nghiệm trong đào tạo nghề cho lao động nông thôn
DHTN là một hƣớng đi mới trong việc đổi mới PP, cách thức tổ chức, nó khá phù hợp với ngƣời học là LĐNT. Tuy vậy, dù là QTDH nào thì cũng không tránh khỏi những yếu tố tác động, và DHTN cũng không nằm ngoài sự ảnh hƣởng của các yếu tố đó. Những ảnh hƣởng đó có thể tác động tạo ra sự thuận lợi (tích cực) nhƣng cũng có thể làm kìm hãm (tiêu cực) đến hiệu quả của QTDH.
a. Những yếu tố tích cực
ĐTN cho LĐNT đang đƣợc sự quan tâm của cả hệ thống chính trị, toàn Đảng, toàn dân. Sự quan tâm ấy thể hiện qua sự đầu tƣ vào các dự án ĐTN cho LĐNT trên cả nƣớc, từ việc đầu tƣ thiết bị dạy học, môi trƣờng đào tạo, đội ngũ GV,... mà đặc biệt là đổi mới hình thức tổ chức, PPDH. Và dạy nghề cho LĐNT theo quy trình DHTN sẽ là một cách dạy có ƣu thế lớn nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo. Sự hỗ trợ ƣu đãi của các cấp, các ngành có ý nghĩa rất lớn, đặc biệt trong việc hỗ trợ về kinh phí đào tạo; vật tƣ, thiết bị phục vụ dạy nghề [6]. Bởi khi tiến hành DHTN đòi hỏi yếu tố vật tƣ, thiết bị phục vụ hoạt động học tập trải nghiệm là rất quan trọng. Chúng không những đảm bảo đủ cho hoạt động thực hành, luyện tập mà còn cần cho các hoạt động thử nghiệm, trải nghiệm của HV để xây dựng, khái quát hoá lý luận.
Nhiều chƣơng trình ĐTN cho LĐNT đã đƣợc Bộ LĐ,TB & XH ban hành. Chƣơng trình đƣợc xây dựng theo cấu trúc mô đun. Do đó, tạo điều kiện cho việc thiết kế và tổ chức các hoạt động DHTN [53][54][55][56].
GV dạy nghề cho LĐNT hiện nay, về cơ bản đã đáp ứng đủ về số lƣợng và chất lƣợng, đƣợc đào tạo bài bản về chuyên môn và nghiệp vụ.
Điều kiện về địa bàn học tập và áp dụng vào sản xuất, dịch vụ tại các địa phƣơng cũng thuận lợi cho việc triển khai DHTN. Bởi lẽ, dạy nghề cho
LĐNT thƣờng gắn chặt với giải quyết nhiệm vụ tại địa phƣơng, gia đình,.. mà DHTN lại thực hiện theo hƣớng tận dụng, phát huy KN của họ vào hoạt động học tập để giải quyết các yêu cầu của nghề nghiệp và cuộc sống.
Ngoài ra, ngƣời học là LĐNT có những đặc điểm đặc thù mà nếu tiến hành dạy theo DHTN thì có thể phát huy tốt vốn KN của họ, đặc biệt là phù hợp với đặc điểm đối tƣợng ngƣời học, điều đó làm tăng hiệu quả của QTDH.
b. Những yếu tố gây tiêu cực
Việc đầu tƣ còn dàn trải dẫn đến khi triển khai gặp khó khăn. Mặt khác, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, kỹ thuật đã tạo đà cho dòng đời sản phẩm, công nghệ thay đổi nhanh. Điều này gây khó khăn cho công tác đào tạo. Bởi khi đó dòng sản phẩm cũng thay đổi, nên ngƣời dân (sử dụng) sẽ cập nhật và có nhiều KN về cái mới. Trong khi cơ sở đào tạo luôn chậm đổi mới thiết bị phục vụ đào tạo. Nếu cơ sở ĐTN vẫn dạy theo cái mình có, ngại tiếp cận cái mới thì quá trình DHTN ít tận dụng và phát huy đƣợc KN của HV đã cập nhật, đồng thời HV không đáp ứng đƣợc công việc sau khi học.
GV một phần đƣợc đào tạo bài bản tại các trƣờng đại học, cao đẳng. Họ có vốn kiến thức chuyên môn và nghiệp vụ sƣ phạm khá sâu rộng [7]. Tuy nhiên, KN thực tế trong sản xuất của nghề còn hạn chế. Nhóm này thƣờng áp dụng tốt các PPDH mà trung tâm của HĐDH là GV. Bởi muốn sử dụng PPDH có ƣu thế theo DHTN, buộc họ phải có nhiều KN thực tế về nghề để có thể thiết kế các tình huống, chủ đề dạy học để HV khám phá trải nghiệm,... dựa trên KN của họ. Ngoài ra một phần đội ngũ GV là cộng tác viên, cán bộ kỹ thuật hoặc nghệ nhân. Họ có khả năng thực hành tốt, nhƣng ít am hiểu về kỹ năng sƣ phạm, dẫn đến sự linh hoạt trong việc lập kế hoạch, xây dựng các tình huống dạy học, tổ chức dạy học, đặc biệt là DHTN gặp nhiều rào cản.
Tuy chƣơng trình đào tạo đƣợc cấu trúc theo mô đun[53][54][55][56], nhƣng trong mỗi mô đun không phải bài nào cũng đƣợc thiết kế gắn với giải
quyết vấn đề thực tế. Có bài mang tính lý thuyết, có nội dung ít phù hợp với ngƣời học và thực tế. Do đó đòi hỏi sự sáng tạo, linh hoạt của GV trong việc cấu trúc, liên kết hay chia tách nội dung để thiết kế tối đa các tình huống dạy học theo DHTN cho hầu hết nội dung chƣơng trình.
HV cũng là một nhân tố chính tác động đến hiệu quả của DHTN. Bởi đa phần họ đi học không giống nhƣ trẻ em, ngoài việc học để tìm việc, tự tạo việc làm thì họ còn bị phân tâm bởi cuộc sống gia đình, làng xã,... Do vậy, sự chuyên tâm, ý thức trách nhiệm, sự tham gia tích cực vào các hoạt động trải nghiệm, kiến tạo nội dung,... có ý nghĩa quyết định đến kết quả dạy học.
Ngoài ra mỗi lớp dạy nghề cho LĐNT thƣờng quy định 30 HV. Lƣợng ngƣời học đông sẽ tác động không nhỏ đến việc tổ chức các nhóm, các hoạt động học ở các nhóm cũng nhƣ cả lớp, đặc biệt là các hoạt động trải nghiệm.
Qua việc phân tích một số yếu tố tích cực và hạn chế tác động đến quá trình DHTN trong ĐTN cho LĐNT cho ta thấy đƣợc những ảnh hƣởng có lợi để phát huy, đồng thời thấy đƣợc những khó khăn để có hƣớng khắc phụcnhằm mang lại hiệu quả cao nhất khi tiến hành DHTN.
1.3. THỰC TRẠNG DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM TRONG ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN
1.3.1. Đào tạo nghề cho lao động nông thôn hiện nay
ĐTN cho LĐNT đã và đang đƣợc chú trọng quan tâm. Năm 2009, Thủ tƣớng Chính phủ đã phê duyệt Đề án ĐTN cho LĐNT đến năm 2020, theo đó, mỗi năm có khoảng 1 triệu LĐNT đƣợc ĐTN để chuyển sang làm công nghiệp, dịch vụ hoặc làm nông nghiệp theo hƣớng an toàn, hiện đại [7].
Với dân số khoảng 90 triệu ngƣời, trong đó số ngƣời trong độ tuổi lao động khoảng 51,3 triệu, tập trung ở nông thôn khoảng 36,7 triệu lao động, chiếm tới 71,5% dân số trong độ tuổi lao động [84]. Đây là lực lƣợng lao động có vai trò quan trọng sự nghiệp CNH - HĐH. Song thực tế hiện nay
LĐNT đƣợc ĐTN chiếm tỷ lệ còn thấp, hầu hết các KN của họ đều đƣợc đúc rút trong quá trình làm việc và sự truyền dạy của thế hệ trƣớc.
Với mức sống thấp, thiếu việc làm, việc mở rộng các khu công nghiệp làm diện tích đất nông nghiệp bị co hẹp, dẫn tới làn sóng di cƣ ra thành thị tìm việc tăng. Quá trình di cƣ đã tạo hệ lụy cho các thành phố nhƣ vấn đề nhà ở, môi trƣờng, văn hóa… Để giải quyết điều này, cần phải tạo việc làm cho LĐNT hƣớng tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế và việc làm ở khu vực nông thôn theo phƣơng châm “ly nông bất ly hƣơng”. Do vậy, ĐTN cho LĐNT là rất cần thiết để phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn.
Luật Dạy nghề và Luật Giáo dục nghề nghiệp đều quy định rõ ba trình độ đào tạo là sơ cấp, trung cấp và cao đẳng. ĐTN cho LĐNT là ở trình độ sơ cấp nhằm trang bị cho ngƣời học năng lực thực hành một nghề đơn giản hoặc một số công việc của nghề, tạo điều kiện cho họ tìm việc, tự tạo việc làm hoặc học tiếp lên. Thời gian quy định ĐTN trình độ sơ cấp dƣới một năm đối với ngƣời có trình độ học vấn, sức khoẻ phù hợp với nghề cần học [41][42].
1.3.2. Tổ chức khảo sát thực trạng
1.3.2.1. Mục đích khảo sát
Nhằm đánh giá thực trạng DHTN trong ĐTN cho LĐNT, đồng thời cho biết khả năng vận dụng quy trình DHTN. Đó là những phản ánh về việc chuẩn bị, tổ chức HĐDH: HV đƣợc chủ động, tích cực hoạt động để phát huy KN, tham gia hoạt động khám phá, trải nghiệm để bổ sung KN mới dƣới sự điều khiển, định hƣớng từ GV. Việc sử dụng PP, cách thức tổ chức HĐDH của GV có phù hợp với đặc điểm, nhu cầu học tập của HV hay chƣa. Từ đó đề xuất quy trình vận dụng DHTN vào ĐTN Điện dân dụng.
1.3.2.2. Nội dung khảo sát
Thực trạng việc chuẩn bị, thiết kế HĐDH, việc sử dụng PPDH, tổ chức dạy học; việc học tập, môi trƣờng dạy học trong quá trình ĐTN cho LĐNT.
1.3.2.3. Công cụ khảo sát (Phiếu khảo sát)
Để tiến hành khảo sát thực trạng dạy nghề cho LĐNT, đề tài đã xây dựng mẫu phiếu khảo sát với các tiêu chí cụ thể và hƣớng trọng tâm vào việc chuẩn bị, tổ chức các HĐDH dƣới góc độ DHTN. Phiếu khảo sát bao gồm hai mẫu: phiếu dành cho HV (PHỤ LỤC 1) và phiếu dành cho GV (PHỤ LỤC 2).
1.3.2.4. Xác định địa bàn nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hoà Bình. Các địa bàn có nhiều đặc trƣng của các vùng nông thôn. Vì vậy, kết quả nghiên cứu có thể tham khảo cho các vùng nông thôn có điều kiện tƣơng tự trong việc dạy nghề cho LĐNT hiện nay.
1.3.2.5. Lựa chọn nghiệm thể nghiên cứu
GV dạy nghề thuộc các cơ sở dạy nghề (Trung tâm dạy nghề, trƣờng trung cấp, cao đẳng nghề có tham gia ĐTN cho LĐNT), nhóm này phục vụ cho việc tìm hiểu thực trạng dạy học nghề cho LĐNT.
Ngƣời học là LĐNT, nhóm này là mẫu điều tra đáng tin cậy về tính hiệu quả của các hoạt động dạy nghề cho LĐNT.
Cán bộ quản lý thuộc cơ sở dạy nghề có tham gia dạy nghề cho LĐNT, nhóm này cung cấp thông tin đánh giá về hiệu quả, tính khả thi của khóa học.
1.3.2.6. Phương pháp khảo sát thực trạng
PP chủ đạo là xin ý kiến trực tiếp bằng phiếu khảo sát. Hệ thống câu hỏi bao gồm câu hỏi đóng, câu hỏi mở, nội dung rõ ràng, dễ hiểu, logic và đảm bảo tính khách quan. Ngoài ra đề tài còn sử dụng một số PP nhƣ quan sát qua dự giờ, phỏng vấn trực tiếp GV dạy, HV, chuyên gia có KN.
1.3.3. Kết quả khảo sát
Đề tài điều tra tổng số 68 cán bộ, GV (52 GV giảng dạy và 16 cán bộ quản lý) và 300 HV. Theo kết quả khảo sát, hầu hết HV là ngƣời trƣởng thành, phần nhiều đã làm nghề nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (nghề mộc,