0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (183 trang)

Chƣơng trình đào tạo nghề Điện dân dụng cho lao động nông thôn

Một phần của tài liệu DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM VÀ VẬN DỤNG TRONG ĐÀO TẠO NGHỀ ĐIỆN DÂN DỤNG CHO LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG NÔNG THÔN (Trang 60 -60 )

Chƣơng trình ĐTN Điện dân dụng trình độ sơ cấp trƣớc đây đƣợc thiết kế, cấu trúc bởi các mô đun đƣợc tích hợp nhiều nội dung nhƣ lắp đặt mạng

điện, hệ thống điện nội thất và sinh hoạt, lắp đặt, vận hành, sửa chữa, bảo dƣỡng các thiết bị điện - điện lạnh sinh hoạt và sản xuất nhỏ,… cho nên thời lƣợng cũng nhƣ nội dung chƣơng trình mang tính dàn trải, nhiều khi không phù hợp với điều kiện vùng miền, từng địa phƣơng, đối tƣợng ngƣời học, nhu cầu lao động tại địa phƣơng,… Do vậy, hiện nay nghề Điện dân dụng trình độ sơ cấp (đào tạo cho LĐNT) đã đƣợc Tổng cục Dạy nghề, Bộ LĐTBXH xây dựng và ban hành (2011) theo cấu trúc phân tách nhiều lĩnh vực nhỏ hơn. Và do đó nội dung cũng nhƣ thời gian đào tạo cũng ngắn gọn, cụ thể hơn và bám sát tình hình thực tế cũng nhƣ nhu cầu và điều kiện học tập của ngƣời học và ngƣời sử dụng lao động ở các vùng nông thôn. Việc chia tách này tạo ra các nghề diện hẹp, bao gồm: Lắp đặt điện cho cơ sở sản xuất nhỏ; Lắp đặt mạng điện nội thất; Sửa chữa quạt, động cơ điện và ổn áp; Sửa chữa, bảo trì tủ lạnh và điều hòa nhiệt độ… [53][54][55][56]. Mỗi nghề diện hẹp này đƣợc cấu trúc bởi một số mô đun đặc trƣng nhất định, mặc dù vậy nhƣng chúng vẫn mang những nét đặc thù và nằm trong tổng thể chung của nghề (diện rộng) Điện dân dụng.

Do yếu tố thời gian và phạm vi nghiên cứu, Luận án sẽ xây dựng một số bài dạy minh hoạ việc vận dụng quy trình DHTN một số bài/nội dung thuộc nghề “Sửa chữa quạt, động cơ điện và ổn áp”. Đây là một nghề hẹp và có nhiều yếu tố sát với điều kiện, nhu cầu, đời sống của ngƣời dân nông thôn ở một số địa bàn nghiên cứu.

* Đặc điểm chương trình đào tạo nghề Sửa chữa quạt, động cơ điện và ổn áp:

Chƣơng trình đào tạo của nghề này đƣợc xây dựng theo cấu trúc mô đun, đƣợc mô tả chi tiết ở PHỤ LỤC 3. Chƣơng trình gồm 04 mô đun (với tổng thời gian đào tạo 480 giờ): Thực hành điện cơ bản (24 giờ), Sửa chữa ổn áp (144 giờ), Sửa chữa quạt điện (156 giờ), Sửa chữa động cơ điện (156 giờ). Chƣơng trình đã khái quát đƣợc những vấn đề chính nhƣ mục tiêu đào tạo của

nghề (mục tiêu chung), danh mục mô đun và thời gian thực hiện, chƣơng trình (chi tiết) mô đun đào tạo, hƣớng dẫn sử dụng chƣơng trình, đặc biệt là phần mục tiêu dạy học và nội dung dạy học cho từng bài học cụ thể.

Về mục tiêu dạy học của từng bài đƣợc viết khá chi tiết, cụ thể, bao quát đƣợc những gì ngƣời học phải đạt đƣợc sau mỗi bài học, đồng thời mức độ cần đạt đƣợc của mục tiêu dạy học là phù hợp và sát với thực tế và trình độ của ngƣời học là LĐNT. Bên cạnh đó, mục tiêu dạy học cũng thể hiện đƣợc chức năng giáo dục nhƣ tác phong lao động công nghiệp, rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, khoa học và đảm bảo an toàn trong công việc.

Nội dung dạy học là những nội dung cụ thể của nghề bao gồm những kiến thức, kỹ năng về an toàn điện và đo lƣờng điện, cách bảo dƣỡng và sửa chữa các loại quạt điện, động cơ điện và ổn áp dùng trong sinh hoạt và dân dụng. Nội dung bám sát nhu cầu thực tiễn nghề nghiệp, chủ yếu đi vào vấn đề hình thành và phát triển kỹ năng của ngƣời học. Đặc biệt, ngƣời học là LĐNT có xu hƣớng thích học những gì sát sƣờn đối với họ, thích học thực hành nhiều hơn là học lý thuyết. Do vậy chƣơng trình đã đƣợc thiết kế với tỉ lệ thực hành chiếm phần lớn thời gian học tập (khoảng 83%) mà vẫn đảm bảo có đủ nội dung về lý thuyết cần thiết. Mặt khác, các nội dung đƣợc xây dựng dựa trên tình hình nhu cầu thực tế tại địa phƣơng cũng nhƣ nhu cầu giải quyết công việc trong đời sống, nghề nghiệp của ngƣời học, trong đó:

Mô đun 1: Thực hành điện cơ bản, bao gồm những nội dung về an toàn điện và các biện pháp phòng tránh, cấp cứu khi bị điện giật; cách sử dụng, bảo quản các dụng cụ nghề điện và cơ khí nhỏ cầm tay; các kiến thức về đo lƣờng điện và việc sử dụng dụng cụ đo thông dụng để đo các đại lƣợng điện cơ bản. Các nội dung trên là mảng kiến thức, kỹ năng cần thiết cho ngƣời lao động nói chung và ngƣời thợ điện nói riêng hoạt động, công tác trong môi trƣờng công nghiệp.

Mô đun 2: Sửa chữa ổn áp, bao gồm các nội dung về cấu tạo chung của máy biến áp, các hiện tƣợng hƣ hỏng thƣờng gặp; cách bảo dƣỡng, sửa chữa các loại máy biến áp gia đình: máy biến áp tự ngẫu, máy biến áp cảm ứng, bộ kích điện; việc xác định hƣ hỏng và cách sửa chữa, thay thế các mạch tự động của ổn áp và thiết bị biến đổi nguồn. Đây là mô đun bắt đầu cho việc hình thành và rèn luyện kỹ năng nghề sau khi đã biết thực hành điện cơ bản.

Mô đun 3: Sửa chữa quạt điện, với các nội dung trọng tâm là bảo dƣỡng và sửa chữa các loại quạt điện vòng chập, quạt bàn chạy tụ và quạt trần chạy tụ. Các nội dung trong mô đun cũng là nhằm hình thành và rèn luyện kỹ năng nghề thuộc mô đun.

Mô đun 4: Sửa chữa động cơ điện, ngƣời học đƣợc đi sâu tìm hiểu động cơ không đồng bộ: cách tháo lắp, đấu dây động cơ; bảo dƣỡng, sửa chữa, động cơ không đồng bộ một pha và ba pha thƣờng dùng trong dân dụng.

Một phần của tài liệu DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM VÀ VẬN DỤNG TRONG ĐÀO TẠO NGHỀ ĐIỆN DÂN DỤNG CHO LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG NÔNG THÔN (Trang 60 -60 )

×