ĐTN cho LĐNT đã và đang đƣợc chú trọng quan tâm. Năm 2009, Thủ tƣớng Chính phủ đã phê duyệt Đề án ĐTN cho LĐNT đến năm 2020, theo đó, mỗi năm có khoảng 1 triệu LĐNT đƣợc ĐTN để chuyển sang làm công nghiệp, dịch vụ hoặc làm nông nghiệp theo hƣớng an toàn, hiện đại [7].
Với dân số khoảng 90 triệu ngƣời, trong đó số ngƣời trong độ tuổi lao động khoảng 51,3 triệu, tập trung ở nông thôn khoảng 36,7 triệu lao động, chiếm tới 71,5% dân số trong độ tuổi lao động [84]. Đây là lực lƣợng lao động có vai trò quan trọng sự nghiệp CNH - HĐH. Song thực tế hiện nay
LĐNT đƣợc ĐTN chiếm tỷ lệ còn thấp, hầu hết các KN của họ đều đƣợc đúc rút trong quá trình làm việc và sự truyền dạy của thế hệ trƣớc.
Với mức sống thấp, thiếu việc làm, việc mở rộng các khu công nghiệp làm diện tích đất nông nghiệp bị co hẹp, dẫn tới làn sóng di cƣ ra thành thị tìm việc tăng. Quá trình di cƣ đã tạo hệ lụy cho các thành phố nhƣ vấn đề nhà ở, môi trƣờng, văn hóa… Để giải quyết điều này, cần phải tạo việc làm cho LĐNT hƣớng tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế và việc làm ở khu vực nông thôn theo phƣơng châm “ly nông bất ly hƣơng”. Do vậy, ĐTN cho LĐNT là rất cần thiết để phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn.
Luật Dạy nghề và Luật Giáo dục nghề nghiệp đều quy định rõ ba trình độ đào tạo là sơ cấp, trung cấp và cao đẳng. ĐTN cho LĐNT là ở trình độ sơ cấp nhằm trang bị cho ngƣời học năng lực thực hành một nghề đơn giản hoặc một số công việc của nghề, tạo điều kiện cho họ tìm việc, tự tạo việc làm hoặc học tiếp lên. Thời gian quy định ĐTN trình độ sơ cấp dƣới một năm đối với ngƣời có trình độ học vấn, sức khoẻ phù hợp với nghề cần học [41][42].
1.3.2. Tổ chức khảo sát thực trạng
1.3.2.1. Mục đích khảo sát
Nhằm đánh giá thực trạng DHTN trong ĐTN cho LĐNT, đồng thời cho biết khả năng vận dụng quy trình DHTN. Đó là những phản ánh về việc chuẩn bị, tổ chức HĐDH: HV đƣợc chủ động, tích cực hoạt động để phát huy KN, tham gia hoạt động khám phá, trải nghiệm để bổ sung KN mới dƣới sự điều khiển, định hƣớng từ GV. Việc sử dụng PP, cách thức tổ chức HĐDH của GV có phù hợp với đặc điểm, nhu cầu học tập của HV hay chƣa. Từ đó đề xuất quy trình vận dụng DHTN vào ĐTN Điện dân dụng.
1.3.2.2. Nội dung khảo sát
Thực trạng việc chuẩn bị, thiết kế HĐDH, việc sử dụng PPDH, tổ chức dạy học; việc học tập, môi trƣờng dạy học trong quá trình ĐTN cho LĐNT.
1.3.2.3. Công cụ khảo sát (Phiếu khảo sát)
Để tiến hành khảo sát thực trạng dạy nghề cho LĐNT, đề tài đã xây dựng mẫu phiếu khảo sát với các tiêu chí cụ thể và hƣớng trọng tâm vào việc chuẩn bị, tổ chức các HĐDH dƣới góc độ DHTN. Phiếu khảo sát bao gồm hai mẫu: phiếu dành cho HV (PHỤ LỤC 1) và phiếu dành cho GV (PHỤ LỤC 2).
1.3.2.4. Xác định địa bàn nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hoà Bình. Các địa bàn có nhiều đặc trƣng của các vùng nông thôn. Vì vậy, kết quả nghiên cứu có thể tham khảo cho các vùng nông thôn có điều kiện tƣơng tự trong việc dạy nghề cho LĐNT hiện nay.
1.3.2.5. Lựa chọn nghiệm thể nghiên cứu
GV dạy nghề thuộc các cơ sở dạy nghề (Trung tâm dạy nghề, trƣờng trung cấp, cao đẳng nghề có tham gia ĐTN cho LĐNT), nhóm này phục vụ cho việc tìm hiểu thực trạng dạy học nghề cho LĐNT.
Ngƣời học là LĐNT, nhóm này là mẫu điều tra đáng tin cậy về tính hiệu quả của các hoạt động dạy nghề cho LĐNT.
Cán bộ quản lý thuộc cơ sở dạy nghề có tham gia dạy nghề cho LĐNT, nhóm này cung cấp thông tin đánh giá về hiệu quả, tính khả thi của khóa học.
1.3.2.6. Phương pháp khảo sát thực trạng
PP chủ đạo là xin ý kiến trực tiếp bằng phiếu khảo sát. Hệ thống câu hỏi bao gồm câu hỏi đóng, câu hỏi mở, nội dung rõ ràng, dễ hiểu, logic và đảm bảo tính khách quan. Ngoài ra đề tài còn sử dụng một số PP nhƣ quan sát qua dự giờ, phỏng vấn trực tiếp GV dạy, HV, chuyên gia có KN.
1.3.3. Kết quả khảo sát
Đề tài điều tra tổng số 68 cán bộ, GV (52 GV giảng dạy và 16 cán bộ quản lý) và 300 HV. Theo kết quả khảo sát, hầu hết HV là ngƣời trƣởng thành, phần nhiều đã làm nghề nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (nghề mộc,
may, đan lát, hàn, sửa chữa điện nƣớc, lắp đặt điện, sửa xe máy,…). Họ có trình độ văn hoá đa dạng (từ tiểu học đến trung học phổ thông), một số đã tham gia học nghề ở trình độ trung cấp, cao đẳng (chƣa có việc). Dƣới đây là một số thống kê kết quả tổng hợp theo hƣớng nghiên cứu của đề tài.
Bảng 1.1: Thực trạng công tác chuẩn bị và thiết kế hạt động dạy học của GV
TT Chuẩn bị và thiết kế HĐDH Số GV
chọn Tỉ lệ
Xếp hạng
1 Chuẩn bị đầy đủ phƣơng tiện dạy học
theo nội dung đào tạo. 66/68 97,06% 1
2 Căn cƣ nội dung, cơ sở vật chất để thiết
kế các HĐDH. 64/68 94,12% 2
3 Phân tích mục tiêu, tìm hiểu nhu cầu học
tập của ngƣời học theo nội dung đào tạo. 28/68 41,18% 3
4 Khảo sát trình độ đầu vào theo nội dung
đào tạo và xây dựng hồ sơ HV. 3/68 4,41% 5
5 Xây dựng nội dung, thiết kế HĐDH trải
nghiệm dựa trên KN, đặc điểm HV. 4/68 5,88% 4
Với kết quả thống kê trên cho thấy việc chuẩn bị phƣơng tiện, thiết bị là rất chu đáo (đạt tới 97,06%). Tuy nhiên, việc xây dựng nội dung, thiết kế HĐDH vẫn thiên về cái mà GV, cơ sở đào tạo có (94,12%) chứ chƣa chú ý đến phân tích mục tiêu, lựa chọn nội dung phù hợp tính thực tế, nhu cầu ngƣời học (41,18% GV quan tâm). Bên cạnh đó, việc khảo sát đầu vào về vốn KN của ngƣời học là rất ít (4,41%). Qua đó dẫn đến việc xây dựng nội dung và thiết kế các HĐDH để ngƣời học trải nghiệm dựa trên KN, đặc điểm HV về lĩnh vực học tập cũng không đƣợc quan tâm nhiều (5,88%). Việc này dẫn đến tình trạng GV cứ dạy theo nội dung đào tạo, ít quan tâm đến khai thác vốn KN từ ngƣời học, hơn nữa nhiều khi là áp đặt cách dạy, nên hiện tƣợng HV không thích học (vì đã biết), không thích áp dụng cái đƣợc dạy (vì chƣa
tin tƣởng cách đó có hơn KN của mình không), tạo tâm lý bảo thủ cho HV.
Bảng 1.2:Thực trạng sử dụng PP, kỹ thuật dạy học (theo ý kiến của 68 GV)
T T
Phƣơng pháp, kỹ thuật DH
Mức độ sử dụng
Thƣờng xuyên Thỉnh thoảng Không/Hiếm khi
SL (%) XH SL (%) XH SL (%) XH 1 Trực quan 54 (79,41) 4 14 (20,59) 4 0 (0) 7 2 Thuyết trình 55 (80,88) 3 13 (19,12) 5 0 (0) 7 3 Đàm thoại 58 (85,29) 1 10 (14,71) 7 0 (0) 7 4 Thực hành 57 (83,82) 2 11 (16,18) 6 0 (0) 7 5 Thảo luận nhóm 10 (14,71) 7 35 (51,47) 1 23 (33,82) 6 6 Đóng vai 7 (10,29) 8 10 (14,71) 7 51 (75,0) 3 7 Nêu vấn đề 11 (16,17) 6 20 (29,42) 2 37 (54,41) 4 8 Theo dự án 0 (0,0) 10 6 (8,82) 9 62 (91,18) 1
9 Nghiên cứu tài liệu 17 (25,0) 5 18 (26,47) 3 33 (48,53) 5
10 Ng.cứu tình huống 2 (2,94) 9 7 (10,29) 8 59 (86,77) 2
Ghi chú: SL: Số lượng; XH: Xếp hạng
Qua kết quả thống kê cho thấy, GV sử dụng đa dạng các PPDH. Trong đó thƣờng xuyên nhất là PP đàm thoại, thuyết trình, trực quan... Các PP này vốn đƣợc coi là ít có thế mạnh trong việc tích cực hoá hoạt động học tập. Trong khi các PPDH đƣợc coi có khả năng phát huy tính tích cực học tập, nghiên cứu của HV, đồng thời khơi gợi đƣợc sự hứng thú, hợp tác bằng KN thực tế liên quan đến nghề nhƣ: thảo luận nhóm, nêu vấn đề, đóng vai, nghiên cứu tình huống, dự án (rất có ƣu thế trong DHTN),… thì ít đƣợc sử dụng. Sở dĩ nhƣ vậy là do GV chƣa quan tâm nhiều đến đặc điểm, KN của HV, đặc biệt là những GV ít KN dạy nghề (mới tốt nghiệp, cán bộ kiêm chức tham gia dạy nghề nhƣng thiếu kỹ năng sƣ phạm). Điều này góp phần làm chất lƣợng, tính thiết thực của khoá ĐTN cho LĐNT trở nên kém hiệu quả.
Bảng1.3: Thực trạng tổ chức các HĐDH của GV (theo ý kiến của 300 HV)
TT Tổ chức các HĐDH của giáo viên
Mức độ sử dụng Thƣờng xuyên Thỉnh thoảng Không/Hiếm khi SL (%) XH SL (%) XH SL (%) XH 1 GV khảo sát, phỏng vấn trình độ của HV trƣớc khi học. 0 (0,0) 7 6 (2,0) 7 294 (98,0) 2
2 GV kết hợp giới thiệu nội dung
kiến thức với hỏi đáp
235 (78,33) 2 63 (21,0) 2 2 (0,67) 8
3 GV giới thiệu chủ đề thảo luận
để HV rút ra nội dung học tập. 36 (12,0) 3 67 (22,33) 1 197 (65,67) 6
4 Dạy theo tiến trình: Giới thiệu lý thuyết, hƣớng dẫn, tổ chức luyện tập, đánh giá, tổng kết. 266 (88,67) 1 26 (8,67) 3 8 (2,66) 7
5 Đƣa chủ đề HV nghiên cứu làm
thử, phân tích, thảo luận, rút ra nguyên tắc, cách làm phù hợp. 11 (3,67) 4 21 (7,0) 4 268 (89,33) 5
6 Đƣa chủ đề HV trải nghiệm,
thảo luận xây dựng quy trình, luyện tập và vận dụng. 3 (1,0) 5 9 (3,0) 5 288 (96,0) 4 7 Tổ chức cho HV xem cách làm,
thảo luận xây dựng quy trình, luyện tập, đánh giá tổng kết. 2 (0,67) 6 8 (3,33) 6 290 (96,67) 3
8 Giao dự án theo các tình huống
thực tế cho HV tự thiết kế, giải quyết theo nhóm, cá nhân.
0 (0,0) 7 4 (1,33) 8 296 (98,67) 1
Kết quả thống kê từ phía HV cho thấy đa số GV vẫn coi mình là trung tâm của QTDH. HV đƣợc học thụ động do GV dẫn dắt từ lý thuyết đến hƣớng dẫn thực hành. Cách triển khai nội dung để HV trải nghiệm, chủ động trình bày quan điểm, phát triển tƣ duy,…lại ít dùng (từ 0% - 12% về độ thƣờng xuyên). Đặc biệt, không có khảo sát KN đầu vào cũng nhƣ giao bài tập dự án cho HV xuất sắc. HV nhiều KN sẽ ít muốn áp dụng theo mặc dù KN của họ chƣa phải tối ƣu. Bản thân họ không biết điều này, nhƣng nếu nó đƣợc mang ra bàn luận, trải nghiệm, trao đổi trƣớc các HV khác, dƣới sự định hƣớng, dẫn
dắt của GV thì vấn đề sẽ đƣợc sáng tỏ và thuyết phục đƣợc những HV này.
Bảng1.4: Thực trạng tổ chức các HĐDH của GV (theo ý kiến của 68 GV)
TT Tổ chức các HĐDH của giáo viên Mức độ sử dụng Thƣờng xuyên Thỉnh thoảng Không/Hiếm khi SL (%) XH SL (%) XH SL (%) XH
1 Kết hợp giới thiệu nội dung kiến thức với hỏi đáp. 52 (76,47) 2 14 (20,59) 2 2 (2,94) 7
2 Giới thiệu chủ đề thảo luận để HV
rút ra nội dung học tập. 10 (14,71) 3 16 (23,53) 1 42 (61,76) 5
3 Dạy theo tiến trình: Giới thiệu lý thuyết, hƣớng dẫn thực hiện, tổ chức luyện tập, đánh giá, tổng kết. 56 (82,35) 1 5 (7,35) 4 7 (10,3) 6
4 Đƣa các chủ đề để HV nghiên cứu
làm thử, phân tích, thảo luận, rút ra nguyên tắc, cách làm phù hợp. 4 (5,88) 4 6 (8,82) 3 58 (85,29) 4
5 Đƣa chủ đề HV trải nghiệm rồi
trao đổi, thảo luận xây dựng quy trình, luyện tập và vận dụng. 3 (4,41) 5 6 (8,82) 3 59 (86,77) 3 6 Tổ chức cho HV xem cách làm,
thảo luận xây dựng quy trình, luyện tập, đánh giá tổng kết. 1 (1,47) 6 4 (5,88) 5 63 (92,65) 2
7 Giao dự án theo tình huống cho
HV tự thiết kế, giải quyết theo nhóm, cá nhân (GV giám sát)
(0,0) 7 1
(1,47) 6
67
(98,53) 1
Kết quả thống kê trên từ phía GV cho thấy các chỉ số (%) theo nội dung hỏi tƣơng ứng là tƣơng đồng với kết quả khảo sát từ phía HV. Thực tế cho thấy những GV triển khai theo cách dạy tích cực theo hƣớng DHTN thì đa số gặp khó khăn trong việc điều khiển các hoạt động của HV. Một số GV mạnh dạn chủ động tổ chức tình huống học tập, tung ra chủ đề để HV nghiên cứu nhƣng nhiều khi vấn đề tranh luận vƣợt quá giới hạn và trở nên nảy lửa gây căng thẳng và mang lại hiệu quả thấp. Tuy vậy cũng có một số ít GV nhiều KN, họ am hiểu thực tế, đặc điểm đối tƣợng nên khá linh hoạt, hài hoà trong
việc điều khiển lớp học. Mặc dù vậy, các GV khi đƣợc hỏi về việc tổ chức các HĐDH theo hƣớng DHTN, học tập trải nghiệm hay trải nghiệm thực tế,... thì hầu hết họ không hiểu hoặc chỉ hiểu mơ hồ về trải nghiệm là đƣợc thăm quan hay làm/thực hành vận dụng kiến thức đã học vào thực tế.
Bảng 1.5:Thực trạng sở thích học tập của người học (theo ý kiến của HV)
TT Sở thích học tập của ngƣời học Số HVchọn Tỉ lệ Xếp hạng
1 Học qua nghe giảng và làm theo hƣớng
dẫn là chính, còn trao đổi, thảo luận ít. 26/300 8,67% 5
2 Học theo tiến trình GV giới thiệu lý thuyết,
hƣớng dẫn thực hiện và thực hành. 27/300 9% 4
3 Học theo tiến trình GV cho làm, thực hành,
thử nghiệm trƣớc rồi rút ra lý thuyết sau. 272/300 90,67% 1
4 Học thông qua trao đổi, phân tích vấn đề,
thảo luận chia sẻ KN. 265/300 88,33% 3
5 Học qua trải nghiệm, tìm tòi, khám phá,
giải quyết tình huống gắn liền với thực tế. 271/300 90,33% 2
Nhƣ đã trình bày, cách học của HV ngƣời lớn khác với ngƣời ít KN. Điều này thể hiện qua kết quả thống kê, với tỉ lệ cao về PP học qua làm, trải nghiệm, chia sẻ KN, học từ thực tiễn rồi rút ra lý luận (trên 88% HV chọn). Tuy nhiên, một số ít HV chọn cách học thụ động, dựa vào hoạt động quan sát bắt chƣớc (dƣới 10%). Thực tế vẫn có một số ít HV trƣởng thành cũng ngại học, ngại hoạt động. Bên cạnh đó các khoá học nghề cũng có sự tham gia của một số HV mới lớn, vừa học xong phổ thông và bắt đầu lao động sản xuất. Vì vậy còn hạn chế về KN, mặt khác do thói quen học tập trƣớc đây.
Kết luận: Từ kết quả khảo sát và những phân tích về thực trạng dạy học trong ĐTN cho LĐNT nhƣ trên, có thể rút ra một số kết luận sau:
GV dạy nghề cho LĐNT, khi tiến hành HĐDH đã sử dụng nhiều PP, kỹ thuật dạy học. Tuy nhiên các PP và kỹ thuật dạy học vẫn thiên về ngƣời
dạy mà chƣa lấy HV làm trung tâm để khai thác vốn KN cũng nhƣ khuyến khích họ chủ động, tự lực giải quyết vấn đề thông qua việc trải nghiệm, khám phá các hoạt động học tập, nghiên cứu.
Mức độ hiểu biết và kỹ năng vận dụng các PPDH có ƣu thế khi tiến hành quy trình DHTN trong dạy nghề cho LĐNT còn rất hạn chế và hầu nhƣ chƣa triển khai.
Việc tìm hiểu nhu cầu học tập, khảo sát trình độ đầu vào của ngƣời học theo các chuyên đề, lĩnh vực học tập cũng nhƣ việc xây dựng nội dung và thiết kế HĐDH dựa trên KN, dựa trên việc trải nghiệm của HV là hầu nhƣ chƣa đƣợc thực hiện.
Cách triển khai PP dạy của GV với PP học của HV còn nhiều bất cập, nhiều khi không phù hợp với sở trƣờng và đặc điểm học tập của ngƣời học (LĐNT) – Những ngƣời có xu hƣớng và phong cách học tập dựa trên KN và học qua trải nghiệm, qua làm để rút ra lý luận. Do đó các hoạt động học tập chƣa mang lại hiệu quả và cần thiết phải triển khai theo cách dạy khác phù hợp hơn - Dạy học trải nghiệm.
KẾT LUẬN CHƢƠNG I
Đào tạo nghề cho lực lƣợng lao động ở các khu vực nông thôn Việt Nam trong những năm gần đây đã và đang đƣợc các cấp, các ngành chú trọng quan tâm, đặc biệt là trong vấn đề nâng cao chất lƣợng và hiệu quả đào tạo. Chất lƣợng của quá trình đào tạo có liên quan chặt chẽ tới nhiều yếu tố, trong đó có việc vận dụng các phƣơng thức, mô hình đào tạo tƣơng ứng với đối tƣợng ngƣời học. Qua tìm hiểu một số công trình nghiên cứu ở nƣớc ngoài và trong nƣớc liên quan đến đề tài, có thể thấy rằng lĩnh vực nghiên cứu trong ĐTN cho LĐNT đến nay chƣa có tác giả nào nghiên cứu, đặc biệt là việc nghiên cứu lý luận về DHTN và quy trình vận dụng DHTN trong việc ĐTN cho lực lƣợng lao động ở các vùng nông thôn Việt Nam.
Việc tìm hiểu thực trạng HĐDH trong ĐTN cho LĐNT cho thấy quá trình đào tạo này còn bộc lộ một số vấn đề trong công tác chuẩn bị, khâu tổ chức thực hiện, đặc biệt là trong việc triển khai các HĐDH, sử dụng PP và