5. Kết cấu luận văn
3.3.2. Tồn tại và nguyên nhân
3.3.2.1. Những mặt hạn chế trong hoạt động huy động vốn
Tuy đã đạt được nhiều kết quả khả quan, hoàn thành kế hoạch đề ra nhưng công tác huy động vốn của Vietinbank Quảng Ninh vẫn còn những tồn tại sau:
Một là, trong những năm qua Chi nhánh đã đưa ra nhiều hình thức huy động vốn để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, các hình thức huy
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
động vốn chưa có sự khác biệt nhiều so với các ngân hàng khác. Khi đó, kết quả huy động vốn của ngân hàng không phụ thuộc vào loại sản phẩm cung cấp nữa mà phụ thuộc vào lãi suất, chất lượng phục vụ và uy tín của ngân hàng. Do vậy, Chi nhánh cần phải đầu tư vào nghiên cứu những sản phẩm mới khác biệt để có thể phục vụ khách hàng tốt hơn nữa.
Hai là, xét về kỳ hạn nhìn vào cơ cấu vốn thấy nguồn vốn ngắn hạn và trung hạn được huy động từ dân cư và tổ chức kinh tế chiếm phần lớn trong tổng nguồn vốn huy động (49%) được, còn các nguồn huy động khác không đáng kể mặc dù chi phí của các nguồn này không cao so với huy động tiền gửi dân cư như: phát hành các công cụ nợ, khai thác trên thị trường liên ngân hàng. Để khắc phục hạn chế đó, Chi nhánh phải tổ chức đào nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, nhân viên về chuyên môn, nghiệp vụ. Tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn. Tuy việc sử dụng vốn trong loại nguồn vốn này không cao và thường biến động, nhưng đây là loại nguồn vốn có lãi suất huy động thấp nó giúp làm giảm lãi suất bình quân đầu vào, chi phí huy động nguồn vốn thấp, tăng chênh lệch lãi suất, tăng lợi nhuận và sức cạnh tranh trong cho vay. Thời gian tới, Chi nhánh cần có biện pháp để gia tăng nguồn vốn này.
Ba là, hiệu quả sử dụng vốn chưa cao, thể hiện ở cân đối nguồn vốn huy động và cho vay:
Bảng 3.18. Hiệu quả sử dụng vốn giai đoạn 2011-2013
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Tổng vốn huy động 3.151 4.185 5.549
Tổng cho vay 1.164 2.169 3.224
Hệ số sử dụng vốn (%) 37% 51.9% 58.1%
Phần dư 1.987 2.016 2.325
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Vietinbank Quảng Ninh qua các năm 2011, 2012, 2013)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Chi nhánh chưa cân đối nguồn vốn huy động và dư nợ về mặt số lượng. Cụ thể, trong năm 2011, huy động được 3.151 tỷ đồng nhưng tổng dư nợ cho vay chỉ đạt 1.164 tỷ đồng,chiếm 37% tổng nguồn vốn huy động. Năm 2012 huy động dược 4.185 tỷ đồng , dư nợ 2.169 tỷ đồng, chiếm 51,9 % tổng nguồn vốn và 5.549 tỷ đồng nguồn vốn, 3.224 tỷ đồng dư nợ, chiếm 58,1% năm 2013. Việc sử dụng vốn chưa cao dẫn tới tăng chi phí vốn cho ngân hàng. Đây là điều không tốt. Nó sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng. Bởi vậy, chi nhánh cần đưa ra biện pháp cải thiện tình hình này để đem lại lợi nhuận cao cho ngân hàng. Kết quả này cho thấy Chi nhánh chưa tích cực trong việc tìm đầu ra cho số vốn huy động được, ảnh hưởng đến lợi nhuận từ thu lãi của Chi nhánh.
Bốn là, sử dụng công cụ lãi suất chưa linh hoạt, vì phải phụ thuộc vào khung lãi suất của NHTM CP Công thương Việt Nam trong khi lãi suất thị trường luôn biến động, do đó làm giảm tính cạnh tranh.
Năm là, thủ tục chứng từ kế toán còn rườm rà, gây ra sự không hài lòng cho khách hàng. Chi nhánh cần đưa ra các biện pháp làm giảm bớt các thủ tục chứng từ để giao dịch trở nên vừa nhanh chóng, chính xác, lại an toàn.
Sáu là, chưa hoàn thiện chính sách chăm sóc khách hàng: Công tác chăm sóc khách hàng đã được triển khai và bước đầu đem lại hiệu quả. Tuy nhiên, để có thể cạnh tranh với các ngân hàng khác trong lĩnh vực huy động vốn thì Chi nhánh cần hoàn thiện hơn nữa chính sách chăm sóc khách hàng của mình, để khách hàng có thể thấy được sự quan tâm của ngân hàng và duy trì lòng trung thành với ngân hàng. Chi nhánh cần phải phân loại khách hàng thành các nhóm khác nhau, để có thể có những chính sách chăm sóc sao cho phù hợp với lợi ích của từng nhóm khách hàng. Đặc biệt là khách hàng lớn, truyền thống cần có những ưu đãi hơn. Việc thông báo có thể là thông báo sổ đến hạn, tặng quà nhân dịp sinh nhật, lễ tết, lãi suất bậc thang,…
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Bảy là, việc quảng bá hình ảnh còn chưa hiệu quả, ngày nay khi các ngân hàng thương mại cổ phần cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ và khách hàng cũng đã quen dần với hình ảnh của Chi nhánh cũng như uy tín của các ngân hàng TMCP, thì việc quảng bá hình ảnh của Vietinbank Quảng Ninh cũng là một công tác không kém phần quan trọng. Có một số khách hàng gửi tiền theo thói quen, họ chỉ quen sử dụng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng mà họ đã biết và rất ngại đổi sang ngân hàng khác khi họ chưa hiểu biết gì về ngân hàng đó. Chính vì thế, ngân hàng làm cho khách hàng hiểu rõ về mình cũng có nghĩa là đã thành công trong việc quảng bá hình ảnh của mình và thu hút khách hàng đến với mình. Trong thời đại công nghệ thông tin, tuyên truyền quảng cáo hay bất cứ hoạt động nào gắn liền với thị trường đều phải chú trọng việc xây dựng hình ảnh của mình trong con mắt của khách hàng.
Ngoài ra, còn nhiều khu vực dân cư có thu nhập cao chưa được khai thác hoặc khai thác chưa triệt để. Vì thế, Chi nhánh cần chú trọng công tác mở rộng mạng lưới để có thể tận dụng nguồn khách hàng tiềm năng này. Số lượng cán bộ làm việc tại các đơn vị hành chính, tổ chức kinh tế xung quanh trụ sở chính và các điểm giao dịch là tương đối lớn. Đây là nguồn khách hàng chủ yếu mà Chi nhánh cần tập trung để thu hút.
Nhận thức của cán bộ tín dụng chưa thực sự đầy đủ về công tác huy động vốn cũng như bán sản phẩm dich vụ ngân hàng. Bên cạnh đó, Chi nhánh chưa cập nhật đầy đủ thông tin về lãi suất huy động đối với khách hàng khiến khách hàng không nắm bắt được để mà lựa chọn các hình thức gửi tiền. Hơn nữa, việc chủ động nắm bắt thị trường vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu trước xu thế thị trường tiền tệ biến động nhanh như hiện nay.
3.4.2.2. Nguyên nhân
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những hạn chế trên là: * Nguyên nhân khách quan:
- Do tâm lý, thói quen của người dân: thói quen dùng tiền mặt của người dân làm cho việc triển khai thanh toán không dùng tiền mặt trong nền
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
kinh tế gặp khó khăn, phần lớn người dân không mở và sử dụng tài khoản tại ngân hàng hoặc có mở nhưng không sử dụng hay chuyển tiền. Những hiểu biết của người dân về các hoạt động, nghiệp vụ ngân hàng còn hạn chế nên nhiều người còn dè dặt khi gửi tiền vào ngân hàng hay thanh toán qua tài khoản ngân hàng. Điều này phần nào đã làm hạn chế khả năng huy động vốn của Chi nhánh, thói quen chi tiêu bằng tiền mặt vẫn chiếm tỷ lệ lớn trong đại đa số dân cư đã góp phần dẫn đến những hạn chế trong việc mở rộng các dịch vụ ngân hàng…
- Môi trường kinh doanh cạnh tranh ngày càng gay gắt, các NHTM đều tham gia vào cuộc chạy đua lãi suất, tích cực tổ chức các chương trình khuyến mại, cải tạo cơ sở vật chất, triển khai các dịch vụ ngân hàng hiện đại,… cũng ảnh hưởng ít nhiều đến hoạt động của chi nhánh, đặc biệt là khi huy động vốn.
- Tỷ giá ngoại tệ không ngừng tăng nhanh, là điều kiện bất lợi cho các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhập khẩu, đồng thời vừa là trở ngại đối với ngân hàng.
- Nền kinh tế thường xuyên biến động phức tạp gây tâm lý lo ngại cho người dân có tiền nhàn rỗi lựa chọn loại hình đầu tư, làm ảnh hưởng trực tiếp đến việc thu hút vốn của ngân hàng.
- Trong thời gian 2011-2013, tỷ lệ lạm phát ở nước ta khá cao, chỉ số giá cả trung bình cả năm tăng mạnh. Giá vàng tăng mạnh, đồng Đôla mất giá. Những yếu tố này không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động của nền kinh tế mà thông qua đó tác động tiêu cực tới hoạt động huy động vốn của ngân hàng. Bên cạnh đó, người dân có xu hướng tiêu dùng nhiều hơn là tiết kiệm đặc biệt là du lịch, mua sắm… phần nào đã làm giảm nguồn vốn huy động của ngân hàng.
- Xu thế hội nhập của nền kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế của khu vực và trên thế giới đã tạo nhiều cơ hội cho các ngân hàng thương mại Việt Nam. Song bên cạnh đó, các ngân hàng cũng phải đối phó với không ít các thách thức. Sự gia nhập của các tổ chức tài chính - ngân hàng nước ngoài tại
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Việt Nam, sự ra đời và nhập cuộc của các tổ chức tín dụng phi ngân hàng, quá trình mở rộng của các ngân hàng trong nước, một phần tạo sự phát triển của hệ thống tài chính ở Việt Nam, nhưng mặt khác tạo ra sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng, làm cho nguồn vốn trong xã hội bị chia sẻ, dòng vốn sẽ chảy mạnh vào những ngân hàng có uy tín, có sản phẩm dịch vụ đa dạng, phong phú,có công nghệ hiện đại… Tình hình đó tất yếu sẽ dẫn đến tình trạng có ngân hàng phát triển đi lên, và tất nhiên cũng có những ngân hàng bị buộc phải phá sản.
* Nguyên nhân chủ quan
- Về chính sách khách hàng: Chi nhánh chưa xây dựng chính sách khách hàng chi tiết tùy theo nhu cầu của từng đối tượng khách hàng, đặc biệt là những khách hàng lớn.
- Chi nhánh chưa tuyên truyền rộng rãi về phí dịch vụ thanh toán đối với khách hàng có số dư tiền gửi cao, ổn định, chưa chủ động tìm đến khách hàng.
- Trình độ cán bộ chưa thực sự toàn diện gây ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn.
- Các dịch vụ ngân hàng chưa thực sự tạo thuận lợi cho khách hàng khi chuyển tiền, thanh toán thuận lợi như khi dùng tiền mặt nên vẫn chưa làm thay đổi thói quen của dân cư, chẳng hạn nhiều máy rút tiền tự động vẫn thường xuyên bị lỗi, gây khó chịu cho khách hàng và gây ra tâm lý không thích sử dụng thẻ hoặc dịch vụ thanh toán qua thẻ cũng còn hạn chế, do thu nhập bình quân của đại đa số dân cư còn ở mức trung bình và chỉ có một số ít có thu nhập rất cao mới thường xuyên sử dụng thẻ thanh toán.
- Thủ tục còn nhiều phức tạp, nhất là trong quy trình gửi và lĩnh tiền của khách hàng, ví dụ chỉ cần một lỗi chính tả nhỏ cũng phải làm lại từ đầu, gây khó chịu cho khách hàng.
- Lãi suất chưa thực sự hấp dẫn khách hàng khi mà rất nhiều NHTM khác đưa ra các mức lãi suất cao rất hấp dẫn khách hàng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Các hình thức huy động vốn, sản phẩm huy động của Vietinbank Quảng Ninh chưa được phong phú so với các ngân hàng khác, còn chậm trong việc triển khai các sản phẩm huy động mới, sản phẩm có tính chất độc quyền của ngân hàng, và cũng chưa có nhiều sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của nhiều nhóm khách hàng trên thị trường.
- Các dịch vụ chưa được đa dạng hoá, đổi mới theo chiều sâu, một số mảng dịch vụ còn thiếu tính liên kết, gây khó khăn cho khách hàng, phí dịch vụ của Ngân hàng còn cao. Công tác Marketing còn chưa được ngân hàng quan tâm đúng mức. Việc quảng bá hình ảnh, sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng chưa hoàn thiện, chưa thành lập được phòng Marketing, chưa xây dựng được trang web của Chi nhánh. Một số mảng còn bỏ trống, hoạt động khập khiểng. Hình ảnh của Vietinbank Quảng Ninh trên thị trường chưa tương xứng với tiềm năng và thương hiệu của ngân hàng.
- Công nghệ ngân hàng chưa được đầu tư theo chiều sâu. Việc đầu tư mới chỉ diễn ra ở một số Chi nhánh lớn, chưa mở rộng đồng bộ trong toàn hệ thống ngân hàng, gây khó khăn cho cán bộ nhân viên ngân hàng và làm ảnh hưởng đến quá trình giao dịch của khách hàng.
- Mạng lưới hoạt động đã được mở rộng nhưng vẫn còn mỏng. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động huy động vốn của ngân hàng.
Ngoài ra, thị trường bất động sản sôi động đã khiến cho nhà đầu tư hứng thú hơn với khoản lợi nhuận thu được, lớn hơn gấp nhiều lần so với hình thức tiết kiệm truyền thống. Do đó, hoạt động huy động vốn của Chi nhánh cũng lâm vào tình trạng khó khăn hơn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Chƣơng 4
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƢỜNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƢƠNG
VIỆT NAM - CHI NHÁNH QUẢNG NINH
4.1. Định hƣớng và mục tiêu phát triển của Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Công thƣơng Việt Nam - Chi nhánh Quảng Ninh
4.1.1. Những khó khăn thách thức đối với ngành ngân hàng trong thời gian tới gian tới
Trong bối cảnh nền kinh tế nước ta có nhiều chuyển biến tích cực thể hiện qua thực tế kim ngạch xuất khẩu tăng cao, chỉ số giá tăng chậm dần qua các tháng cuối năm. Tuy nhiên, trong thời gian tới, kinh tế Thế giới vẫn ăm đạm (Châu Âu vẫn khủng hoảng, kinh tế Mỹ phục hồi chưa chắc chắn; kinh tế trung Quốc, Ấn Độ tuy phát triển nhưng cũng khó khăn), nền kinh tế nước ta còn đối mặt với nhiều khó khăn như: giá nguyên liệu đầu vào tăng; thị trường bất động sản chưa có dấu hiệu ấm lại; lạm phát vẫn tiềm ẩn cao và như vậy chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ vấn sẽ chặt chẽ; môi trường kinh doanh của chúng ta còn đối mặt nhiều thách thức hơn. Thị trường tài chính vẫn đang phải đối mặt với “bong bóng tín dụng” , “bong bóng bất động sản”. Việc sản xuất kinh doanh của các khách hàng vẫn gặp khó khăn. Tình hình trên sẽ làm khả năng thu hồi nợ vay gặp khó khăn; nợ xấu của các Ngân hàng gia tăng; các TCTD yếu kém sẽ bị sáp nhập trong thời gian tới.
Ngân hàng nhà nước tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, chặt chẽ, thận trọng để đảm bảo thanh khoản và an toàn hệ thống tín dụng- Ngân hàng, giảm sức ép lạm phát. Hiện tại, NHNN đang khống chế mức lãi suất, trần huy động vốn nhưng tiến tới sẽ thả nổi lãi suất, từ đó đưa lãi suất cho vay về mức 15%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
-Về ngoại tệ: Tỷ giá dự báo sẽ biến động tuy không lớn nhung cũng làm ảnh hưởng đến việc xuất khẩu của các khách hàng. Do vậy, khả năng trả nợ bằng ngoại tệ của khách hàng gặp khó khăn.
- Về lãi suất cho vay: Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, lãi suất cho vay trong thời gian qua giảm liên tục trong khi lãi suất đầu vào vẫn ở mức cao làm cho lợi nhuận của Chi nhánh hàng tháng giảm hơn so với các tháng trước. Những yếu tố trên dẫn đến môi trường kinh doanh của Chi nhánh gặp rất nhiều khó khăn: việc cạnh tranh nguồn vốn vẫn còn gay gắt; tiềm ẩn phát