5. Kết cấu luận văn
1.2.2. Nội dung quy trình nghiệp vụ huy động vốn
Vốn của ngân hàng là những giá trị tiền tệ do NHTM huy động và tạo lập được để phục vụ cho các hoạt động kinh doanh nhằm mục tiêu sinh lời. Ngân hàng thương mại có thể huy động vốn dưới các hình thức khác nhau, do đó nguồn vốn trong NHTM cũng chia thành nhiều loại: vốn chủ sở hữu, vốn nợ và vốn khác. Tuy nhiên, trong giới hạn phạm vi nghiên cứu, đề tài sẽ tập trung nghiên cứu việc huy động vốn nợ của các NHTM. Nguồn vốn nợ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn của ngân hàng. Nguồn vốn nợ bao gồm:
* Nhận tiền gửi
Tiền gửi của khách hàng là nguồn tài nguyên quan trọng nhất của ngân hàng thương mại. Vốn huy động từ tiền gửi chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn tiền của ngân hàng. Để gia tăng tiền gửi trong môi trường cạnh tranh và để có nguồn tiền có chất lượng ngày càng cao, các ngân hàng đã đưa ra và thực hiện nhiều hình thức huy động khác nhau.
- Tiền gửi thanh toán(tiền gửi không kỳ hạn):
Với loại tiền này, khách hàng có thể gửi tiền vào và rút ra bất cứ lúc nào có nhu cầu. Mục đích chính của người gửi tiền nhằm đảm bảo an toàn về tài sản và thực hiện các khoản thanh toán qua ngân hàng nên cũng được gọi là tiền gửi thanh toán. Tài khoản này mở cho các đối tượng khách hàng là cá nhân hoặc tổ chức có nhu cầu thực hiện thanh toán qua ngân hàng.
Để mở tài khoản tiền gửi thanh toán tại NHTM, khách hàng cần làm thủ tục sau:
- Đối với khách hàng cá nhân chỉ cần điền vào mẫu giấy đề nghị mở tài khoản tiền gửi cá nhân, đăng ký chữ ký mẫu, xuất trình và nộp bản sao giấy chứng minh nhân dân.
- Đối với khách hàng là tổ chức, chỉ cần điền vào mẫu giấy đề nghị mở tài khoản tiền gửi thanh toán, đăng ký mẫu chữ ký và con dấu của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
người đại diện, xuất trình và nộp bản sao các giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân của tổ chức, và các giấy tờ chứng minh tư cách đại diện hợp pháp của chủ tài khoản.
- Đối với khách hàng là đồng chủ tài khoản cần điền và nộp giấy đề nghị mở tài khoản đồng sở hữu, các giấy tờ chứng minh tư cách đại diện hợp pháp của người đại diện cho tổ chức tham gia tài khoản đồng sở hữu, văn bản thỏa thuận quản lý và sử dụng tài khoản chung của các đồng chủ tài khoản.
Theo thông lệ ở các nước phát triển, ngân hàng không trả lãi cho khách hàng mở tài khoản tiền gửi không kỳ hạn vì mục đích của khách hàng khi sử dụng tài khoản này là để thực hiện thanh toán qua ngân hàng chứ không phải vì mục đích hưởng lãi. Hơn nữa ngân hàng còn yêu cầu khách hàng phải duy trì một số dư tối thiểu để được hưởng các dịch vụ của ngân hàng, nếu không có đủ số dư này thì khách hàng phải trả phí cho ngân hàng khi sử dụng các dịch vụ của ngân hàng.
Ở Việt Nam, do thói quen thanh toán bằng tiền mặt và dân chúng chưa quen với việc sử dụng tài khoản để thanh toán nên để thu hút khách hàng, ngân hàng vẫn trả lãi đối với loại tiền gửi này, tuy nhiên với mức lãi suất rất thấp (khoảng 1 đến 2% /năm).
Lãi tiền gửi thanh toán được tính định kỳ hàng tháng theo phương pháp tích số và lãi được nhập vào số dư có tài khoản tiền gửi của khách hàng.
Để tăng nguồn tiền không kỳ hạn ngân hàng phải đa dạng hóa và thực hiện tốt các dịch vụ trung gian, thu hút nhiều khách hàng lớn. Với quy mô lớn, cơ cấu đa dạng, cơ chế hoán đổi thời gian đáo hạn của các khoản tiền gửi được thực hiện tốt sẽ làm cho mức dư tiền gửi bình quân tại ngân hàng luôn cao và ổn định, tạo điều kiện cho ngân hàng có thể sử dụng lượng tiền này để cho vay mà không làm ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của ngân hàng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Tiền gửi có kỳ hạn của các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội
Tiền gửi thanh toán tuy rất thuận tiện cho hoạt động thanh toán song lãi suất lại thấp, trong khi đó nhiều khoản thu bằng tiền của các doanh nghiệp và các tổ chức xã hội sẽ được chi trả sau một thời gian xác định. Để đáp ứng nhu cầu tăng thu của người gửi tiền, ngân hàng đã đưa ra hình thức tiền gửi có kỳ hạn. Người gửi không được hưởng các dịch vụ thanh toán của ngân hàng đối với loại tiền gửi này. Nếu cần chi tiêu, người gửi phải đến ngân hàng rút tiền ra.
Tiền gửi có kỳ hạn là khoản tiền vốn tạm thời nhàn rỗi của các tổ chức kinh tế phát sinh trong quá trình kinh doanh của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, thường trong một thời gian nhất định. Tuy không thuận tiện cho tiêu dùng bằng hình thức gửi tiền thanh toán, song tiền gửi có kỳ hạn được hưởng lãi suất cao hơn tùy theo độ dài của kỳ hạn và đảm bảo an toàn đồng thời vẫn tạo khả năng sinh lời cho nguồn vốn đó. Đây cũng là nguồn vốn có độ ổn định cao, các NHTM có thể chủ động trong quá trình sử dụng. Để huy động được nhiều tiền gửi có kỳ hạn, các ngân hàng thường đưa ra nhiều kỳ hạn với mức lãi suất khác nhau phù hợp với thời gian vốn nhàn rỗi của các TCKT.
- Tiền gửi tiết kiệm
+ Tiết kiệm không kỳ hạn: Sản phẩm tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn được thiết kế dành cho đối tượng khách hàng là cá nhân có tiền tạm thời nhàn rỗi muốn gửi ngân hàng vì mục tiêu an toàn và sinh lợi, nhưng không thiết lập được kế hoạch sử dụng tiền gửi trong tương lai. Đối với khách hàng khi lựa chọn hình thức tiền gửi này, thì mục tiêu an toàn và tiện lợi quan trọng hơn là mục tiêu sinh lợi. Đối với ngân hàng, vì loại tiền gửi này khách hàng muốn rút bất cứ lúc nào cũng được nên ngân hàng phải đảm bảo tồn quỹ để chi trả và không chủ động được khi lên kế hoạch sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng. Do vậy, ngân hàng thường trả lãi suất rất thấp cho loại tiền gửi này.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Đối với loại tiền gửi này, khách hàng có thể gửi tiền và rút tiền bất cứ lúc nào trong giờ giao dịch, mỗi lần giao dịch khách hàng phải xuất trình sổ tiền gửi và chỉ có thể thực hiện được các giao dịch ngân quỹ như gửi tiền hoặc rút tiền, không thể thực hiện được các giao dịch thanh toán như trong trường hợp tiền gửi thanh toán.Thủ tục mở sổ tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn rất đơn giản, khách hàng đến bất kỳ chi nhánh nào của ngân hàng điền vào mẫu giấy đề nghị gửi tiết kiệm không kỳ hạn có kèm theo giấy chứng minh nhân dân và chữ ký mẫu. Nhân viên sẽ hoàn tất thủ tục nhận tiền và cấp sổ tiền gửi ngay cho khách hàng.
+ Tiết kiệm có kỳ hạn: Tiền gửi tiết kiệm định kỳ được thiết kế dành cho khách hàng cá nhân có nhu cầu gửi tiền vì mục tiêu an toàn, sinh lợi và thiết lập được kế hoạch sử dụng tiền trong tương lai. Đối tượng khách hàng chủ yếu của loại tiền gửi này là các cá nhân muốn có thu nhập ổn định và thường xuyên, đáp ứng cho việc chi tiêu hàng tháng hoặc hàng quý. Đa số khách hàng thích lựa chọn hình thức gửi tiền này là công nhân, nhân viên hưu trí. Mục tiêu quan trọng của họ khi chọn lựa hình thức tiền gửi này là lợi tức có được theo định kỳ. Do vậy, lãi suất đóng vai trò quan trọng để thu hút được đối tượng khách hàng này. Dĩ nhiên, lãi suất trả cho loại tiền gửi tiết kiệm định kỳ cao hơn lãi suất trả cho loại tiền gửi không kỳ hạn. Ngoài ra, mức lãi suất còn thay đổi tùy theo loại kỳ hạn gửi (1, 2, 3, 6, 9 hay 12 tháng) và tùy theo loại đồng tiền gửi tiết kiệm (VNĐ, USD, EUR hay vàng) và còn tùy theo uy tín, rủi ro của ngân hàng nhận tiền gửi.
Về thủ tục mở sổ, theo dõi hoạt động và tính lãi cũng tiến hành tương tự như tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, chỉ khác ở chỗ khách hàng được rút tiền theo đúng kỳ hạn đã cam kết, không được phép rút tiền trước hạn. Tuy nhiên, để khuyến khích và thu hút khách hàng gửi tiền đôi khi ngân hàng cho phép được rút tiền gửi trước hạn nếu có nhu cầu, nhưng khi đó ngân hàng sẽ trả lãi cho khách hàng theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Là sản phẩm huy động truyền thống với các hình thức phong phú và kỳ hạn đa dạng nên tiền gửi tiết kiệm rất phù hợp với dân cư, đáp ứng được nhu cầu của người gửi tiền, khả năng huy động của ngân hàng từ nguồn vốn này là rất tiềm năng. Tuy nhiên ngân hàng cần chú ý đến chính sách lãi suất huy động, nghiên cứu để đưa ra các hình thức huy động hấp dẫn, phù hợp với tính đa dạng, phong phú và phức tạp của đối tượng dân cư. Đặc biệt cần có cơ chế trả lãi hợp lý đối với loại tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, cơ chế đảm bảo bằng vàng hay ngoại tệ mạnh cho các loại tiết kiệm nội tệ nhằm đảm bảo quyền lợi cho người gửi tiền, tạo niềm tin khuyến khích dân cư gửi vào ngân hàng ngày càng lớn.
* Huy động vốn bằng phƣơng thức đi vay
Vốn đi vay là nguồn nhận tài trợ tín dụng của NHTM từ NHTW hay tổ chức tín dụng khác. Trong hoạt động kinh doanh của các NHTM tạm tời có ngân hàng thừa vốn, trong khi đó lại có ngân hàng thiếu vốn làm phát sinh nhu cầu đi vay và cho vay lẫn nhau. Thị trường vay mượn giữa các ngân hàng gọi là thị trường liên ngân hàng hay thị trường II. Ngân hàng đi vay nhằm các mục đích:
- Bổ sung vốn khả dụng để kinh doanh. - Đáp ứng yêu cầu thanh khoản hàng ngày.
- Đáp ứng yêu cầu dự trữ bắt buộc theo quy định. - Đáp ứng nhu cầu thanh toán.
Khi có nhu cầu vay vốn để đáp ứng nhu cầu vốn của khách hàng hay cho mục đích đầu tư phát triển mà các nguồn khác chưa đủ đáp ứng, trước hết NHTM tìm đến các ngân hàng khác để vay vốn, nếu không được đáp ứng thì buộc phải tìm đến NHTW để vay, do đó, NHTW được xem là người cho vay cuối cùng.
a. Vay từ NHTW: Đây là khoản vay nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách trong chi trả của NHTM. Trong trường hợp thiếu hụt dự trữ (thiếu dự trữ bắt buộc, dự trữ thanh toán), NHTM thường vay ngân hàng trung ương. Việc cấp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
vốn của NHTW thường thông qua hình thức tái chiết khấu các giấy tờ có giá của NHTM, cho vay tái cấp vốn hoặc cho vay theo hạn mức tín dụng.
Khoản vay này liên quan đến lượng tiền cung ứng, đến việc thực hiện chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương nên ngân hàng trung ương kiểm soát rất chặt chẽ, các ngân hàng thương mại phải thực hiện các điều kiện đảm bảo và kiểm soát nhất định. Thông thường ngân hàng trung ương chỉ tái chiết khấu và nhận cầm cố các giấy tờ có giá có chất lượng (thời gian đáo hạn ngắn, khả năng trả nợ cao) và việc cho vay này phải phù hợp với mục tiêu của ngân hàng trung ương trong từng thời kỳ.
b. Vay từ các tổ chức tín dụng khác: Đây là khoản tiền vay để đáp ứng nhu cầu dự trữ và chi trả cấp bách, trong nhiều trường hợp khoản tiền vay các TCTD khác bổ sung hoặc thay thế cho khoản tiền vay từ ngân hàng trung ương. Là hình thức các ngân hàng vay mượn lẫn nhau và vay của các TCTD khác trên thị trường liên ngân hàng. Các ngân hàng đang có dự trữ vượt yêu cầu do có sự gia tăng bất ngờ về các khoản tiền huy động hoặc giảm cho vay có thể sẵn lòng cho các ngân hàng khác vay để tìm kiếm lãi suất cao hơn. Ngược lại, một số ngân hàng đang thiếu hụt dự trữ có nhu cầu vay mượn tức thời để đảm bảo khả năng thanh khoản. Như vậy, nguồn vay mượn từ các ngân hàng khác là để đáp ứng nhu cầu dự trữ và chi trả cấp bách nhằm bổ sung hoặc thay thế nguồn vay mượn từ NHTW. Do đó, lãi suất mà NHTM phải chấp nhận thường cao hơn lãi suất huy động từ các nguồn khác. Khoản vay đó có thể không cần đảm bảo hoặc đảm bảo bằng các chứng khoán có tính thanh khoản cao.
c. Vay trên thị trường vốn: bằng cách phát hành kỳ phiếu, trái phiếu: Các NHTM có thể tìm kiếm vốn hoạt động bằng cách phát hành các giấy nợ (kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu). Việc phát hành được tiến hành khi ngân hàng thiếu vốn, và ngân hàng luôn có những quy định cụ thể về khối lượng huy động, mức lãi suất, thời hạn và phương pháp huy động. Việc huy động được
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
tiến hành trong một thời gian nhất định, khi đã huy động đủ khối lượng theo dự kiến, các ngân hàng sẽ ngừng huy động.
Thông thường vay bằng cách phát hành kỳ phiếu, trái phiếu là các khoản vay không có đảm bảo. Ngân hàng có uy tín hoặc trả lãi suất cao sẽ vay được nhiều hơn. Các ngân hàng nhỏ thường khó vay bằng hình thức này; và thường phải vay thông qua các ngân hàng đại lý hoặc được bảo lãnh của Ngân hàng Đầu tư. Khả năng vay còn phụ thuộc vào trình độ phát triển của thị trường tài chính, tạo khả năng chuyển đổi cho các công cụ nợ dài hạn của ngân hàng.
Ngân hàng cần nghiên cứu kỹ thị trường để quyết định quy mô, mệnh giá, lãi suất và thời hạn vay thích hợp. Các vấn đề chuyển nhượng, điều chỉnh lãi suất, bảo quản hộ... cũng cần được các ngân hàng quan tâm.
Ngoài ra, các NHTM có thể vay từ một số nguồn khác như: vay của các tổ chức tài chính khác trong nước, vay các tổ chức tài chính nước ngoài...
* Huy động vốn bằng hình thức khác
Đây là những khoản vốn ngân hàng chiếm dụng được trong quá trình kinh doanh như: nguồn ủy thác, nguồn trong thanh toán và một số nguồn khác.
a. Nguồn ủy thác: Trong thực tế có rất nhiều tổ chức chính phủ, phi chính phủ, tổ chức kinh tế - xã hội có nguồn lực tài chính và muốn thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của mình đã sử dụng mạng lưới của ngân hàng là kênh dẫn vốn tới các mục tiêu đó. Qua đó, hình thành nguồn ủy thác, làm gia tăng nguồn vốn cho ngân hàng. Do việc phát tiền được thực hiện theo tiến độ công việc nên ngân hàng có thể sử dụng tạm thời lượng tiền này vào hoạt động kinh doanh. Các dịch vụ ủy thác như: ủy thác cho vay, ủy thác đầu tư, ủy thác cấp phát vốn, ủy thác giải ngân và thu hộ...
b. Nguồn trong thanh toán: Hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tạo nguồn vốn bổ sung cho NHTM như: tiền gửi đảm bảo thanh toán séc, tiền kí quĩ để mở L/C, tiền gửi của các ngân hàng khác để nhờ thanh toán hộ...
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Các khoản này tạm thời được trích ra khỏi tài khoản tiền gửi của khách hàng, nhập vào một tài khoản khác chờ sử dụng nên được coi là tiền nhàn rỗi.
c. Huy động khác: Tiền đặt cọc của khách hàng, tiền phong tỏa theo lệnh của tòa án, nợ lương và các khoản phải thu khác.