Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu Tăng cường huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh quảng ninh (Trang 55)

5. Kết cấu luận văn

2.3.Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

- Tỷ lệ tăng trưởng huy động vốn qua các năm. - Số lượng và cơ cấu nguồn vốn huy động. - Tỷ lệ giữa sử dụng vốn/ Tổng vốn huy động.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Lợi nhuận mang lại từ công tác huy động vốn. - Kết quả kinh doanh từ huy động vốn.

a. Nhóm chỉ tiêu phản ánh cơ cấu vốn huy động

+ Cơ cấu vốn huy động theo kỳ hạn, gồm: Tỷ lệ vốn huy động

có kỳ hạn =

Vốn huy động có kỳ hạn Tổng vốn huy động Trong đó:

Vốn huy động có kỳ hạn = Tiền gửi có kỳ hạn + Tiền vay có kỳ hạn Tỷ lệ vốn huy động

không kỳ hạn =

Vốn huy động không kỳ hạn Tổng vốn huy động

Tỷ trọng từng nguồn vốn trong tổng nguồn huy động thể hiện cơ cấu nguồn huy động, mỗi loại vốn có những yêu cầu khác nhau về thời hạn, chi phí huy động, tính thanh khoản, thời hạn hoàn trả. Dựa vào chỉ tiêu này chúng ta có thể so sánh cơ cấu vốn tại các thời điểm khác nhau. Từ đó để đưa ra giải pháp phù hợp giữa cơ cấu vốn và nhu cầu sử dụng vốn.

Tỷ lệ vốn huy động trên tổng nguồn vốn =

Vốn huy động Tổng vốn + Tổng tiền gửi / Tổng vốn huy động

+ Tổng khoản nợ / Tổng vốn huy động

Chỉ tiêu này phản ánh cơ cấu nguồn vốn huy động. Từng loại tiền gửi trên tổng vốn huy động. Các loại ở đây là sự phân chia tiền gửi theo kỳ hạn, loại tiền, đối tượng khách hàng,... để phản ánh tiền gửi theo các tiêu chí đó.

Các chỉ tiêu này có nhiều ý nghĩa trong việc cân đối nguồn, phát hiện tiềm năng và sự thiếu hụt để kịp thời đẩy mạnh công tác huy động vốn theo các tiêu chí, cũng như có ý nghĩa trong việc xác định cơ cấu cho vay của ngân hàng. Tiêu chí tiền gửi ngắn hạn (dài hạn) / Tổng vốn huy động hoặc tổng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nguồn có ý nghĩa quan trọng trong việc quyết định cơ cấu cho vay trung, dài hạn và ngắn hạn. Thông thường thì nguồn vốn ngắn hạn các ngân hàng huy động chiếm tỷ trọng lớn nhất nhưng nhu cầu cho vay trung và dài hạn lại cao. Do đó, tìm kiếm nguồn tài trợ trung và dài hạn cũng là một yêu cầu đặt ra đối với ngân hàng.

+ Vốn huy động / Vốn chủ sở hữu: Cho biết tương quan nguồn vốn bên ngoài và bên trong, phản ánh khả năng huy động vốn trên một đồng vốn chủ sở hữu. Nó cũng phản ánh khả năng và quy mô thu hút vốn từ nền kinh tế của ngân hàng. Tỷ lệ này càng cao thì khả năng huy động vốn từ bên ngoài của ngân hàng càng cao. Nhưng tỷ lệ này cũng có một giới hạn nhất định đảm bảo sự an toàn cho ngân hàng.

b. Tốc độ tăng trưởng vốn huy động theo thời gian

Tốc độ tăng trưởng vốn huy động =

Tổng vốn huy động kỳ báo cáo Tổng vốn huy động kỳ trước

Chỉ tiêu này cho biết sự mở rộng về quy mô của vốn huy động, đồng thời cũng phản ánh sự biến động của nguồn vốn.Vốn huy động cần có sự tăng trưởng về số lượng để thoả mãn các nhu cầu về lượng vốn tín dụng, thanh toán, cũng như các hoạt động kinh doanh khác ngày càng gia tăng của ngân hàng, và vốn huy động cũng phải có sự ổn định về thời gian. Vốn huy động kỳ sau lớn hơn so với kỳ trước phản ánh nhu cầu sử dụng vốn của ngân hàng tăng lên. Điều đó chứng tỏ ngân hàng đã đạt được hiệu quả sử dụng vốn trong hoạt động trong hoạt động kinh doanh của mình.

c. Chi phí huy động vốn

Chi phí huy động = Chi phí trả lãi cho nguồn huy động + chi phí huy động khác

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nguồn huy động và chí phí vốn huy động khác. Chi phí trả lãi bị ảnh hưởng trực tiếp bởi quy mô, cơ cấu nguồn trả lãi và lãi suất cá biệt đối với từng nguồn.

+ Tỷ suất chi phí huy động vốn: Tỷ suất chi phí huy động =

Chi phí huy động vốn Doanh thu

Chỉ tiêu này cho biết để tạo ra, một đồng doanh thu thì ngân hàng phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí. Các ngân hàng muốn duy trì tỷ lệ này càng thấp càng tốt để gia tăng phần doanh thu của ngân hàng so với phần chi phí bỏ ra. Để đạt được hiệu quả cao thì các ngân hàng phải giảm chi phí huy động hoặc tăng cao hiệu quả huy động sử dụng vốn làm tăng doanh thu.

+ Lãi suất bình quân của nguồn vốn huy động trong kỳ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lãi suất bình quân nguồn vốn huy

động trong kỳ =

Số dư bình quân nguồn vốn huy động lại i x

Lãi suất bình quân nguồn Vốn huy động loại i

x 100 Σ nguồn vốn huy động

Chỉ tiêu này sử dụng để đánh giá chất lượng nguồn vốn huy động của ngân hàng. Như vậy, có thể với biểu lãi suất như nhau nhưng do khác nhau về tỷ trọng từng loại tiền gửi dẫn đến lãi suất huy động bình quân giữa các NHTM rất khác nhau. Chi phí huy động thấp là một trong những điều kiện cơ bản giúp NHTM tăng khả năng sinh lời, ưu thế này thường có ở các NHTM hoạt động mạnh, trường vốn lớn, uy tín cao, năng lực quản trị của ban lãnh đạo tốt, nhân viên có chuyên môn giỏi, khả năng giải quyết vấn đề nhanh, thái độ và chất lượng phục vụ khách hàng tốt.

d. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh

+ Tổng dư nợ cho vay/Tổng nguồn vốn

+ Doanh số cho vay/Tổng nguồn vốn kinh doanh. + Khả năng sinh lời của vốn huy động

Khả năng sinh lời của vốn huy động =

Lợi nhuận sau thuế Vốn huy động

Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn huy động được sử dụng trong quá trình hoạt động kinh doanh tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận đối với

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

ngân hàng. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng càng cao.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN

TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH QUẢNG NINH

Một phần của tài liệu Tăng cường huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh quảng ninh (Trang 55)