CÁC KHOẢN NỢ PHẢI THU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ ĐIỆN CẦN THƠ
5.1.2 Về tổ chức công tác kế toán
* Ưu điểm
-Công tác quản lý tiền gửi ngân hàng: Định kỳ (cuối mỗi tháng) kế toán thanh toán đều thực hiện đối chiếu sổ chi tiết tiền gửi với sổ phụ của ngân hàng, điều đó sẽ giúp hạn chế được các sai sót và quản lý tiền gửi được chặt chẽ, chính xác hơn.
- Công tác quản lý nợ phải thu: Kế toán đối chiếu, kiểm tra các khoản nợ đến hạn và lập thông báo trả nợ gởi cho khách hàng định kỳ, vì vậy Công ty sẽ hạn chế được các khoản nợ quá hạn và việc thu nợ được nhanh chóng.
* Nhược điểm
- Công tác kế toán tiền mặt tại quỹ: Công ty không có thực hiện báo cáo và kiểm kê quỹ cuối ngày hoặc định kỳ. Vì vậy, Công ty khó phát hiện lượng tiền mặt thừa, thiếu đồng thời việc quản lý tiền mặt không được chặt chẽ, khả năng xảy ra sai xót sẽ rất lớn.
- Quản lý nợ phải thu: Công ty tuy có mở sổ chi tiết tài khoản 131 nhưng mẫu sổ lại không đầy đủ, chi tiết. Nội dung của sổ tương tự như mẫu sổ cái của TK 131, mà không theo dõi được chi tiết cụ thể từng khoản nợ của từng khách hàng. Trong khi đó các đối tác của công ty tương đối nhiều nên sẽ rất khó nắm bắt được tình hình thu nợ và thời gian nợ của từng khách hàng. Công ty không có chủ trương trích lập cho khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi, vì vậy Công ty sẽ bị thiệt hại về mặt kinh tế đối với các trường hợp không thu hồi được nợ.
- Do nhân viên kế toán ít nên khối lượng công việc mà một nhân viên kế toán phải giải quyết tương đối lớn mặc dù đã có sự hỗ trợ của phần mềm kế toán. Việc một nhân viên kế toán phải kiêm nhiều thành phần kế toán có thể dẫn đến sự lỏng lẻo trong vấn đề kiểm soát nội bộ, mặt khác công việc nhiều vào thời điểm cuối tháng hoặc cuối quý thường bị dồn lại.