SỔ CHI TIẾT CÁC TÀI KHOẢN Tài khoản:
4.3.2 Phân tích tình các khoản nợ phải thu 1 Phân tích tình hình nợ phải thu
4.3.2.1. Phân tích tình hình nợ phải thu
Bảng 4.7: Bảng khoản mục dùng để phân tích nợ phải thu giai đoạn 2011-2013 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Số tiền % Số tiền % Tổng khoản thu ngắn hạn (=1+2+3-4) 3.999,67 2.611,45 1.799,41 (1.388,22) (53,16) (812,04) (31,1) 1.Phải thu khách hàng 3.657,56 1.082,56 984,02 (2.575) (70,40) (98.54) (9,10) 2.Trả trước người bán 342,11 1.528,89 815,39 1.186,78 77,62 (713,5) (46,67) 3.Các khoản phải thu
khác - - - - - - -
4.Dự phòng phải thu
ngắn hạn khó đòi - - - - - - -
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán Công ty giai đoạn 2011-2013)
Các số liệu trong bảng được thu thập từ Bảng cân đối kế toán thuộc các khoản phải thu ngắn hạn nằm trong mục tài sản ngắn hạn, bảng 4.7 đã tập hợp các khoản thu ngắn hạn có trong Công ty với các tiểu mục như sau: phải thu khách hàng, trả trước người bán, còn hai tiểu mục còn lại trong cả 3 năm đầu không phát sinh. Theo bảng số liệu khoản mục nợ phải thu ngắn hạn, khoản phải thu khách hàng và trả trước người bán đều biến động mạnh trong giai đoạn 2011-2013.
79
Tổng khoản thu ngắn hạn giảm đều và liên tục qua các năm, từ năm 2011 đến 2013. Cụ thể, năm 2011 tổng phải thu ngắn hạn là 3.999,67 triệu đồng thì đến năm 2012 chỉ còn 2.611,45 triệu đồng, giảm 1.388,22 triệu đồng (53,16%). Đến năm 2013, khoản phải thu ngắn hạn tiếp tục giảm xuống 1.799,41 triệu đồng, giảm 812,04 triệu đồng (31,1%) so với năm 2012. Để xem xét rõ hơn sự giảm của khoản nợ phải thu ngắn hạn này, ta cần nghiên cứu các tiểu mục để hiểu kỹ hơn về nguyên nhân thật sự giảm. Khoản phải thu ngắn hạn phát sinh trong Công ty có hai tiểu mục để nghiên cứu:
Mục chiếm tỷ trọng cao nhất trong khoản phải thu ngắn hạn và cũng giảm nhiều nhất, ảnh hưởng nhiều nhất là mục phải thu khách hàng. Phải thu khách hàng năm 2011 là 3.657,56 triệu đồng, đến năm 2012 là 1.082,56 triệu đồng, giảm 2.575 triệu đồng (70,40%). Với xu hướng giảm thì đến năm 2013 phải thu khách hàng là 984,02 triệu đồng, tương ứng giảm 98.54 triệu đồng (9,1%) so với 2012. Nguyên nhân chủ yếu làm giảm khoản phải thu khách hàng không phải do số thu nợ hay chính sách thu nợ của Công ty tốt qua các năm, mà do năm 2012 nền kinh tế nước ta gặp khủng hoảng, tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty cũng kém đi như đã nói ở các phần trước, dẫn đến doanh thu bán chịu của Công ty giảm nhiều. Cũng chính vì lý do trên nên không riêng Công ty mà các Công ty khác cũng gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh, dẫn đến tình hình thu hồi nợ khách hàng của Công ty gặp khó khăn hơn.
Mục trả trước người bán có xu hướng biến động tăng giảm không đều qua 3 nam nghiên cứu. Tuy khoản trả trước cho người bán chiếm tỷ trọng trong mục phải thu ngắn hạn thấp hơn so với phải thu khách hàng, nhưng lại có sự biến động về tỷ lệ trong các năm lớn hơn phải thu khách hàng. Cụ thể, mục trả trước cho người bán năm 2011 là 342,11 triệu đồng, nhưng đến năm 2012 lại đột ngột tăng lên 1.528,89 triệu đồng, tăng 1.186,78 triệu đồng (77,62%). Tuy nhiên năm 2013 chỉ còn 815,39 triệu đồng tức giảm 946,67 triệu đồng (713,5%) so với năm 2012. Nguồn gốc chủ yếu của khoản trả trước người bán trong Công ty xuất phát từ việc vào cuối năm 2012 đã mua một số hàng từ bên ngoài và đã trả trước tiền cọc nhưng cuối năm vẫn chưa nhận được hàng. Và năm 2012 được hiểu là một năm khó khăn của nền kinh tế Việt, tất cả các công ty đều bị cuốn vào dòng xoáy này, nhằm thỏa mãn yêu cầu của nhà cung cấp và để tăng lòng tin về khả năng thanh toán của Công ty vì vậy đây là nguyên nhân khoản mục tăng lên nhanh so với năm 20 12. Sang năm 2013, nên kinh tế cả nước đang dần phục hồi, nhưng tình hình kinh doanh của Công ty lại không hiệu quả, để hạn chế chiếm dụng vốn của nhà đầu tư nên quy trình trả trước người bán được công ty kiểm soát chặt chẽ hơn.
80
Từ bảng số liệu và các phân tích trên, ta thấy khoản phải thu của Công ty có sự biến động và có xu hướng giảm đi qua 3 năm, nhưng ta cần phải kết hợp với phân tích khả năng thanh toán của các khoản nợ phải thu bằng một số tỷ số tài chính thì mới kết luận được tình hình biến động cũng như khả năng thanh toán các khoản nợ phải thu của Công ty qua 3 năm là tốt hay xấu.