Phân tích khả năng thanh toán của vốn bằng tiền

Một phần của tài liệu kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu tại công ty cổ phần cơ điện cần thơ (Trang 76)

SỔ CHI TIẾT CÁC TÀI KHOẢN Tài khoản:

4.3.1.2 Phân tích khả năng thanh toán của vốn bằng tiền

Để phân tích được khả năng thanh toán của vốn bằng tiền ta sử dụng đến các chỉ số tài chính.

(Xem bảng 4.6 trang 75 )

Các số liệu trong bảng 4.6 được thu thập từ Bảng cân đối kế toán nằm trong mục tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn, nợ phải trả. Qua bảng số liệu trên, nhìn chung các hệ số thanh toán của vốn bằng tiền của Công ty giai đoạn 2011 – 2013 có xu hướng giảm, cụ thể như sau:

1) Hệ số thanh toán tổng quát

Hệ số thanh toán tổng quát của Công ty qua 3 năm tương đối lớn, cả 3 năm đều lớn hơn 1. Điều đó cho thấy rằng Công ty có đủ tài sản để đảm bảo thanh toán các khoản nợ, cụ thể: Năm 2011, hệ số thanh toán tổng quát là 2,02 lần, tức 1 đồng giá trị nợ phải trả có 2,02 đồng tài sản có thể sử dụng để thanh toán. San g năm 2012, hệ số thanh toán tổng quát là 2,15 lần, tăng 0,13 lần so với năm 2011, cứ 1 đồng nợ phải trả trong năm 2012 thì sẽ có 2,15 đồng tài sản có thể sử dụng thanh toán. Nguyên nhân tăng là do tổng nợ phải trả năm 2012 là 8.410,66 triệu đồng, giảm 1.024,09 triệu đồng tương ứng 10,85%, mặc dù tổng tài sản chỉ là 18.100,93 triệu đồng, giảm 918,22 triệu đồng (4,83%) so với năm 2011.

Hệ số thanh toán tổng quát năm 2013 lại giảm trở về con số 2,02 lần giống năm 2011, giảm 0,13 lần so với năm 2012, mỗi 1 đồng nợ phải trả có 2,02 đồng tài sản có thể sử dụng để thanh toán. Nguyên nhân là do năm 2013 tổng tài sản tăng và nợ phải trả đều tăng so với năm 2012 nhưng tốc độ tăng của nợ phải trả nhanh hơn so với tài sản, cụ thể là tổng tài sản tăng 1.234,99 triệu đồng ứng với tăng 6,39% và nợ phải trả tăng 1.168,99 triệu đồng ứng với 12,20%. Như vậy, mặc dù hệ số thanh toán tổng quát của Công ty có sự biến động qua 3 năm nhưng sự biến động này không đáng kể và Công ty vẫn duy trì được hệ số này cả 3 năm đều lớn hớn 2, cho thấy Công ty thừa tài sản để thanh toán các khoản nợ phải trả..

75

Bảng 4.6: Các chỉ tiêu thanh toán của vốn bằng tiền giai đoạn năm 2011-2013 ST T Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 1 Tổng tài sản triệu đồng 19.019,15 18.100,93 19.335,92 2 Tài sản ngắn hạn triệu đồng 18.421,90 17.654,77 19.013,14 3 Tiền + các khoản tương đương tiền triệu đồng 797,18 199,87 302

4 Hàng tồn kho triệu đồng 13.500,11 14.834,71 16.901,19

5 TSNH – HTK triệu đồng 4.921,79 2.820,06 2.111,95

6 Tổng nợ phải trả triệu đồng 9.434,75 8.410,66 9.579,65

7 Nợ ngắn hạn triệu đồng 9.434,75 8.410,66 9.579,65

8 Hệ số thanh toán tổng quát (8) = (1)/(6) lần 2,02 2,15 2,02 9 Hệ số thanh toán hiện thời (9) = (2)/(7) lần 1,95 2,10 1,98 10 Hệ số thanh toán nhanh(10) = (5)/(7) lần 0,52 0,34 0,22 11 Hệ số thanh toán tức thời(11) = (3)/(7) lần 0,08 0,02 0,03

76

2) Hệ số thanh toán hiện thời

Qua bảng phân tích 4.6 cho thấy, hệ số này có xu hướng tăng ở năm 2012, và lại giảm xuống ở năm 2013. Cụ thể năm 2011 hệ số thanh toán hiện thời của công ty là 1,95 lần, sau đó tăng vào năm 2012 là 2,10 lần, cứ mỗi 1 đồng nợ ngắn hạn trong năm 2012 có 2,10 đồng tài sản ngắn hạn có thể sử dụng để thanh toán. Nguyên nhân của sự tăng này là do năm 2012 nợ ngắn hạn giảm 1.024,09 triệu đồng ứng với 10,85%, trong khi đó tài sản ngắn hạn giảm 767,13 triệu đồng ứng với 4,16% so với năm 2011. Như vậy tốc độ giảm của nợ ngắn hạn nhanh hơn so với tài sản ngắn hạn dẫn đến hệ số thanh toán hiện thời năm 2012 tăng. Bước sang năm 2013 hệ số thanh toán hiện thời lại giảm gần bằng năm 2011 là 1,98 lần so với năm trước, tức một đồng nợ ngắn hạn có 1,98 đồng tài sản ngắn hạn có thể sử dụng để thanh toán.

Qua sự thay đổi của hệ số thanh toán hiện thời, ta thấy sự sụt giảm về khả năng thanh toán hiên thời của công ty là do sự tăng lên của khoản nợ phải trả và sự giảm xuống của tài sản ngắn hạn đã ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty, tuy có sự biến động qua 3 năm nhưng không đáng kể và cả 3 năm đều lớn hơn 1, điều này có nghĩa là giá trị nợ ngắn của Công ty lớn hơn giá trị nợ ngắn hạn, hay nói khác đi là tài sản ngắn hạn của Công ty đủ đảm bảo cho việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Tuy nhiên, khi xác định hệ số thanh toán hiện thời ta đã tính cả hàng tồn kho trong giá trị tài sản ngắn hạn đảm bảo cho nợ ngắn hạn. Nhưng trên thực tế, hàng tồn kho kém thanh khoản hơn vì phải mất thời gian và chi phí tiêu thụ mới có thể chuyển thành tiền, để tránh nhược điểm này người ta sử dụng hệ số thanh toán nhanh.

3) Hệ số khả năng thanh toán nhanh

Qua các số liệu phân tích trong bảng 4.6, ta thấy hệ số khả năng thanh toán nhanh của Công ty cả 3 năm nghiên cứu không năm nào lớn hơn 1 và giảm liên tục qua 3 năm, cụ thể như sau:

Năm 2011, hệ số thanh toán nhanh là 0,52 lần, tức mỗi 1 đồng nợ ngắn hạn có 0,52 đồng tài sản ngắn hạn có thể sử dụng ngay để thanh toán, điều đó có nghĩa là là tài sản ngắn hạn có thể sử dụng ngay của doanh nghiệp không đủ đảm bảo cho việc thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn nếu như các chủ nợ đòi tiền cùng một lúc. Sang năm 2012, hệ số thanh toán nhanh là 0,34 lần, giảm so với năm 2011. Mỗi 1 đồng nợ ngắn hạn trong năm 2012 thì chỉ có 0,52 đồng tài sản ngắn có thể sử dụng ngay để thanh toán,điều này cho thấy khả năng thanh toán nhanh của Công ty năm 2012 còn kém hơn cả năm 2011. Và hệ số này trong năm 2013 lại tiếp tục giảm mạnh xuống còn 0,22 lần, thấp hơn so với năm 2012. Cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì chỉ có 0,22 đồng tài sản ngắn hạn có thể sử dụng ngay để thanh toán. Như vậy, hệ số thanh toán của Công ty

77

năm 2013 là thấp nhất trong 3 năm qua, điều đó cho thấy rằng khả năng thanh toán nhanh của Công ty ngày càng kém đi và nếu các chủ nợ đòi tiền cùng một lúc thì giá trị tài sản ngắn hạn có thể sử dụng ngay của Công ty không đủ đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.

Dựa vào bảng số liệu và các phân tích trên của hệ số khả năng thanh toán hiện thời và hệ số khả năng thanh toán nhanh giai đoạn 2011 - 2013, ta thấy hệ số thanh toán hiện thời của Công ty ở mức khá cao nhưng hệ số thanh toán nhanh lại ở mức quá thấp. Điều này do giá trị hàng tồn kho của Công ty chiếm tỷ trọng khá cao trong giá trị tài sản ngắn hạn. Vì vậy, Công ty cần phải cải thiện hệ số khả năng thanh toán nhanh bằng các biện pháp tích cực hơn trong việc cắt giảm hàng tồn kho. Bên cạnh việc sử dụng 3 chỉ tiêu trên để đánh giá khả năng thanh toán vốn bằng tiền cũng như khả năng thanh toán của Công ty, ta còn sử dụng một chỉ tiêu khác là hệ số khả năng thanh toán tức thời (hệ số khả năng thanh toán bằng tiền). Vì hàng tồn kho và các khoản phải thu ngắn hạn không có gì để đảm bảo rằng hai khoản này có thể chuyển nhanh chóng sang tiền để kịp đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn, nên sử dụng chỉ tiêu này để biết được các khoản nợ ngắn hạn của Công ty được đảm bảo chi trả bao nhiêu bằng tiền và các khoản tương đương tiền.

4) Hệ số khả năng thanh toán tức thời

Hệ số thanh toán tức thời của Công ty trong 3 năm đều rất thấp và luôn nằm dưới mức nhỏ hơn 1, cụ thể:

Trong khi năm 2011 tiền và các khoản tương đương tiền là cao nhất nhưng hệ số thanh toán tức thời của Công ty chỉ là 0,08 lần, điều này chứng tỏ một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 0,08 đồng vốn bằng tiền để chi trả tại thời điểm hiện tại. Sang năm 2012 thì hệ số này giảm còn 0,02 lần, và năm 2013 thì hệ số này chỉ tăng lên rất ít với con số 0,03 lần so với năm 2012. Như vậy, khả năng thanh toán tức thời của Công ty qua 3 năm ngày càng kém đi và nằm ở mức thấp.

Từ các phân tích trên về hệ số thanh toán hiện thời, hệ số thanh toán nhanh, hệ số thanh toán tức thời thì ta thấy hệ số thanh toán tức thời của công ty qua 3 năm quá thấp so với các hệ số khác, điều này do hàng tồn kho và khoản phải thu chiếm tỷ trọng quá cao trong tài sản lưu động. Cho nên nếu các chủ nợ đòi tiền cùng một lúc thì Công ty không đảm bảo đủ khả năng thanh toán, vì hàng tồn kho và các khoản phải thu ngắn hạn không có gì để đảm bảo rằng hai khoản này có thể chuyển nhanh chóng sang tiền để kịp đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn. Vì vậy, công ty cần cải thiện hệ số khả năng thanh toán tức thời nhằm đảm bảo cho quá trình hoạt động của công ty. Tuy nhiên, hệ số

78

này cũng không nên ở mức quá cao vì nó sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn bằng tiền, doanh nghiệp sẽ trong tình trạng giữ quá nhiều tiền, còn ngược lại quá nhỏ thì doanh nghiệp đang gặp khó khăn về tiền để phục vụ cho sản xuất kinh doanh, do đó công ty cần phải điều chỉnh hệ số này ở mức hợp lý.

Tóm lại, dựa vào các tỷ số về khả năng thanh toán trên ta thấy khả năng thanh toán vốn bằng tiền của Công ty còn thấp và ngày càng kém đi. Lượng vốn bằng tiền quá ít không đủ để chi trả các khoản chi hằng ngày nếu phát sinh nhiều cũng như không đủ đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, trong khi đó hàng tồn kho và các khoản phải thu lại chiếm tỷ trọng quá cao trong tổng vốn lưu động. Vì vậy, Công ty cần có những biện pháp tích cực để cắt giảm hàng tồn kho và cần có những chính sách thích hợp để thúc đẩy việc thu hồi các khoản nợ phải thu, nhằm cải thiện khả năng thanh toán của vốn bằng tiền.

Một phần của tài liệu kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu tại công ty cổ phần cơ điện cần thơ (Trang 76)