Để quản lý tốt tiền thu BHXH phải quản lý tốt mức đóng, phương thức đóng, tiền lương, tiền công làm căn cứđóng BHXH. Đây là nội dung quan trọng, như là những tiêu chí bắt buộc người lao động, người sử dụng lao động và cơ quan BHXH phải tuân thủ đúng theo quy định khi tham gia BHXH và là cơ sở pháp lý khi giao kế hoạch thu BHXH hằng năm của cơ quan có thẩm quyền. Hiện nay chủ SDLĐ trong các DN có xu hướng ký hợp đồng lao động với mức tiền lương, tiền công thấp, có khi chỉ bằng hoặc cao hơn mức lương tối thiểu vùng một chút nhưng bổ sung thêm các khoản phụ cấp ngoài lương khác như tiền ăn trưa, tiền vệ sinh, tiền xăng xe... để trốn đóng BHXH. Theo quy định hàng tháng, chậm nhất vào ngày cuối cùng của tháng, người sử dụng lao động đóng BHXH, BHYT đồng thời trích từ tiền lương, tiền công tháng của từng người lao động theo mức quy định để đóng cùng vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH mở tại Ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước. Mặc dù BHXH huyện Lạng Giang luôn nỗ lực cố gắng để thu đúng, thu đủ để hoàn thành kế hoạch được BHXH tỉnh Bắc Giang giao. Tuy nhiên, nhiều DN không thực hiện theo phương thức đóng hàng tháng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 94
dẫn đến nợđọng với số tiền lớn, một số DN nợ với thời gian kéo dài trên 3 tháng, thậm chí từ 6 đến 12 tháng.
Trong tổ chức quản lý thu, để quản lý tốt mức đóng, phương thức đóng và tiền lương, tiền công làm căn cứđóng BHXH, cần thực hiện một số biện pháp cụ thể sau:
- Hằng năm, cơ quan BHXH phải rà soát lại toàn bộđối tượng đang tham gia, lập kế hoạch thu chi tiết, thống kê chính xác số lao động phải đóng BHXH của các đơn vị tham gia BHXH trên địa bàn quản lý.
- Phối hợp với các Phòng: Tài chính, Nội vụ, Lao động Thương binh & Xã hội, phòng kinh tế hạ tầng, Hội doanh nghiệp vừa & nhỏ, chính quyền địa phương để nắm chắc danh sách các đơn vị và lao động thụ hưởng lương từ Ngân sách nhà nước; số không hưởng lương từ Ngân sách nhưng được cấp có thẩm quyền phê duyệt trả lương theo thang, bảng lương nhà nước; các đơn vị doanh nghiệp sản xuất có tính chất thời vụ; việc phân cấp quản lý bộ máy, tổ chức & cán bộ trên cơ sở đó để kiểm tra, rà soát thực hiện nâng lương, phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, thâm niên nghề (nếu có) để thu BHXH đúng các quy định của Nhà nước.
- Khi có thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, mất mùa hoặc lý do bất khả kháng khác mà người sử dụng lao động buộc phải thu hẹp sản xuất, tạm dừng sản xuất, kinh doanh, giảm chỗ làm việc... phải phối hợp với các ngành chức năng của địa phương xác định nhanh chóng, chính xác thiệt hại để thực hiện việc cho phép tạm dừng đóng BHXH theo đúng các quy định.
- Thường xuyên bám sát các đơn vị sử dụng lao động để hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị thực hiện đóng BHXH đầy đủ, đúng thời gian theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện đúng trình tự, thủ tục tham gia, đóng BHXH của người lao động và người sử dụng lao động. Đây là cơ sởđể cơ quan BHXH có căn cứ thực hiện thu nộp BHXH, đảm bảo quyền lợi cho người lao động, tránh lạm dụng sơ hởđể trục lợi BHXH, là điều kiện ràng buộc trách nhiệm của các bên tham gia trong kê khai, xác nhận, lập hồ sơ tính hưởng BHXH, đồng thời là căn cứ xử phạt đối với người lao động, người sử dụng lao động vi phạm BHXH và thực hiện tính lãi số tiền chưa đóng, chậm đóng BHXH theo quy định.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 95