Tình hình triển khai các quy định về quản lý thu BHXH bắt buộc trên

Một phần của tài liệu Quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn huyện lạng giang tỉnh bắc giang (Trang 62)

bàn huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang.

4.1.2.1 Tình hình phân cấp tổ chức quản lý thu BHXH

Căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương, BHXH tỉnh Bắc Giang đã thực hiện phân cấp và quy định rõ trách nhiệm của cấp tỉnh và cấp huyện trong việc tổ chức triển khai thu BHXH như sau:

- BHXH cấp tỉnh có nhiệm vụ trực tiếp chỉđạo công tác thu BHXH trong địa bàn toàn tỉnh và trực tiếp thu BHXH và cấp sổ BHXH của các đơn vị có yếu tố nước ngoài, đơn vị có số lượng lao động lớn, các đơn vị do Trung ương và tỉnh quản lý, đồng thời có nhiệm vụ thẩm định, tổng hợp, báo cáo số thu của toàn tỉnh gửi lên BHXH Việt Nam.

- BHXH cấp huyện, thành phố trực tiếp quản lý thu BHXH của các đơn vị còn lại đóng trên địa bàn huyện, thành phố theo phân cấp của BHXH tỉnh.

* Nhân sự làm công tác thu BHXH:

Theo hệ thống tổ chức, đội ngũ CBCCVC làm công tác thu BHXH bắt buộc trên địa bàn tỉnh gồm lực lượng CBCCVC làm việc trực tiếp tại văn phòng BHXH tỉnh (thuộc phòng thu BHXH) và lực lượng CBCCVC làm việc tại BHXH huyện (thuộc bộ phận thu BHXH của các huyện).

- Bộ phận thu BHXH của các huyện, thành phố: Căn cứ vào chỉ tiêu kế hoạch và số biên chế cán bộ thực tế tại đơn vị, Giám đốc BHXH các huyện bố trí số lượng CBCCVC làm công tác thu. BHXH huyện Lạng Giang có 3 cán bộ được phân công làm công tác thu, một đồng chí Phó giám đốc phụ trách bộ phận thu. BHXH các huyện căn cứ tình hình thực hiện năm trước và khả năng mở rộng NLĐ tham gia BHXH trên địa bàn, lập Kế hoạch thu BHXH bắt buộc năm sau gửi 01 bản đến BHXH tỉnh trước ngày 05/11 hàng năm; tổ chức, hướng dẫn thực hiện thu BHXH; cấp sổ BHXH đối với NSDLĐ và NLĐ theo phân cấp quản lý.

Việc phân cấp tổ chức quản lý thu như vậy đã tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị không phải đi xa, việc đôn đốc, đối chiếu thu nộp được kịp thời giải quyết tại

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 52 địa bàn, tránh ùn tắc tại một nơi và nhìn chung trong các năm qua BHXH huyện đều thu đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch được giao.

4.1.2.2 Tình hình quản lý đối tượng tham gia BHXH

Quản lý đối tượng tham gia BHXH là một trong những vấn đề mấu chốt của nghiệp vụ thu BHXH, là cơ sở để hình thành quỹ BHXH. Đối tượng tham gia BHXH ở đây gồm có chủ sử dụng lao động và người lao động. Để quản lý các loại đối tượng này, cơ quan BHXH cần phải thống kê, quản lý và theo dõi toàn bộ số đơn vị sử dụng lao động và số lao động của từng đơn vị sử dụng lao động ngay từ khi đơn vị đăng ký tham gia, trong suốt quá trình hoạt động và đến khi sáp nhập, giải thể (nếu có) và để quản lý được trước hết cần phân loại đơn vị sử dụng lao động theo từng khối đơn vị. Căn cứ vào mục đích và tính chất hoạt động có thể phân chia ra thành các khối đơn vị như sau:

+ Khối doanh nghiệp Nhà nước;

+ Khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; + Khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh;

+ Khối hành chính sự nghiệp;

+ Khối các tổ chức chính trị - xã hội, Đảng, đoàn thể; + Khối hộ kinh doanh cá thể;

+ Khối hợp tác xã.

Căn cứ vào đặc điểm, tính chất, hình thức hoạt động của từng khối để đưa ra hình thức quản lý thích hợp. Một điểm cần lưu ý là các đơn vị sử dụng lao động nhất là đơn vị sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là doanh nghiệp ngoài quốc doanh luôn tìm mọi cách, mọi biện pháp để trốn tránh trách nhiệm đóng BHXH. Bởi vì chủ sử dụng lao động phải đóng vào quỹ BHXH nhưng họ không được hưởng lợi ích trực tiếp khoản chi ra từ quỹ. Mặt khác, nếu họ gian lận không phải đóng quỹ BHXH thì họ sẽ giảm được chi phí, tất yếu họ thu được lợi nhuận nhiều hơn. Vì vậy, việc quản lý chặt chẽ buộc chủ sử dụng lao động phải đóng vào quỹ BHXH theo luật định không những để có nguồn lực tài chính đảm bảo

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 53 chi trả cho người lao động khi gặp rủi ro, mà còn đảm bảo sự công bằng trong hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển, đảm bảo công bằng xã hội.

Quản lý và không ngừng mở rộng đối tượng tham gia BHXH là nhiệm vụ trọng tâm, cơ bản và lâu dài của ngành BHXH nói chung và của BHXH huyện Lạng Giang nói riêng. Thời gian qua BHXH huyện Lạng Giang đã kịp thời triển khai thực hiện các chếđộ, chính sách BHXH trên địa bàn toàn huyện theo quy định, tích cực phát huy tính năng động, sáng tạo trong thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao; sử dụng nhiều biện pháp tích cực chủ động khảo sát số đơn vị sử dụng lao động và người lao động là đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Cử cán bộ quản lý trực tiếp bám sát đơn vị sử dụng lao động mới thành lập để tuyên truyền, vận động và hướng dẫn thủ tục tham gia BHXH. Tình hình tham gia BHXH ở huyện Lạng Giang từ năm 2010 đến năm 2013 thể hiện ở bảng số liệu 4.1.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 54

Bảng 4.1. Sốđơn vị tham gia BHXH bắt buộc trên địa bàn huyện giai đoạn 2010-2013

TT Khối loại hình doanh nghiệp Sốđơn vị thuộc diện tham gia BHXH Sốđơn vị thực tế tham gia BHXH Tỷ lệ tham gia đóng BHXH (%) 2010 2011 2012 2013 2010 2011 2012 2013 2010 2011 2012 2013 1 Doanh nghiệp nhà nước 5 6 6 6 5 6 6 6 100 100 100 100 2 Doanh nghiệp ngoài quốc doanh 139 162 191 225 57 74 103 112 41,01 45,68 53,93 49,78 3 DN có vốn đầu tư nước ngoài 4 3 3 4 3 3 100 100 100 4 HCSN, Đảng, đoàn thể 88 88 89 97 88 88 89 97 100 100 100 100 5 Khối ngoài công lập 3 3 3 2 3 3 3 2 100 100 100 100 6 Hợp tác xã 14 14 16 20 14 14 14 14 100 100 87,50 70,00 7 Khối xã, phường 24 24 23 23 24 24 23 23 100 100 100 100 8 Khối hộ nghề, hộ kinh doanh cá thể 45 51 59 67 2 2 3 4 4,44 3,92 5,08 5,97 9 Tổng cộng 318 352 390 443 193 215 244 261 60,69 61,08 62,56 58,91

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 55

Sđơn v tham gia BHXH giai đon 2010 - 2013

0 50 100 150 200 250 300 2010 2011 2012 2013 Thi gian (Năm) S đ ơ n v

Doanh nghiệp Nhà nước

Doanh nghiệp FDI

Doanh nghiệp ngoài QD

HCSN, Đảng, Đoàn thể Khối ngoài công lập Hợp tác xã Xã, phường Hộ kinh doanh các thể Tổng cộng

Hình 4.1. Sốđơn vị tham gia BHXH giai đoạn 2010-2013 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số liệu ở Bảng 4.1 cho thấy số lượng các đơn vị sử dụng lao động thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc trên địa bàn huyện trong những năm qua biến động không lớn. Số lượng đơn vị sử dụng lao động tập trung chủ yếu trong khu vực hành chính sự nghiệp, bên cạnh đó là các đơn vị thuộc các khối doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đơn vị ngoài quốc doanh, ngoài công lập, các xã phường và hợp tác xã.

Cụ thể, sốđơn vị thuộc diện phải tham gia BHXH ở huyện Lạng Giang tăng từ 318 đơn vị năm 2010 lên 352 đơn vị năm 2011, lên 390 đơn vị năm 2012 và 443 đơn vị năm 2013. Tốc độ tăng bình quân của các đơn vị phải tham gia BHXH bắt buộc trên địa bàn huyện Lạng Giang giai đoạn 2010-2013 là 111,69%.

Tuy số đơn vị phải tham gia BHXH bắt buộc tăng lên khá nhanh nhưng số đơn vị thực tế tham gia BHXH bắt buộc chiếm tỷ lệ thấp và tăng chậm trong giai đoạn 2010-2013. Cụ thể, sốđơn vị tham gia BHXH bắt buộc năm 2010 là 193 đơn vị (chiếm 60,69% tổng số đơn vị phải tham gia BHXH bắt buộc; nghĩa là có xấp xỉ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 56

40% các đơn vị không tham gia đóng BHXH cho người lao động của đơn vị mình). Năm 2013 có 261 đơn vị sử dụng lao động tham gia đóng BHXH trong tổng số 443 đơn vị phải tham gia đóng BHXH cho người lao động. Như vậy tỷ lệ đơn vị thực tế tham gia đóng BHXH cho người lao động năm 2013 là 58,91%.

Như vậy, tốc độ phát triển bình quân của các đơn vị thực tế tham gia đóng BHXH cho người lao động giai đoạn 2010-2013 là 110,61%. Nếu so sánh với tốc độ phát triển bình quân của số đơn vị phải tham gia đóng BHXH của người lao động cùng thời kỳ trên là 111,69% ta thấy các doanh nghiệp đã có ý thức trong việc đóng BHXH cho người lao động đồng thời cũng thấy được sự vào cuộc quyết liệt của cơ quan BHXH huyện.

Tuy nhiên, có thể thấy không phải tất cả các loại hình đơn vị đều có ý thức tham gia đóng BHXH cho người lao động như nhau. Tùy thuộc điều kiện kinh tế và ý thức chấp hành Luật BHXH của chủ sử dụng các đơn vị ta thấy tỷ lệ tham gia cũng rất khác nhau giữa các loại hình đơn vị. Cụ thể, Khối doanh nghiệp Nhà nước, hành chính - sự nghiệp - đảng, đoàn thể, khối xã - phường ít biến động về số đơn vị vì liên quan đến chỉ tiêu biên chế được giao và qua theo dõi các khối này thực hiện tốt việc tham gia BHXH cho người lao động. Khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh và các hộ kinh doanh cá thể có tỷ lệ tham gia BHXH thấp chỉđạt 49,78% và 5,97%. Việc chỉ có 49,78% các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tham gia BHXH đã làm cho tỷ lệ tham gia đóng BHXH của tất cả các đơn vị đạt thấp 58,91% năm 2013. Qua số liệu trên cho thấy yếu tố chính, quan trọng để tăng trưởng nguồn thu BHXH tập trung tại khối Doanh nghiệp ngoài quốc doanh, do vậy trong công tác mở rộng đối tượng thì mở rộng đối tượng tham gia ở khối DNNQD là nòng cốt và bởi thực trạng hiện nay tình trạng trốn đóng BHXH chủ yếu xảy ra ở khối DNNQD.

Sự gia tăng số đơn vị sử dụng lao động là cơ sở quan trọng phát triển số lao động tham gia BHXH. Tình hình số lao động tham gia BHXH ở huyện Lạng Giang từ năm 2010 đến năm 2013 thể hiện ở bảng số liệu 4.2.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 57

Bảng 4.2. Số lao động tham gia BHXH bắt buộc trên địa bàn huyện giai đoạn 2010 - 2013

TT Khối loại hình doanh nghiệp Số lao động thuộc diện tham gia BHXH Số lao động thực tế tham gia BHXH Tỷ lệ tham gia đóng BHXH (%) 2010 2011 2012 2013 2010 2011 2012 2013 2010 2011 2012 2013 1 Doanh nghiệp nhà nước 363 404 427 427 363 404 427 427 100 100 100 100 2 DN có vốn đầu tư nước ngoài 41 34 37 41 34 37 100 100 100 3 Doanh nghiệp ngoài quốc doanh 3.753 4.274 5.158 6.176 1.322 1.415 1.713 1.796 35,22 33,11 33,21 29,08 4 HCSN, Đảng, đoàn thể 3.290 3.253 3.310 3.804 3.290 3.253 3.310 3.804 100 100 100 100 5 Khối ngoài công lập 383 405 348 6 383 405 348 6 100 100 100 100 6 Hợp tác xã 105 115 119 128 101 113 109 104 96,19 98,26 91,60 81,25 7 Khối xã, phường 476 467 505 509 476 467 505 509 100 100 100 100 8 Khối hộ nghề, hộ kinh doanh cá thể 225 257 298 335 7 8 5 14 3,11 3,11 1,68 4,18 9 Tổng cộng 8.595 9.216 10.199 11.422 5.942 6.106 6.451 6.697 69,13 66,25 63,25 58,63

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 58

S lao động tham gia BHXH giai đon 2010 - 2013

0 2000 4000 6000 8000 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Doanh nghiệp Nhà nước Doanh nghiệp FDI Doanh nghiệp ngoài QD

HCSN, Đảng, Đoàn thể Khối ngoài công lập Hợp tác xã

Xã, phường Hộ kinh doanh các thể Tổng cộng

Hình 4.2. Số lao động tham gia BHXH giai đoạn 2010-2013

Số liệu ở bảng 4.2 cho thấy tỷ lệ lao động thực tế tham gia BHXH bắt buộc so với số thuộc diện tham gia của từng khối trong huyện Lạng Giang. Về tổng thể, tỷ lệ tham gia BHXH bắt buộc của lao động khá cao và có xu hướng tăng lên. Tuy nhiên, không phải khối nào cũng có tỷ lệ lao động tham gia BHXH bắt buộc cao, tình hình biến động tăng, giảm lao động tham gia BHXH ở các khối có sự khác nhau. Số lao động tăng nhiều tập trung ở khối DNNQD năm 2013 tăng 474 lao động so với năm 2010. Số lao động khối HCSN, Đảng, đoàn thể, năm 2010 số lao động tham gia là 3.290, đến năm 2013 đã có 3.804 lao động, tăng 514 lao động. Số lao động ở khối DN có vốn đầu tư nước ngoài năm 2009 không có nhưng đến năm 2013 đã có 37 lao động tham gia. Số lao động ở khối DNNN năm 2010 là 363 lao động đến năm 2013 đã có 427 lao động, tăng 64 lao động. Số lao động ở khối ngoài công lập năm 2013 giảm 377 lao động so với năm 2010. Khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh và các hộ kinh doanh cá thể có tỷ lệ lao động tham gia BHXH so với số lao động phải tham gia thấp chỉđạt 29,08% và 4,18% trong năm 2013. Điều này cho thấy ý thức tham gia BHXH bắt buộc của lãnh đạo cũng như người lao động trong các hai khối này còn chưa cao. Nguyên nhân do các

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 59

doanh nghiệp ngoài quốc doanh thường là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, sản xuất kinh doanh còn nhiều khó khăn. Ý thức chấp hành pháp luật về BHXH của các chủ doanh nghiệp cũng như của người lao động chưa cao. Do vậy có hiện tượng các chủ doanh nghiệp tìm cách né tránh đóng BHXH cho người lao động và bản thân người lao động cũng chưa nhận thức hết ý nghĩa, tầm quan trọng cũng như quyền lợi lâu dài của việc tham gia đóng BHXH, họ chỉ vì quyền lợi trước mắt nên cũng chưa mặn mà với việc tham gia đóng BHXH và có hiện tượng thông đồng với chủ doanh nghiệp để không tham gia BHXH bắt buộc.

Khối có số lao động tham gia thấp nhất là khối hộ kinh doanh cá thể, nguyên nhân bởi quy mô hoạt động của khối này còn nhỏ lẻ, kinh doanh chưa mở rộng, chưa tạo được thu nhập thường xuyên nên việc ký kết hợp đồng lao động trên 3 tháng còn ít dẫn đến việc khai thác đối tượng tham gia bị hạn chế.

4.1.2.3 Tình hình quản lý tiền lương làm căn cứđóng BHXH

Cùng với việc tăng cường quản lý đối tượng tham gia BHXH thì vấn đề đặt ra cần thiết phải quản lý quỹ tiền lương, mức lương làm căn cứ đóng BHXH, vì đây là cơ sở để thực hiện thu đúng, thu đủ và làm căn cứ giải quyết các chếđộ BHXH.

Thời gian qua, BHXH huyện Lạng Giang đã thực hiện tốt các quy định về mức tiền lương làm căn cứ đóng BHXH, đảm bảo hết sức chặt chẽ, nghiêm ngặt và thống nhất trong toàn bộ lực lượng lao động làm việc tại các đơn vị sử dụng lao động thuộc các thành phần kinh tế.

Để có cơ sởđánh giá việc chấp hành Luật BHXH, chúng ta so sánh giữa tổng quĩ lương làm căn cứđóng BHXH được tính trên cơ sở số lao động hiện có của các đơn vị với

Một phần của tài liệu Quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn huyện lạng giang tỉnh bắc giang (Trang 62)