3.2.2.1 Thu thập số liệu thứ cấp
Nguồn thông tin thứ cấp để phục vụ cho đề tài được lấy từ sách báo, internet, các công trình nghiên cứu khoa học, các văn bản, chỉ thị, thông tin hướng dẫn liên quan BHXH, các báo cáo của UBND huyện, cơ quan BHXH, cơ quan đoàn thể. Cụ thể thông tin được thu thập như sau:
STT Thông tin Nguồn thu thập PP thu thập
1 Cơ sở lý luận và thực tiễn về BHXH ở Việt Nam và thế giới
- Sách, báo, luận văn, Internet có liên quan - Công trình NC khoa học - Các văn bản, chính sách của nhà nước. Tra cứu, chọn lọc thông tin 2 Thông tin vềđặc điểm địa bàn nghiên cứu: Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội (Tình hình dân số, lao động. Phát triển kinh tế - xã hội) - Phòng Thống kê huyện - Phòng Kinh tế & Hạ tầng huyện - Phòng Tài nguyên-Môi trường huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang
Thống kê, tổng hợp từ các báo cáo của huyện, tỉnh
3 Thông tin về quản lý thu BHXH bắt buộc như: Đối tượng tham gia BHXH , mức đóng, mức hưởng lương, công tác kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện thu nộp BHXH, tình hình nợđọng - Bảo hiểm Xã hội huyện Lạng Giang - Bảo hiểm Xã hội tỉnh Bắc Giang
- UBND huyện Lạng Giang
Thống kê, tổng hợp từ các báo cáo hàng năm.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 44
3.2.2.2 Thu thập số liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp được thu thập từ điều tra các đối tượng là chủ sử dụng lao động của 40 doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện. Ngoài ra còn tham khảo ý kiến của cán bộ quản lý BHXH huyện, những người có chuyên môn của cơ quan BHXH huyện. Mục đích sử dụng các số liệu này như sau:
- Thông tin của chủ sử dụng lao động để đánh giá thực trạng, phân tích các yếu tốảnh hưởng đến công tác quản lý thu BHXH trên địa bàn huyện.
- Thông tin của cán bộ quản lý BHXH huyện, những người có chuyên môn của cơ quan BHXH huyện để đánh giá tổng hợp về tình hình thực hiện quản lý thu BHXH bắt buộc ở cấp huyện hiện nay.