Kinh nghiệm quản lý thu BHX Hở một số địa phương trong nước

Một phần của tài liệu Quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn huyện lạng giang tỉnh bắc giang (Trang 40)

2.2.2.1 Kinh nghiệm của BHXH tỉnh Bắc Ninh

Năm 2013, số thu BHXH, BHYT, BHTN của Bắc Ninh là 2.065,58 tỷđồng, tăng 519,26 tỷđồng so với năm 2012. Trong đó, thu BHXH bắt buộc là 1.362,72 tỷ đồng. Tổng số sốđơn vị tham gia BHXH, BHYT là 3.417 doanh nghiệp, đơn vị với

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 30

722.622 người, tăng 10,8% so với năm 2012. Trong đó, số người tham gia BHXH bắt buộc là 188,558 người. BHXH tỉnh Bắc Ninh luôn nằm trong số 10 tỉnh, thành phốđạt tỷ lệ thu cao nhất cả nước.

Mặc dù vậy, số tiền nợ BHXH, BHYT năm 2013 là 159,8 tỷ đồng, chiếm 6,5% so với tổng số phải thu; có 515 đơn vị, doanh nghiệp nợ BHXH từ 03 tháng trở lên với số tiền 84,78 tỷ đồng. Do sản xuất kinh doanh gặp khó khăn, các ngành chức năng, các sở chủ quản chưa tìm được biện pháp hữu hiệu để quản lý, thúc đẩy sản xuất, do đó sản xuất ở một số ngành bị thu hẹp, khiến người lao động phải đối mặt với tình hình việc làm không ổn định, thu nhập thấp; người sử dụng lao động ở một số doanh nghiệp nhận thức chưa đúng, chưa đầy đủ về trách nhiệm của mình và chưa tuyên truyền sâu, rộng về chế độ chính sách đối với người lao động; bản thân người lao động cũng thiếu hiểu biết về chính sách BHXH; cấp ủy, chính quyền một số địa phương chưa có sự quan tâm đúng mức trong chỉ đạo, lãnh đạo thực hiện chính sách BHXH, BHYT, coi đó là nhiệm vụ của người sử dụng lao động và cơ quan BHXH; tổ chức công đoàn ở nhiều doanh nghiệp chưa phát huy vai trò bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng tham gia BHXH, BHYT của người lao động; việc thanh tra, kiểm tra và xử lý các doanh nghiệp cố tình vi phạm chính sách BHXH, BHYT còn nhiều khó khăn, hiệu quả chưa cao.

Để giải quyết những khó khăn nêu trên, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Bắc Ninh đã tập trung chỉđạo triển khai thực hiện nghiêm Nghị quyết số 21-NQ/TW của Bộ chính trị, ngay sau đó tiếp tục được các huyện, thị, thành ủy và UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai sâu rộng. Trong quá trình triển khai, BHXH tỉnh Bắc Ninh với vai trò là cơ quan đầu mối tiếp tục tham mưu kịp thời, thường xuyên báo cáo Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh về việc thực hiện chính sách BHXH, BHYT, BHTN để tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo công tác BHXH, BHYT, chấn chỉnh kịp thời các sai sót, vướng mắc. Tăng cường phối hợp với các cơ quan, ban ngành có liên quan trong việc thanh, kiểm tra doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động nợ tiền BHXH, BHYT, BHTN kéo dài, kiên quyết xử phạt đơn vị, doanh nghiệp vi phạm. Tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực quản lý cho đội ngũ cán bộ, công chức,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 31

viên chức làm công tác BHXH, BHYT. Thường xuyên rà soát, tổng hợp số phải thu BHXH, BHYT, BHTN, tổng hợp báo cáo BHXH Việt Nam, giao bổ sung kế hoạch thu. Tổ thu nợ BHXH, tích cực tăng cường kiểm tra hơn nữa, đôn đốc thu nộp BHXH, BHYT, BHTN thường xuyên báo cáo Giám đốc BHXH tỉnh để có biện pháp xử lý kịp thời. [Minh Đức (2013) ”BHXH tỉnh Bắc Ninh: Phát huy hiệu quả phong trào thi đua nước rút”. Tạp chí BHXH, số 239, từ trang 13 đến 14.]

2.2.2.2 Kinh nghiệm của BHXH tỉnh Nam Định

Cũng như các tỉnh, thành phố trong cả nước công tác thu BHXH, BHYT bắt buộc tại tỉnh Nam Định gặp không ít khó khăn do phần lớn các doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh không bố trí được việc làm thường xuyên cho người lao động. Cá biệt có đơn vịđóng cửa không hoạt động hoặc hoạt động cầm chừng. Do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, khiến các doanh nghiệp khó khăn trong việc mở rộng sản xuất kinh doanh và bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả nhưng vẫn tìm cách trốn tránh việc tham gia đóng BHXH cho người lao động. Một sốđơn vị sử dụng lao động còn nợ tiền BHXH, nợ gối đầu, hoặc không có khả năng thanh toán tiền BHXH từ các năm trước.

Trước tình hình trên, với quyết tâm phấn đấu hoàn thành vượt mức chỉ tiêu thu năm 2013 được BHXH Việt Nam giao, kiên quyết giảm nợ BHXH, BHYT… BHXH tỉnh đã triển khai nhiều biện pháp tích cực để thực hiện có hiệu quả công tác thu BHXH, BHYT như: Tham mưu cho UBND tỉnh ban hành văn bản chỉđạo việc thực hiện BHXH, BHYT, BHTN; ngoài ra cán bộ trực tiếp làm công tác thu từ tỉnh đến BHXH các huyện, thành phố tăng cường đi cơ sởđối chiếu, đôn đốc các đơn vị trích nộp BHXH, BHYT, BHTN đặc biệt là các đơn vị nợ kéo dài; tổ thu nợ đọng BHXH, BHYT đưa ra các biện pháp tích cực để thu hồi nợ đọng BHXH, BHYT: Như thường xuyên đôn đốc thu hồi nợđọng tại các đơn vị nợđọng kéo dài, rà soát, thống kê các doanh nghiệp mới được thành lập, tổng hợp các đơn vị sử dụng lao động chưa tham gia BHXH, BHYT hoặc đơn vị có số nợ lớn, thời gian nợ kéo dài trên địa bàn quản lý. Với nhiều giải pháp tích cực, đồng bộ và hiệu quả; năm 2013 số người tham gia BHXH, BHYT trên địa bàn toàn tỉnh: 1.011.592 người, với số thu BHXH, BHYT, BHTN là 1.407,326 tỷđồng tăng 5,14% so với năm 2012.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 32

Công tác thu đã có nhiều chuyển biến tích cực, tuy nhiên hiện nay BHXH tỉnh Nam Định vẫn còn gặp một số khó khăn do tỷ lệ nợ đọng còn cao, trong đó nhóm các đơn vị nợ trên 06 tháng với tổng số nợ trên 36 tỷ đồng. Để hoàn thành được các chỉ tiêu, kế hoạch đề ra, BHXH tỉnh tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành, đồng thời tập trung đẩy mạnh công tác thu hồi nợ BHXH. Tổ chức làm việc với các đơn vị này để tìm biện pháp giải quyết tồn tại, vướng mắc của doanh nghiệp cũng như giải quyết quyền lợi cho người lao động. Đối với những đơn vị nợ đọng kéo dài, khai báo số lượng lao động thấp hơn thực tế BHXH tỉnh kiên quyết đấu tranh và kiến nghị các ngành chức năng xử lý theo quy định. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chính sách pháp luật về BHXH, BHYT nhằm nâng cao nhận thức của nhân dân, người lao động về quyền lợi và trách nhiệm tham gia thực hiện chính sách BHXH, BHYT; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao chất lượng phục vụ của cán bộ công chức viên chức làm công tác BHXH, BHYT. [Trịnh Vân Anh (2013) ” Giải pháp vượt khó khăn, thách thức ở Nam Định”. Tạp chí BHXH, số 239, từ trang 23 đến 25]

2.2.2.3 Kinh nghiệm của BHXH tỉnh Điện Biên

Việc thực hiện BHXH, BHYT trên địa bàn tỉnh Điện Biên trong thời gian qua đã đạt được kết quả tích cực, góp phần ổn định xã hội. Trong nhiều năm qua, BHXH tỉnh đã chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng tăng cường công tác kiểm tra giám sát, tuyên truyền vận động đưa công tác thu đi vào nền nếp. Với phương châm thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, BHXH tỉnh đã chủ động chỉ đạo đôn đốc các đơn vị thu nộp BHXH, BHYT, BHTN theo tháng, đồng thời đưa ra những giải pháp thu kịp thời. Kết quả thu năm sau cao hơn năm trước. Đặc biệt, số nợ của BHXH, BHYT của BHXH tỉnh luôn ở mức thấp. Số nợ bình quân chung qua các năm là 1,5% trên tổng số phải thu, luôn được BHXH Việt Nam tuyên dương, khen thưởng tại các kỳ họp giao ban BHXH Việt Nam.

Cùng với việc đẩy mạnh công tác thu, BHXH tỉnh đã triển khai nhiều biện pháp giảm nợ đọng BHXH, BHYT, tổng số tiền nợ đọng BHXH, BHYT của các đơn vị trên địa bàn chiếm 1,5% so với tổng số phải thu. Nguyên nhân của tình trạng nợđọng là do một số doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh gặp khó khăn,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 33

không có khả năng đóng BHXH, BHYT đúng hạn. Trước thực trạng này, BHXH tỉnh đã phối hợp với các ngành chức năng tiến hành thanh tra, kiểm tra các đơn vị nợ BHXH, BHYT trên địa bàn và các đơn vị chưa đảm bảo đầy đủ các quyền lợi về việc tham gia BHXH, BHYT cho người lao động, yêu cầu chủ sử dụng lao động thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.

Ngoài các nhiệm vụ thường xuyên, BHXH tỉnh luôn chủ động đề xuất các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương chỉđạo công tác thu nộp BHXH, BHYT và giải quyết nợđọng; thống kê danh sách, số tiền nợ, thời gian nợ của các đơn vị và báo cáo cấp ủy, chính quyền địa phương để tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính, phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể tăng cường công tác thanh, kiểm tra; phối hợp với Đảng ủy khối Doanh nghiệp tỉnh để có giải pháp đối với các doanh nghiệp nợ đọng lớn, kéo dài; phối hợp với các Ngân hàng buộc trích nộp các khoản BHXH, BHYT đầy đủ trước khi đơn vị rút nguồn kinh phí hoạt động; công khai danh tính các đơn vị nợ trên phương tiện thông tin đại chúng; rà soát, xác định nguyên nhân cụ thểđối với từng đơn vị không đóng BHXH đểđưa ra biện pháp giải quyết. [Lưu Thị Quý (2013) ”: Giải pháp đẩy mạnh công tác thu BHXH, BHYT”. Tạp chí BHXH, số 237, từ trang 20 đến 21.]

2.2.2.4 Bài học rút ra từ kinh nghiệm của một sốđịa phương trong nước

Những địa phương đạt được hiệu quả cao trong quản lý thu BHXH bắt buộc đều có chung một điểm là biết tổ chức thực hiện nhiệm vụđược giao một cách sáng tạo, không rập khuôn máy móc, phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị ở cơ sở tham gia vào công tác BHXH, bài học kinh nghiệm cần được rút ra, đó là:

- Tranh thủ sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương trong công tác BHXH. Thực hiện phương châm cấp uỷ Đảng lãnh đạo, chính quyền tổ chức thực hiện, cơ quan BHXH làm tham mưu, có sự phối hợp đồng bộ của các cơ quan hữu trách, tạo thành sức mạnh tổng hợp trong công tác BHXH mà trọng tâm là khắc phục nợ tồn đọng BHXH và phát triển đối tượng tham gia BHXH.

- Công tác dự báo phải đi trước một bước để có những căn cứ khoa học, số liệu sát thực, nhằm xây dựng kế hoạch phát triển nguồn thu một cách vững chắc,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 34 đáp ứng yêu cầu trước mắt cũng như lâu dài. Đồng thời thường xuyên có sự điều chỉnh để có dự báo sát với tình hình thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, nhằm đảm bảo thu đúng, đủ, kịp thời, không bỏ sót nguồn thu.

- Cơ quan BHXH phải chủ động các biện pháp công tác, đặc biệt coi trọng năng lực xây dựng các phương án tổ chức thực hiện, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý thu, làm cho đối tượng tham gia BHXH tin tưởng, phấn khởi và yên tâm khi tham gia BHXH, biến quá trình nhận thức từ bắt buộc sang tự giác thực hiện.

- Tổ chức tốt công tác phối hợp liên ngành trong việc thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về đóng BHXH; phương châm là đề cao công tác thông tin, tuyên truyền, vận động thuyết phục là chủ yếu, nhưng không xem nhẹ xử lý vi phạm, đặc biệt chọn một đến hai đơn vịđiển hình, lập hồ sơ kiến nghị khởi tố ra Toà án để răn đe, giáo dục chung.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ đủ phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm, kỹ năng tốt đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển đối tượng, đôn đốc thu hồi nợđọng BHXH.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 35

PHẦN III. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn huyện lạng giang tỉnh bắc giang (Trang 40)