Nhận thức của đối tượng tham gia BHXH

Một phần của tài liệu Quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn huyện lạng giang tỉnh bắc giang (Trang 82)

Để thực hiện đúng các quy định của nhà nước về chính sách, chếđộ BHXH bắt buộc nói chung cũng như quy định về quản lý thu BHXH bắt buộc nói riêng phụ thuộc rất lớn vào nhận thức của đối tượng tham gia. Thực tế là một bộ phận chủ sử dụng lao động, NLĐ, người tham gia BHXH và mọi tầng lớp nhân dân chưa nhận thức đầy đủ ý nghĩa, tầm quan trọng, quyền lợi và trách nhiệm của họ về chính sách, chế độ BHXH. Người sử dụng lao động thường vì mục tiêu lợi nhuận trước mắt, không tính đến sự gắn bó lâu dài giữa người lao động với doanh nghiệp hoặc còn chưa hiểu biết đúng đắn về bảo hiểm xã hội nên thường có những hành vi sai phạm trong đóng BHXH bắt buộc.

Tại huyện Lạng Giang, qua điều tra cho thấy người lao động trong các DNNQD nhận thức về pháp luật BHXH chưa đầy đủ thậm chí còn có nhiều lao động chưa từng nghe đến khái niệm “BHXH”, nhiều lao động không hiểu BHXH là để làm gì, nhiều lao động lầm tưởng BHXH với các loại hình doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm điều này đã tác động xấu đến công tác thu nộp BHXH trên địa bàn. Nhiều chủ sử dụng lao động chưa hiểu biết về pháp luật BHXH và mức đóng BHXH, hoặc hiểu nhưng chưa đầy đủ. Kết quả điều tra tại 40 DNNQD trên địa bàn thể hiện qua bảng 4.9 và 4.10 Bảng 4.9. Bảng tổng hợp mức độ hiểu biết của chủ sử dụng lao động về pháp luật BHXH đối với 40 DN điều tra Chỉ tiêu ĐVT

DN đang tham gia BHXH DN chưa tham gia BHXH DN có hiểu biết về PL BHXH DN chưa hiểu biết về PL BHXH DN có hiểu biết về PL BHXH DN chưa hiểu biết về BHXH Số lượng DN DN 19 1 5 15 Tỷ lệ % 95 5 25 75 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2013

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 72

Qua số liệu bảng 4.9 cho thấy các DN đang tham gia BHXH hầu hết đều có hiểu biết về Luật BHXH, có 19/20 doanh nghiệp hiểu biết về Luật BHXH. Trong khi đó tại nhóm các doanh nghiệp chưa tham gia BHXH chỉ có 5 doanh nghiệp hiểu biết về pháp luật BHXH hoặc hiểu nhưng chưa đầy đủ thậm chí có 15 doanh nghiệp không biết BHXH là loại hình bắt buộc. Có 11 doanh nghiệp chưa tham gia BHXH cho người lao động với lý do là người lao động không đòi hỏi. Như vậy nếu trình độ hiểu biết của chủ sử dụng lao động và người lao động càng tăng thì việc chấp hành pháp Luật BHXH càng tăng và ngược lại.

Bảng 4.10. Bảng tổng hợp mức độ hiểu biết của chủ sử dụng lao động về mức đóng BHXH đối với 40 DN điều tra

Chỉ tiêu ĐVT

DN đang tham gia BHXH DN chưa tham gia BHXH DN có hiểu biết về MĐ BHXH DN chưa hiểu biết về MĐ BHXH DN có hiểu biết về MĐ BHXH DN chưa hiểu biết về MĐ BHXH Số lượng DN DN 18 2 1 19 Tỷ lệ % 90 10 5 95 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2013

Về mức đóng BHXH bắt buộc của cá nhân người lao động, số liệu ở bảng 4.10 cho thấy có 18/20 DN đang tham gia BHXH biết chính xác tỷ lệ phải đóng, 19/20 DN chưa tham gia không biết chính xác tỷ lệ phải đóng. Chính vì một bộ phận chủ sử dụng lao động, người lao động tham gia BHXH chưa nhận thức đầy đủ ý nghĩa, tầm quan trọng, quyền lợi và trách nhiệm của họ về chính sách, chế độ BHXH đã dẫn đến tình trạng trốn đóng BHXH, nợđọng BHXH ngày càng tăng lên, gây khó khăn rất lớn đến việc thực hiện nhiệm vụ, chỉ tiêu kế hoạch của cơ quan BHXH huyện đồng thời ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của người lao động.

4.2.2 Tốc độ tăng kinh tế và thu nhập bình quân đầu người

Tốc độ tăng trưởng kinh tế trên địa bàn huyện Lạng Giang tăng nhanh trong những năm qua (bình quân 15,36% năm), thu nhập bình quân đầu người năm 2013 là 1.220 USD/người/ năm đã giúp đời sống của người lao động dần được cải thiện; Việc sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp được thuận lợi, vì thế các chủ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 73

doanh nghiệp có ý thức hơn với trách nhiệm tham gia BHXH cho người lao động, từ đó làm giảm tình trạng trốn tránh tham gia BHXH. Tuy nhiên giai đoạn 2010 - 2013 các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Lạng Giang cũng chịu tác động xấu từ tình hình kinh tế của thế giới và Việt Nam nên thu nhập của DNNQD trên địa bàn cũng bị ảnh hưởng khiến công tác thu nộp BHXH trong những năm qua ở một số doanh nghiệp còn gặp khó khăn thể hiện qua bảng 4.11

Bảng 4.11. Bảng tổng hợp thu nhập bình quân của người lao động tại 40 DN điều tra

Chỉ tiêu ĐVT

DN đang tham gia BHXH DN ch

ưa tham gia BHXH DN có thu nhập trung bình từ 2,5 triệu đồng trở lên DN có thu nhập trung bình dưới 2,5 triệu đồng DN có thu nhập trung bình từ 2,5 triệu đồng trở lên DN có thu nhập trung bình dưới 2,5 triệu đồng Số lượng DN DN 12 8 6 14 Tỷ lệ % 60 40 30 70 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2013

Số liệu ở bảng 4.11 cho thấy trong 20 doanh nghiệp chưa tham gia BHXH được điều tra ngẫu nhiên thì có 6 đơn vị có thu nhập từ 2,5 triệu đồng trở lên chiếm tỷ lệ 30%. Trong khi có ở 20 doanh nghiệp được điều tra đang tham gia BHXH thì có 12 doanh nghiệp có thu nhập trên 2,5 triệu đồng chiếm 60%. Như vậy thu nhập ít nhiều có ảnh hưởng đến quyết định tham gia BHXH của doanh nghiệp và người lao động. Khi thu nhập tăng thì xu hướng người lao động và người sử dụng lao động tham gia BHXH tăng và ngược lại.

4.2.3 Qui mô doanh nghiệp

Qui mô của doanh nghiệp càng lớn thì việc thực hiện các quy định của pháp luật về BHXH càng được chặt chẽ. Các doanh nghiệp nhỏ thường có xu hướng trốn đóng BHXH. Huyện Lạng Giang đa phần các DNNQD là doanh nghiệp vừa và nhỏ với số lượng lao động ít thường không có tổ chức công đoàn gây khó khăn cho công tác thu BHXH. Kết quả điều tra tại 40 DNNQD trên địa bàn về số lao động của doanh nghiệp được thể hiện qua bảng 4.12

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 74

Bảng 4.12. Bảng tổng hợp điều tra số lao động tại 40 DN điều tra

Chỉ tiêu ĐVT

DN đang tham gia BHXH DN chưa tham gia BHXH DN có từ 10 LĐ trở lên DN có dưới 10 DN có từ 10 LĐ trở lên DN có dưới 10 Số lượng DN DN 14 6 5 15 Tỷ lệ % 70 30 25 75 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2013

Qua bảng 4.12 ta thấy trong số 40 DNNQD chưa tham gia BHXH được điều tra ngẫu nhiên có 5 doanh nghiệp có từ 10 lao động trở lên chiếm 25% và có tới 15 doanh nghiệp có dưới 10 lao động chiếm 75%. Qua điều tra ngẫu nhiên 20 doanh nghiệp đang tham gia BHXH thì có 14 doanh nghiệp có từ 10 lao động trở lên chiếm 70% và có 6 doanh nghiệp có dưới 10 lao động chiếm 30%. Như vậy có thể thấy rằng doanh nghiệp có quy mô càng lớn thì được tổ chức càng chặt chẽ, quyền lợi của người lao động được quan tâm nhiều hơn và chấp hành Luật BHXH tốt hơn và ngược lại.

4.2.4 Công tác thanh tra, kiểm tra của các cấp chính quyền

Công tác thanh tra, kiểm tra cũng là một biện pháp quan trọng trong việc ngăn ngừa, phát hiện và xử lý những hành vi vi phạm pháp luật BHXH.

Cùng với việc phát hiện và xử lý các vi phạm pháp luật, thanh tra, kiểm tra còn đóng vai trò như một biện pháp phòng ngừa hữu hiệu các vi phạm pháp luật. Thanh tra, kiểm tra, giám sát luôn là hiện thân của kỷ cương pháp luật; Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát dù được thực hiện dưới bất cứ hình thức nào, cũng luôn có tác dụng hạn chế, răn đe những hành vi vi phạm pháp luật BHXH. Mặt khác, các giải pháp được đưa ra từ hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát không chỉ hướng vào việc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật BHXH, mà còn có tác dụng khắc phục các kẽ hở của chính sách, pháp luật, ngăn ngừa tận gốc mầm mống phát sinh những vi phạm pháp luật BHXH. Theo số liệu điều tra tại 40 doanh nghiệp trên địa bàn ta có bảng 4.13

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 75

Bảng 4.13. Bảng tổng hợp tình hình thanh tra, kiểm tra công tác thực hiện Luật BHXH tại 40 DN điều tra

Chỉ tiêu ĐVT

DN đang tham gia BHXH DN chưa tham gia BHXH DN đã được thanh tra, kiểm tra DN chưa được thanh tra, kiểm tra DN đã được thanh tra, kiểm tra DN chưa được thanh tra, kiểm tra Số lượng DN DN 6 14 2 18 Tỷ lệ % 30 70 10 90 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2013

Qua bảng 4.13 ta thấy trong tổng số 20 doanh nghiệp được điều tra ở nhóm chưa tham gia BHXH thì có 02 DN bị cơ các quan quản lý Nhà nước trên địa bàn thanh tra, kiểm tra về công tác thực hiện Luật BHXH (chiếm 10%). Trong khi đó 20 doanh nghiệp đang tham gia BHXH được điều tra thì có 6 doanh nghiệp đã bị các cơ quan chức năng thanh tra, kiểm tra về công tác thực hiện Luật BHXH trên địa bàn (chiếm 30%). Có 01 doanh nghiệp trước khi thanh tra không tham gia BHXH nhưng sau khi thanh tra, kiểm tra đơn vị đã tham gia BHXH. Trong số 6 doanh nghiệp tại thời điểm thanh tra, kiểm tra thì có 1 doanh nghiệp nợ BHXH và đóng không đủ số người phải tham gia, 05 doanh nghiệp nợ BHXH. Sau kiểm tra 3 tháng đã có 03 đơn vị nộp hết số tiền nợ BHXH, 02 đơn vị nộp được 50% số tiền nợ BHXH, 01 đơn vị đóng đủ số người phải tham gia. Qua đó chúng ta thấy công tác thanh tra, kiểm tra có tác động tích cực đến công tác thu BHXH trên địa bàn. Công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Luật BHXH càng được quan tâm, đầu tư thực hiện thì công tác thu BHXH trên địa bàn đối với các DNNQD càng thực hiện tốt và ngược lại.

4.2.5 Tổ chức bộ phận quản lý thu BHXH

Trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách BHXH, hỏi ý kiến các cán bộ quản lý, cán bộ hiện đang làm công tác thu tại BHXH huyện, qua tìm hiểu, nghiên cứu thực tế hệ thống tổ chức bộ phận thu tại cơ quan BHXH huyện Lạng Giang còn bộc lộ những bất cập:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 76

việc đối chiếu thu, nộp BHXH giữa bộ phận thu BHXH với đơn vị SDLĐ tham gia BHXH mới chỉ làm theo hình thức, chưa đối chiếu với những sổ sách, biểu mẫu đang quản lý tại đơn vị nên dễ bỏ sót đối tượng, tiền lương làm căn cứ đóng BHXH; Thời hạn lập, gửi báo cáo tổng hợp giữa bộ phận thu BHXH và bộ phận kế toán không khớp nhau nên khó khăn trong việc đối chiếu, tổng hợp thu BHXH.

+ Trình độ một số cán bộ chuyên quản thu BHXH còn có hạn chế, nhất là những cán bộ nhiều tuổi, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào công việc chuyên môn gặp nhiều khó khăn.

+ Cán bộ chuyên quản chưa thực sự bám sát, đôn đốc, nhắc nhở đơn vị trong việc thu nộp BHXH, thông báo kết quả thu nộp BHXH cho đơn vị thường xuyên dẫn đến tình trạng nợđọng BHXH.

+ Một số cán bộ chuyên quản còn có ý thức trách nhiệm chưa cao khi thực thi công vụ.

Chính những tồn tại, hạn chế trong công tác tổ chức của BHXH huyện đã có những ảnh hưởng nhất định đến kết quả công tác quản lý thu BHXH tại

huyện Lạng Giang thời gian qua.

4.3. Đánh giá chung về quản lý thu BHXH bắt buộc trên địa bàn huyện Lạng Giang tỉnh Bắc Giang Giang tỉnh Bắc Giang

4.3.1 Những kết quả đạt được và nguyên nhân

4.3.1.1 Những kết quả đạt được

Công tác thu BHXH là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và luôn được BHXH huyện Lạng Giang chú trọng. Bởi lẽ, đây không những là yếu tố đầu vào, là nguồn tài chính cơ bản để thực hiện chế độ chính sách cho người được hưởng bảo hiểm, mà quan trọng hơn nữa, công tác thu BHXH còn góp phần thực hiện nhiệm vụ chiến lược của ngành, đó là mục tiêu: Thực hiện BHXH cho mọi người lao động và BHYT toàn dân.

- Kể từ khi thành lập đến nay, cùng với việc Nhà nước ban hành nhiều văn bản, chính sách nhằm không ngừng mở rộng đối tượng tham gia BHXH, thực hiện các chỉ đạo của BHXH Việt Nam, BHXH huyện Lạng Giang luôn tập trung tạo điều

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 77 kiện thuận lợi nhất cho các đối tượng tham gia BHXH. Bên cạnh việc luôn bám sát các Nghị quyết, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, tranh thủ sự lãnh đạo của BHXH tỉnh Bắc Giang, Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện về chính sách BHXH, BHXH huyện Lạng Giang luôn phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, ban, ngành có liên quan như: Phòng Lao động TBXH, Liên đoàn lao động huyện, Phòng Tài chính - Kế hoạch, Chi cục Thuế, phòng Y tế huyện…nhằm tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, công tác thanh tra, kiểm tra để thực hiện nhiệm vụ khai thác mở rộng đối tượng tham gia BHXH theo các quy định của pháp luật.

Trên địa bàn huyện Lạng Giang, năm 1995 mới có 95 đơn vị với 2.730 lao động tham gia BHXH. Đến năm 2013, BHXH huyện đã quan hệ, giao dịch với 261 đơn vị, cơ quan, tổ chức tham gia BHXH cho 6.697 lao động (bảng 4.2). Những số liệu tăng trưởng không ngừng với tốc độ nhanh của người tham gia BHXH đã cho thấy công tác khai thác, phát triển, mở rộng đối tượng của BHXH huyện Lạng Giang thực hiện khá hiệu quả.

- Công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH trên địa bàn đã được củng cố hoàn thiện. Những năm đầu triển khai công tác thu BHXH, đối tượng tham gia BHXH chủ yếu do đơn vị sử dụng lao động kê khai trên các biểu thủ công đơn giản. Kể từ năm 2007 đã sử dụng phần mềm về thu BHXH do BHXH Việt Nam ban hành, nhờ phần mềm hỗ trợ quản lý của ngành (SMS), BHXH huyện Lạng Giang đã chủ động thực hiện được các nghiệp vụ quản lý thu theo yêu cầu của ngành. Đảm bảo việc quản lý đối tượng, xác định chính xác kết quả thu nộp BHXH của các đơn vị SDLĐ, đáp ứng khá kịp thời yêu cầu của ngành về thống kê, báo cáo phục vụ công tác quản lý quỹ.

- Cùng với việc hoàn thiện các nghiệp vụ quản lý, bảo đảm việc quản lý chặt chẽ đối tượng theo nguyên tắc “có đóng có hưởng, đóng cao hưởng cao, đóng thấp hưởng thấp”, BHXH huyện Lạng Giang luôn chú trọng công tác cải cách hành chính trong việc thực hiện các giao dịch về BHXH, đổi mới tác phong làm việc từ hành chính sự vụ sang tác phong phục vụ và hỗ trợ với phương châm “làm quyết liệt, giải quyết kịp thời và thỏa đáng những yêu cầu của đơn vị”, giảm tối đa sự phiền hà và mất thời gian của đơn vị sử dụng lao động và người lao động. Từ việc bố trí cán bộ theo dõi đơn

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 78 vị, quy định trách nhiệm quyền hạn, bảo đảm hài hòa yêu cầu quản lý, cho đến việc xây

Một phần của tài liệu Quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn huyện lạng giang tỉnh bắc giang (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)