Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn huyện lạng giang tỉnh bắc giang (Trang 93)

4.3.2.1 Những hạn chế

- Tình trạng trốn đóng BHXH ngày càng gia tăng, số DN đóng BHXH cho người lao động so với số DN đang hoạt động sản xuất, kinh doanh chưa đóng BHXH chiếm tỷ lệ thấp ( tỷ lệ trung bình giai đoạn 2010-2013 là 47,60%). Đối tượng tham gia đã được quy định rõ trong Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn dưới Luật nhưng trên thực tế vẫn còn nhiều đơn vị và người lao động trong diện bắt buộc nhưng chưa tham gia (nhất là khu vực các DN ngoài quốc doanh, hộ kinh doanh cá thể và hợp tác xã). Việc trốn tránh nghĩa vụ đóng BHXH dưới nhiều hình thức khác nhau như không tham gia, khai báo số lao động ít hơn số lao động hiện có, hoặc khai báo mức lương trả cho người lao động thấp hơn mức thực trả...có những doanh nghiệp còn thỏa hiệp với người lao động cùng trốn đóng BHXH, đây là hiện tượng trục lợi bảo hiểm. Tình hình trốn đóng BHXH khối DNNQD thể hiện qua bảng 4.14

Bảng 4.14. Tình hình trốn đóng BHXH khối DNNQD từ năm 2010-2013 Năm

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Tổng số DN hiện có Đơn vị 139 162 191 225

Tổng số DN tham gia Đơn vị 57 74 103 112

Số đơn vị trốn đóng Đơn vị 82 88 88 113

Tỷ lệ tham gia % 41,01 45,68 53,93 49,78

Nguồn: Phòng Thống kê và BHXH huyện Lạng Giang

- Việc khai thác mở rộng đối tượng tham gia BHXH còn chậm, chưa tương xứng với tiềm năng của huyện. Tính đến 31/12/2013 số lao động thực tế đang làm việc trong cơ quan, đơn vị SDLĐ là 11.422 người. Tuy nhiên, lao động đã tham gia BHXH 6.697 người, chiếm 58,63 %, tỷ lệ số lao động chưa tham gia là 41,37%. Số lao động tham gia BHXH còn thấp so với số lao động thực tế và tập trung ở khối DNNQD, Hợp tác xã và hộ kinh doanh cá thể, thể hiện qua bảng 4.15

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 83

Bảng 4.15. Số lao động tham gia theo khối loại hình năm 2013 Chỉ tiêu Khối tham gia Số lao động thực tế Số lao động đã tham gia BHXH Số lao động chưa tham gia BHXH Tỷ lệ tham gia BHXH DNNN 427 427 0 100 DNNQD, DNFDI 6.213 1.833 4.380 29,5 HCSN, ĐĐT 3.804 3.804 0 100 Phường, xã 509 509 0 100 Ngoài công lập 6 6 0 100 HTX, HKDCT 463 118 345 25,48 Tổng cộng 11.422 6.697 4.725 58,63

Nguồn: Phòng Thống kê và BHXH huyện Lạng Giang

- Tình trạng chậm đóng BHXH vẫn còn xảy ra, một số đơn vị sử dụng số nợ lớn lên đến hàng tỷ đồng. Qua phân tích số liệu, số tiền nợ đọng BHXH so với số tiền phải đóng BHXH tương đối lớn; tính đến cuối năm 2013 số tiền nợ BHXH là 2.217 triệu đồng, chiếm 4,12% số phải thu năm 2013 của huyện Lạng Giang, đây là khoản tiền của người lao động đóng góp bị chiếm dụng, đã ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của hàng ngàn người lao động tham gia BHXH. Nhiều đơn vị sử dụng lao động chậm nộp BHXH đã gây khó khăn trong việc giải quyết chế độ chính sách, ảnh hưởng đến tính công bằng của những người tham gia. Bên cạnh đó, tình trạng nợ đọng BHXH còn diễn ra ở một số DN có số lao động lớn gây bức xúc cho các cơ quan quản lý Nhà nước về lao động cũng như chính người lao động, ảnh hưởng đến chính sách an sinh xã hội lâu dài.

Theo quy định hàng tháng, chậm nhất vào ngày cuối cùng của tháng, người sử dụng lao động đóng BHXH, BHYT; đồng thời trích từ tiền lương , tiền công tháng của từng người lao động theo mức quy định để đóng cùng vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH mở tại Ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước. Mặc dù BHXH huyện Lạng Giang luôn nỗ lực cố gắng để thu đúng, thu đủ để hoàn thành kế hoạch được BHXH tỉnh Bắc Giang giao. Tuy nhiên, số đơn vị để nợ đọng BHXH vẫn còn. Trong những năm gần đây, mặc dù có thêm quy định về tính lãi chậm nộp, xong số nợ BHXH chưa giảm, có lúc có xu hướng tăng. Ngoài các nguyên nhân chủ yếu là do tình hình sản xuất kinh doanh của nhiều DN gặp khó khăn. Nhưng cũng nhiều đơn vị cố tình chây ỳ, vi phạm pháp luật, ảnh hưởng tới quyền lợi của người lao động.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 84

4.3.2.2 Nguyên nhân của hạn chế

Thứ nhất, biện pháp, chế tài xử phạt hành vi trốn đóng, chậm đóng BHXH

chưa phù hợp:

+ Lãi suất chậm nộp BHXH thường thấp hơn lãi suất cho vay ngân hàng thương mại.

Theo quy định của Luật BHXH, các DN khi chậm đóng BHXH đều phải thực hiện nộp lãi suất chậm nộp. Lãi suất chậm nộp được tính bằng lãi suất đầu tư quỹ BHXH. Trong khi lãi suất đầu tư quỹ BHXH không xác định được trong năm. Đây là khó khăn lớn cho BHXH Việt nam. Thực tế trong những năm qua, BHXH Việt nam đã thông báo lãi suất chậm nộp quỹ BHXH cho các địa phương là lãi suất đầu tư của năm trước liền kề. Bên cạnh đó, do hoạt động đầu tư tăng trưởng quỹ BHXH chủ yếu là hoạt động cho NSNN, ngân hàng thương mại vay hoặc mua trái phiếu. Do đó lãi suất đầu tư quỹ BHXH chủ yếu là lãi suất đi vay của ngân hàng thương mại. Vì thế, lãi suất chậm nộp BHXH thường thấp hơn lãi suất cho vay của ngân hàng thương mại. Khảo sát lãi suất chậm nộp BHXH và lãi suất cho vay của ngân hàng thương mại cho thấy lãi suất chậm nộp thường thấp hơn từ 2% trở lên so với lãi suất cho vay của ngân hàng thương mại, chỉ riêng năm 2013 lãi suất chậm nộp mới cao hơn lãi suất cho vay của ngân hàng thương mại.

10% 14% 18% 11% 8% 10% 10% 14% Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Ngân hàng thương mại Bảo hiểm xã hội

Hình 4.5. Tổng hợp lãi suất chậm nộp quỹ BHXH và lãi suất cho vay của ngân hàng thương mại

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 85

+ Mức xử phạt hành chính đối với vi phạm về thu BHXH quá thấp

Theo quy định của Nghị định số 86/2010/NĐ-CP ngày 13/8/2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHXH, NSDLĐ có hành vi không đóng BHXH cho toàn bộ NLĐ thuộc diện tham gia BHXH, đóng BHXH không đủ số người thuộc diện tham gia BHXH, chậm đóng BHXH bắt buộc hoặc đóng BHXH không đúng mức quy định thì bị xử phạt hành chính, phạt tiền tối đa là 30.000.000 đồng. Kể từ ngày 10/10/2013 theo quy định của Nghị định số 95/2013/NĐ- CP ngày 22/8/2013 của Chính phủ mức phạt tiền tối đa tăng lên 75.000.000 đồng. Mặc dù tăng hơn gấp 2,5 lần so với mức ghi nhận tại Nghị định số 86/2010/NĐ-CP, song mức phạt này vẫn không đủ sức răn đe, nhất là với những doanh nghiệp mà số nợ lên tới vài trăm triệu hoặc tỷ đồng. Hơn nữa, thẩm quyền xử phạt hành chính thuộc về Chủ tịch UBND các cấp và Chánh thanh tra Lao động, trong khi cơ quan BHXH trực tiếp thực hiện nhiệm vụ thu nộp lại không có thẩm quyền xử phạt DN.

+ Việc khởi kiện ra tòa về nợ đọng BHXH chưa đạt hiệu quả cao.

Việc xử lý đối với hành vi chậm hoặc trốn đóng BHXH hiện nay mới chỉ dừng lại ở mức xử lý vi phạm hành chính với mức phạt không đủ sức răn đe. Mặc dù Điều 138 Luật BHXH quy định, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng trong Bộ luật Hình sự lại không quy định tội danh liên quan đến BHXH. Do đó, cơ quan tiến hành tố tụng rất khó để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với những cá nhân vi phạm Luật BHXH. Cơ quan BHXH đã thông qua con đường tài phán là thực hiện việc khởi kiện đểđòi tiền nợ BHXH. Tuy nhiên, việc khởi kiện trên được nhìn nhận dưới góc độ là khởi kiện vụ án dân sự tại Toà án nhân dân. Nguyên đơn trong những vụ kiện này là cơ quan BHXH, và bịđơn là những doanh nghiệp nợ tiền BHXH. Điểm bất cập ởđây là khởi kiện dân sự nên không đặt ra vấn đề trừng phạt hay xử lý hình sự đối với chủ doanh nghiệp và rất khó để thu hồi toàn bộ số tiền nợ. Sau khi bản án Tòa tuyên có hiệu lực pháp luật, cơ quan BHXH với tư cách nguyên đơn thắng kiện, nhưng việc thi hành án gặp rất nhiều khó khăn, kéo dài, do đơn vị SDLĐ đã phá sản hoặc không còn tài sản đảm bảo cho việc thi hành án. Thậm chí trong nhiều trường hợp, việc thu hồi chỉ mang

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 86

tính hình thức do doanh nghiệp mất khả năng chi trả, chây ỳ, trốn tránh. Thực tế cho thấy khả năng thi hành được những bản án như vậy là rất khó.

Việc phối hợp thanh, kiểm tra với Thanh tra Sở LĐTBXH trên địa bàn tỉnh gặp nhiều khó khăn, do số lượng cán bộ thanh tra ít, khối lượng công việc nhiều. Sau khi cơ quan BHXH kiến nghị xử phạt, thời gian chờ đợi để xử lý quá lâu, ảnh hưởng đến việc đảm bảo thời hiệu khởi kiện.

Thứ hai, quy định về tiền lương, tiền công làm căn cứ đóng BHXH chưa chặt chẽ làm giảm nguồn thu quỹ BHXH

Cụ thể là Thông tư số 13/2003/TT-BLĐTBXH ngày 30/5/2003 của Bộ Lao động TBXH hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 114/NĐ-CP ngày 31/12/2002 của Chính phủ về tiền lương đối với người lao động làm việc trong DN hoạt động theo Luật DN cho phép DN được quyền quy định các khoản phụ cấp lương hoặc áp dụng chế độ phụ cấp lương do Chính phủ quy định đối với DNNN để trả cho NLĐ. Vì thế, người sử dụng lao động trong các DN có xu hướng ký hợp đồng lao động với mức tiền lương, tiền công thấp, có khi chỉ bằng hoặc cao hơn mức lương tối thiểu vùng một chút nhưng bổ sung thêm các khoản phụ cấp ngoài lương khác như tiền ăn trưa, tiền vệ sinh, tiền xăng xe... để trốn đóng BHXH.

Thứ ba, cơ chế phối hợp với các cơ quan, ban, ngành chức năng:

+ Chưa có cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan Kế hoạch - Đầu tư, Lao động - TB&XH, Thuế... với cơ quan BHXH trong việc cung cấp thông tin liên quan đến những đơn vị đăng ký kinh doanh mới có sử dụng lao động. Theo phương thức quản lý hiện nay, cơ quan BHXH muốn nắm bắt được đối tượng tham gia BHXH trên địa bàn, phải thông qua các cơ quan Kế hoạch - Đầu tư, Lao động TB&XH và cơ quan Thuế để xin số liệu, sau đó cử cán bộ xuống đơn vị để tuyên truyền và hướng dẫn cho người sử dụng lao động nắm được chính sách, chế độ và thủ tục tham gia để họ thực hiện. Tuy nhiên, việc tiếp cận được chủ sử dụng lao động là cả một vấn đề.

Hiện nay, chức năng, nhiệm vụ của từng ngành được quy định: Cơ quan Kế hoạch - Đầu tư, tổ chức thực hiện đăng ký kinh doanh cho các đối tượng, nên nắm bắt số liệu về các đơn vị, các nhân đăng ký sản xuất, kinh doanh trên địa bàn. Cơ quan Lao động TB&XH, thực hiện tổ chức thông tin về thị trường lao động, tổ chức quản lý và

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 87 sử dụng nguồn lao động, đề ra các giải pháp tạo việc làm, giới thiệu việc làm, thu nhập và cung cấp cơ sở dữ liệu về lao động, mới nắm được lao động và việc làm. Cơ quan Thuế, hướng dẫn đăng ký thu thuế đối với các đơn vị, tổ chức và cá nhân sản xuất, kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế. Cơ quan BHXH, tổ chức thu các khoản đóng góp BHXH của đơn vị, tổ chức và cá nhân theo quy định của pháp luật nên chỉ nắm được số đơn vị, lao động đã đăng ký tham gia BHXH.

Từ việc phân định chức năng, nhiệm vụ như trên, nếu muốn nắm số lao động được đầy đủ ở những lĩnh vực khác nhau để đưa vào quản lý, phải mất rất nhiều thời gian và phải bỏ ra nhiều công sức mới có thể thực hiện được. Bởi vì, phương thức quản lý hiện nay rất phân tán, thiếu tập trung, sự phối hợp của các cơ quan Nhà nước chưa đồng bộ.

+ Hoạt động của tổ chức công đoàn với tư cách là người bảo vệ quyền lợi cho NLĐ và do nhu cầu về việc làm nên NLĐ chưa thực thi quyền của NLĐ theo quy định của Luật BHXH: cung cấp thông tin về việc đóng BHXH của NLĐ khi NLĐ hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu.

Thứ tư, về tổ chức triển khai thực hiện:

+ Về khách quan:

Do nhận thức của một số chủ SDLĐ, NLĐ và nhân dân về chính sách BHXH còn hạn chế. Mặt khác, do áp lực về việc làm nên một bộ phận NLĐ không dám đấu tranh đòi hỏi những quyền lợi BHXH của mình. Vì lợi nhuận, chủ sử dụng lao động bất chấp các quy định của pháp luật để chiếm dụng tiền BHXH (kể cả các khoản đóng góp của người lao động đã bị trừ vào lương hàng tháng) dùng vào các mục đích khác, nhất là các đơn vị ở khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, hộ kinh doanh cá thể đã ảnh hưởng đến việc thu và giải quyết các chế độ cho người lao động. Việc phối hợp thanh tra, kiểm tra liên ngành chưa được thực hiện thường xuyên do cơ quan BHXH không chủ động được kinh phí, các cơ quan khác không đủ nhân lực để triển khai nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra BHXH.

Công tác dự báo còn nhiều hạn chế, nhất là dự báo biến động đối tượng tham gia BHXH khu vực ngoài quốc doanh. Trong thời gian qua, BHXH huyện Lạng Giang tuy có tổ chức nhiều hình thức điều tra, khảo sát..., phối hợp với các ngành

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 88

chức năng, nhằm thống kê, nắm chắc số liệu về lao động trong độ tuổi có việc làm trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội; xu hướng vận động, phát triển của doanh nghiệp... trên cơ sởđó xây dựng kế hoạch tổng thể để phát triển nguồn thu BHXH. Song, do triển khai thiếu đồng bộ và thiếu biên chế trực tiếp làm công tác này, nên việc dự báo không được cập nhật liên tục, độ chính xác không cao, ảnh hưởng nhiều đến xây dựng kế hoạch thu hằng năm cũng như kế hoạch của những năm tiếp theo; do vậy công tác thu BHXH của BHXH huyện Lạng Giang còn bịđộng, thực tế không theo kịp với nhịp độ phát triển phong phú, đa dạng của doanh nghiệp.

Bên cạnh các nguyên nhân trên, còn có nguyên nhân sâu xa là do thị trường lao động của chúng ta chưa thực sự linh hoạt, đồng bộ với các bộ phận của thị trường khác, dẫn đến mất cân đối cung-cầu về lao động, gây ra tình trạng thiếu việc làm, thu nhập của người lao động thấp, lại không ổn định làm ảnh hưởng tới việc tham gia BHXH.

+ Về chủ quan: Do đối tượng phát triển nhanh, nhiệm vụ được giao quá nhiều nhưng biên chế lại không tương ứng theo nhiệm vụ. Do áp lực công việc quá lớn nên cán bộ thu mới chỉ chạy theo công việc sự vụ mà không có điều kiện khai thác đối tượng tham gia BHXH. Hiện nay, trên địa bàn huyện Lạng Giang, một cán bộ thu bình quân phải quản lý 90 đơn vị tham gia BHXHBB, trên 2.200 lao động với trên 27 tỷ đồng. Đa phần cán bộ thu phải làm việc cả thứ bảy, chủ nhật và cả ngày nghỉ lễ.

Một bộ phận cán bộ thu chưa chuyên nghiệp, năng lực, trình độ và kỹ năng còn

Một phần của tài liệu Quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn huyện lạng giang tỉnh bắc giang (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)