thưởng các gương tiên tiến, thuyên chuyển và sàng lọc giáo viên yếu kém
2.2.3.1. Ý nghĩa của biện pháp
- Giúp cán bộ TT có cơ sở để tiến hành việc đánh giá, sàng lọc, thuyên chuyển, cải tiến cơ cấu tổ chức của TT; điều chỉnh việc phân công giáo viên cho phù hợp, định hướng và phát triển giáo viên trên cơ sở phát triển năng lực của từng cá nhân.
- Việc kịp thời khen thưởng các gương tiên tiến nhằm kích thích, động viên tinh thần làm việc và cống hiến hơn nữa của ĐNGV cũng như tạo động lực phấn đấu cho các cá nhân còn lại.
2.2.3.2. Nội dung biện pháp:
Nội dung kiểm tra, đánh giá bao gồm:
- Phẩm chất đạo đức: kiểm tra, đánh giá việc thực hiện tốt nội quy, quy định của TT như: trang phục giảng dạy, không hút thuốc trong giờ dạy, chấp hành tốt các kỷ luật lao động (không bỏ tiết, đi trễ, tham gia các hoạt động chung của TT), tham gia an toàn giao thông, không tham gia vào các tệ nạn xã hội,...
- Hoạt động giảng dạy: kiểm tra, đánh giá năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm thông qua dự giờ theo kế hoạch và đột xuất; công việc chuẩn bị trước khi lên lớp như giáo án, bài kiểm tra, phương tiện giảng dạy, tâm thế dạy,...
- Thực hiện quy chế chuyên môn: kiểm tra thực hiện chương trình, kế hoạch giảng dạy như đã cập nhật đầy đủ các thông tin, kiến thức trong giáo án giảng dạy trước khi lên lớp hay chưa; kiểm tra việc thực hiện các quy định, quy chế của TT về đánh giá kết quả khóa học, rèn luyện của học viên, số bài kiểm tra, thời gian chấm bài, nộp bảng điểm; sử dụng đồ dùng dạy học, sử dụng phòng học thực hành,...
- Bồi dưỡng nghiệp vụ: kiểm tra, đánh giá hoạt động tham gia bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ; các hoạt động bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy của tổ chuyên môn, của TT hoặc của TCT; hoạt động bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học, hoặc công tác tự bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, bồi dưỡng đạt chuẩn và trên chuẩn,...
- Các công tác khác: kiểm tra, đánh giá công tác chủ nhiệm (nếu có); công tác Đảng, Đoàn thanh niên, tổ trưởng tổ chuyên môn, công tác xã hội,...
Dựa trên nội dung kiểm tra, đánh giá trên để có kế hoạch thuyên chuyển, sàng lọc ĐNGV.
2.2.3.3. Cách tổ chức thực hiện
- Phổ biến các văn bản của Nhà nước, của ngành và quy định, quy chế của nhà trường về nhiệm vụ, quyền hạn của người kiểm tra và đối tượng được kiểm tra thông qua họp tổ chuyên môn để giáo viên tìm hiểu, góp ý và thống suốt các văn bản này.
- Phổ biến những tiêu chuẩn đánh giá xếp loại để mỗi giáo viên dựa vào đó phấn đấu thực hiện.
- Có kết luận công khai sau mỗi đợt kiểm tra, đánh giá.
- Khen thưởng những cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong các phong trào như giảng dạy và các hoạt động xã hội khác nhằm ghi nhận, động viên, khuyến khích giáo viên thực hiện tốt hơn nữa.
- Tổ chức lấy ý kiến trong TT bao gồm cán bộ quản lý, Trưởng bộ môn khi làm công tác sàng lọc, thuyên chuyển giáo viên yếu kém.
2.2.3.4. Điều kiện thực hiện
- Nhất quán trong việc lập kế hoạch, tổ chức chỉ đạo của cán bộ TT, Phòng TCHC đối với công tác đánh giá, kiểm tra và sự phối hợp của người kiểm tra và người được kiểm tra.
- Đội ngũ những người làm công tác kiểm tra, đánh giá phải có năng lực và uy tín, tránh tình trạng nể nang, ngại đụng chạm dẫn đến “dĩ hòa vi quý”, không đạt được mục tiêu của giải pháp.
- Công tác sàng lọc, thuyên chuyển giáo viên yếu kém là một vấn đề nhạy cảm, dễ ảnh hưởng đến tâm lý làm việc sau này của người giáo viên do đó mặc dù phải thực hiện một cách công khai, minh bạch nhưng cần được thực hiện một cách tinh tế, đồng bộ ở tất cả các bộ môn, cần xem xét, đánh giá trong một thời gian dài trước khi có quyết định;
- Kinh phí thực hiện.