Nội dung công tác phát triển ĐNGV TTĐT TIAGS

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội nguc giáo viên ở Trung tâm đào tạo TIAGS sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất giai đoạn 2012 2020 (Trang 43)

0.4.2.1. Tuyển chọn, sử dụng ĐNGV TTĐT TIAGS

ĐNGV là lực lượng cơ bản tham gia hoạch định chiến lược và xây dựng các kế hoạch phát triển Trung tâm. Diện mạo văn hoá TT cũng do họ tham gia xây dựng và vun trồng. Do đó, công tác tuyển chọn, sử dụng ĐNGV hết sức quan trọng.

- Thông báo chỉ tiêu, yêu cầu của TIAGS đối với các ứng viên dự tuyển (các tiêu chuẩn cụ thể đặc biệt là tiêu chuẩn về phẩm chất năng lực bao gồm trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm).

- Lập danh sách, hồ sơ ứng viên tương ứng với kế hoạch nhân sự.

- Tuyển chọn giáo viên bao gồm việc xem xét các hồ sơ, các cuộc khảo sát, trắc nghiệm, thẩm định, đánh giá các ứng viên do những người quản lý trực tiếp tiến hành. Những người tuyển dụng sẽ là người lựa chọn cuối cùng và sử dụng người được lựa chọn. Việc đánh giá phải theo chuẩn khách quan, công khai, công bằng. Có như vậy thì những giáo viên được lựa chọn sẽ thấy tự hào vì mình xứng đáng và sẽ có động lực trong công tác sau này.

- Công tác tuyển chọn ĐNGV cần được chú trọng về trình độ chuyên môn, cơ cấu về độ tuổi, giới tính.

- Tuyển chọn giáo viên cần dựa trên các tiêu chuẩn cụ thể được xây dựng cho từng loại giáo viên, căn cứ trên chức năng, nhiệm vụ mà họ sẽ đảm nhận và phải thực hiện theo quy trình hợp lý.

- Bố trí sử dụng giáo viên: là quá trình giúp giáo viên mới được tuyển chọn nhanh chóng hòa nhập và thích nghi với yêu cầu của TT để giáo viên thể hiện năng lực của mình. Giáo viên sẽ được thông báo mục đích, yêu cầu, chính sách của TTĐT và những hành vi được mong đợi từ giáo viên. Cán bộ TTĐT giám sát quá trình thử việc, đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu công việc của giáo viên.

0.4.2.2. Đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV

Hoạt động trung tâm của nhà trường hay bất kỳ cơ sở giáo dục nào cũng là dạy học và giáo dục. Để phát triển toàn diện học sinh thì ĐNGV sẽ là

lực lượng trực tiếp thực hiện chương trình giáo dục. Chất lượng giáo dục của nhà trường phần lớn là do ĐNGV quyết định.

Tăng cường xây dựng ĐNGV một cách toàn diện theo hướng chuẩn hóa là một nhiệm vụ vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt, vừa mang tính chiến lược lâu dài. Chất lượng ĐNGV mỗi cơ sở giáo dục thể hiện ở nhiều mặt: đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, đảm bảo về trình độ đào tạo và có phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Tháng 9 năm 2010, Bộ Lao động thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư số 30/2010/TT-BLĐTBXH về việc Quy định chuẩn giáo viên, giảng viên dạy nghề. Trên cơ sở đó các cơ sở giáo dục phải từng bước bồi dưỡng ĐNGV đáp ứng các tiêu chuẩn và tiêu chí chuẩn đã đặt ra.

Để mỗi giáo viên thực sự giữ vai trò trung tâm trong phát triển giáo dục-đào tạo cần đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho họ.

Các nguyên tắc đào tạo, bồi dưỡng giáo viên:

- Nguyên tắc đảm bảo quyền lợi và trách nhiệm của giáo viên

- Đảm bảo sự đóng góp của cá nhân giáo viên cho nhà trường

- Lợi ích và tiềm năng của giáo viên phải gắn với nhà trường Chiến lược phát triển giảng viên:

- Chiến lược về cơ cấu

- Chiến lược con người

0.4.2.3. Đánh giá, sàng lọc ĐNGV TTĐT TIAGS

Đánh giá, sàng lọc đội ngũ để làm trong sạch đội ngũ, làm cho đội ngũ đảm bảo chất lượng, đạt chuẩn và trên chuẩn về phẩm chất, trình độ, năng lực, đáp ứng tốt nhất yêu cầu, nhiệm vụ được giao.

Đánh giá ĐNGV theo các tiêu chuẩn và tiêu chí cụ thể của từng cơ sở giáo dục đã qui định và theo Thông tư 30/2010/TT-BLĐTBXH về Quy định chuẩn giáo viên, giảng viên dạy nghề để có hướng dẫn đánh giá, xếp loại năng lực sư phạm của giáo viên dạy nghề phù hợp tại các cơ sở giáo dục.

Yêu cầu khi đánh giá:

- Đảm bảo tính trung thực, khách quan, dân chủ và công bằng; phản ánh đúng năng lực sư phạm của giáo viên;

- Kết quả đánh giá, xếp loại phải dựa trên các minh chứng phù hợp với các tiêu chí của chuẩn.

Qua kết quả đánh giá, TTĐT có căn cứ, tư liệu tham khảo cho việc xây dựng quy hoạch phát triển ĐNGV; làm cơ sở để cán bộ TTĐT phân công giảng dạy, bố trí công tác theo năng lực của từng giáo viên, xem xét trong việc bồi dưỡng, nâng lương, đề bạt, khen thưởng,...

0.5. Yếu tố ảnh hưởng đến công tác phát triển ĐNGV TTĐT TIAGS

0.5.1. Các nhân tố khách quan

- Quan điểm của Đảng, Nhà nước, ngành về nâng cao chất lượng đào tạo tại các cơ sở đào tạo nghề và phát triển ĐNGV ở các cơ sở này.

Hiện nay, có nhiều chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, các Bộ, ngành,…tạo ra hành lang pháp lý thuận lợi khuyến khích các trường dạy nghề, cơ sở giáo dục cạnh tranh nâng cao chất lượng, như: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

a) Khuyến khích huy động mọi nguồn lực đầu tư để cải tiến, nâng cao chất lượng, đây là chủ trương, chính sách đúng đắn cần phải mở rộng nhằm mục đích CNH - HĐH và hội nhập Quốc tế;

b) Khuyến khích các cơ sở đào tạo nghề mở rộng liên kết đào tạo và hợp tác quốc tế;

c) Các chính sách về đầu tư, về tài chính đối với cơ sở đào tạo nghề; d) Có các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng đào tạo như: mục tiêu, tổ chức và quản lý, chương trình đào tạo, hoạt động đào tạo, đội ngũ cán bộ quản lý giáo viên và nhân viên, thư viện trang thiết bị học tập và cơ sở vật chất khác, nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế, tài chính và quản lý tài chính, quan hệ giữa nhà trường và xã hội. Bên cạnh đó có hệ thống đánh giá trong và đánh giá ngoài về kiểm định chất lượng đào tạo, quy định về quản lý chất lượng đào tạo các trường Trung cấp chuyên nghiệp, cơ sở dạy nghề, huấn luyện nghiệp vụ.

- Sự ra đời của Thông tư 30/2010/TT- BLĐTBXH (ngày 29/9/2010) quy định chuẩn giáo viên, giảng viên dạy nghề đã tạo cơ sở pháp lý để xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng chế độ, chính sách cho giáo viên dạy nghề…

- Bên cạnh những kết quả đạt được, vấn đề đào tạo giáo viên dạy nghề vẫn còn đó những tồn tại. Đó là cơ chế chính sách đối với giáo viên dạy nghề còn một số bất cập, chưa khuyến khích, thu hút những người có chuyên môn kỹ thuật, có tay nghề giỏi, có kinh nghiệm sản xuất vào ĐNGV dạy nghề, chưa có chính sách đãi ngộ nhằm tạo sự gắn bó, tâm huyết với nghề nghiệp; chưa có chính sách đủ mạnh để khuyến khích và huy động doanh nghiệp tham gia đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy nghề.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội nguc giáo viên ở Trung tâm đào tạo TIAGS sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất giai đoạn 2012 2020 (Trang 43)