Nguyên nhân hạn chế và thiếu sót

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội nguc giáo viên ở Trung tâm đào tạo TIAGS sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất giai đoạn 2012 2020 (Trang 81)

- Hiện tại khó khăn nhất vẫn là chưa có sự quan tâm sát sao của cấp trên, các Phòng/Ban chưa kết hợp nhiệt tình, một số quyền hạn thuộc thẩm quyền

quyết định nhưng trên thực tế là chưa có quyền quyết định được. Mặt khác, còn khó khăn khi cấp dưới không kết hợp nhịp nhàng, đồng bộ.

- Sự thay đối cán bộ chủ chốt trong công tác quản lý đào tạo.

- Một số cán bộ quản lý chưa đánh giá cao việc giáo dục và đào tạo, chưa thực sự quan tâm đầu tư chất lượng ĐNGV, chưa có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ mang tính chiến lược.

- Một bộ phận cán bộ, quản lý thiếu năng động, nhạy bén, năng lực và hiệu quả tham mưu hạn chế.

- Công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng giờ học còn thiếu khoa học. Kết quả kiểm tra, đánh giá xếp loại giáo viên chưa được xử lý kịp thời nên tác dụng giáo dục còn hạn chế.

- Công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng còn mang tính hình thức, chưa mang lại hiệu quả.

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị thực hành trong phòng học phục vụ cho công tác giảng dạy còn thiếu thốn, không đồng bộ và hạn chế về chất lượng.

- Định mức giờ dạy trong một tháng đối với giáo viên chuyên trách không khuyến khích sự sáng tạo, cống hiến hết mình cho việc giảng dạy.

- Công tác tiếp nhận, tuyển dụng, bố trí giáo viên còn có những bất cập; vấn đề đánh giá xếp loại giáo viên đã đi vào nề nếp nhưng chưa có chiều sâu, chưa phản ánh đúng thực chất, chưa đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ.

- Ở một số bộ môn vẫn còn thiếu về số lượng và trình độ chuyên môn của một số giáo viên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu đào tạo.

- Một số cơ chế, chính sách chưa đồng bộ, ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả chuyên môn.

- Việc sàng lọc giáo viên chưa được thực hiện trong một thời gian khá dài, dẫn đến tâm lý ỷ lại. Sự thật là nếu giảm đi những giáo viên yếu kém về năng lực, thay thế bằng lớp giáo viên trẻ có nhiều triển vọng thì người học sẽ được học tốt hơn và chất lượng đào tạo sẽ được nâng lên rõ rệt.

- Một số quy định về đánh giá, xếp loại giáo viên còn chung chung, mang tính hình thức, công tác chỉ đạo đánh giá xếp loại thiếu kiên quyết.

- Một số giáo viên còn có những hạn chế về nhận thức, bảo thủ, tự thoả mãn, thiếu cố gắng phấn đấu vươn lên.

- Một số chế độ chính sách của lãnh đạo TIAGS đối với giáo viên còn bất cập như chế độ chính sách tiền lương, nâng ngạch, đào tạo bên ngoài,... gây ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý, tư tưởng, tình cảm của ĐNGV.

- Mức thu nhập của ĐNGV vẫn chưa cao (đặc biệt giáo viên chuyên trách), chưa thực sự làm cho giáo viên chuyên tâm với công việc.

- Tính chất công việc ca kíp, ngày nghỉ không đủ, thời gian để chuẩn bị lớp giảng dạy hầu như không có (đối với giáo viên kiêm nhiệm, giáo viên hướng dẫn thực hành) nên việc dành thời gian để tự học, đào sâu, nâng cao chuyên môn phục vụ cho công tác giảng dạy là điều khó khăn.

- Sự phát triển của ngành hàng không nói chung, việc mở rộng mạng bay của các hãng hàng không đến Việt Nam và sự ra đời của các hãng hàng không khác tại sân bay Tân Sơn Nhất nói riêng đã và đang tác động trực tiếp đến ĐNGV về tư tưởng, tình cảm, lương tâm, trách nhiệm...làm cho một bộ phận giáo viên thiếu sự say mê, gắn bó với nghề nghiệp ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ.

Kết luận chương 2

Hoạt động hàng không không chỉ chịu ảnh hưởng của điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội trong nước mà còn chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của các nước, sự nỗ lực của các doanh nghiệp như TIAGS là hết sức cần thiết và hoạt động giáo dục đào tạo tại TIAGS cũng không ngoại lệ nhưng đi theo đó đòi hỏi rất nhiều sự hỗ trợ của các cơ quan, các cấp có thẩm quyền trong ngành với các hoạt động mang tính chiến lược lâu dài. Tuy nhiên cần cân nhắc trong phạm vi của TTĐT TIAGS, việc đào tạo, phát triển ĐNGV hiện nay là để đáp ứng nhu cầu đào tạo tại đơn vị và nhu cầu đào tạo bên ngoài liên quan đến lĩnh vực hàng không, do đó cũng cần có các biện pháp cần thiết để tạo ra một lực lượng giáo viên đủ năng lực, đáp ứng nhu cầu đào tạo thực tế, tránh dư thừa làm lãng phí ngân sách đào tạo của TCT cũng như làm nảy sinh các vấn đề liên quan.

Với cơ sở lý luận đã được đề cập ở chương 1 cùng với những điểm mạnh, điểm yếu và những nguyên nhân dẫn đến hạn chế được nghiên cứu ở chương 2, việc tìm ra các biện pháp phát triển ĐNGV phù hợp với tình hình của đơn vị để đảm bảo đủ về số lượng, đạt chuẩn về chất lượng và đồng bộ về cơ cấu trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 là những vấn đề hết sức quan trọng và mang tính quyết định đối với chất lượng giáo dục của TTĐT TIAGS. Đó là nội dung sẽ được nghiên cứu ở chương 3 của luận văn.

CHƯƠNG 2.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRUNG TÂM ĐÀO TẠO TIAGS

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội nguc giáo viên ở Trung tâm đào tạo TIAGS sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất giai đoạn 2012 2020 (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w