Xác định giá thể thích hợp cho ra cây invitro

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phân lập và chuyển gen NAC2 liên quan đến tính chịu hạn ở cây lạc (arachis hypogaea l ) (Trang 102)

T H3 ngày hạn 5 ngày hạn 7 ngày hạn 9 ngày hạn

3.4.1.4.Xác định giá thể thích hợp cho ra cây invitro

Để cây nuôi cấy in vitro sinh trưởng được một cách bình thường trong điều kiện tự nhiên, chúng cần có thời gian thích ứng và phục hồi thông qua giai đoạn phát triển trên giá thể trong điều kiện nhà lưới hay vườn ươm. Đây là khâu cuối cùng và cũng là bước để đánh giá mức độ hiệu quả của một quy trình tái sinh. Vì vậy việc lựa chọn một giá thể ra cây phù hợp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, giá thể thích hợp sẽ giúp rễ cây nhanh chóng phục hồi và phát triển, làm tăng tỉ lệ sống.

Thông thường, với ưu điểm là xốp nhẹ, giữ ẩm tốt, trấu hun được sử dụng khá phổ biến để làm giá thể ra cây. Đồng thời việc kết hợp trấu hun với một số thành phần khác như cát, đất phù sa,… với tỉ lệ nhất định tạo ra giá thể thích hợp cho nhiều loại cây in vitro khác nhau.

Trong nghiên cứu của chúng tôi, 3 loại giá thể khác nhau là: trấu hun, 1 đất:1 trấu hun:1 cát vàng và hỗn hợp trồng cây có bán sẵn được thử nghiệm để ra cây. Tỷ lệ sống của cây con là yếu tố được đánh giá trong thí nghiệm nhằm lựa chọn giá thể phù hợp.

Tỷ lệ cây sống là tiêu chí quan trọng để đánh giá mức độ phù hợp của giá thể. Khi bộ rễ cây in vitro có khả năng thích ứng với môi trường bên ngoài để sống sót và bắt đầu hình thành rễ mới thì cây sẽ được phục hồi và xuất hiện lá mới. Điều này được thể hiện ở chất lượng cây con trên giá thể ra cây. Căn cứ vào chất lượng cây con kết quả nhận thấy với tỷ lệ giá thể là 1 đất:1 trấu hun:1 cát vàng là phù hợp. Cây con trên giá thể này có thời gian xuất hiện lá mới sớm, thân kéo dài nhanh. Điều này có thể giải thích giá thể xốp và thoáng khí bởi việc bổ sung cát vàng và trấu hun vào đất trong khi vẫn giữ được độ ẩm cần thiết. Đây chính là cơ sở để chúng tôi lựa chọn giá thể (1 đất:1 trấu hun:1 cát vàng) làm nguyên liệu đưa cây lạcin vitro ra môi trường tự nhiên. Sau hai tuần chúng tôi chuyển cây ra đất.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Hình 3.22. Tái sinh cây từ phôi soma và tạo cây hoàn chỉnh

A. Mô sẹo sau một tuần nuôi tối; B. Cụm phôi soma từ mô sẹo sau 7 tuần; C. Tái sinh đa chồi; D. Tạo rễ; E,F. Ra cây.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phân lập và chuyển gen NAC2 liên quan đến tính chịu hạn ở cây lạc (arachis hypogaea l ) (Trang 102)