Khả năng tạo môsẹo của các giống nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phân lập và chuyển gen NAC2 liên quan đến tính chịu hạn ở cây lạc (arachis hypogaea l ) (Trang 61)

KẾTQUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1.1.1. Khả năng tạo môsẹo của các giống nghiên cứu

Khả năng tạo mô sẹo là thông số đầu tiên phản ánh khả năng thích ứng của mô với môi trường nghiên cứu nhằm sử dụng cho các thí nghiệm sau này trong việc đánh giá khả năng chịu hạn của các giống lạc. Sử dụng nguồn mẫu ban đầu từ phôi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

trục hạt lạc trên môi trường có bổ sung chất kích thích sinh trưởng 2,4D (12 mg/l)[12]. Tỉ lệ tạo mô sẹo của các giống lạc nghiên cứu được trình bày trong bảng 3.1.

Bảng 3.1.Khả năng tạo mô sẹo của các giống lạc nghiên cứu (n>=30)

Từ kết quả ở bảng 3.1 cho thấy, tất cả các giống lạc nghiên cứu đều có khả năng tạo mô sẹo. Sau khi mô sẹo được đưa ra ngoài sáng, nhận thấy, tốc độ sinh trưởng của khối mô tương đối nhanh, khối mô đa số có màu trắng đục hoặc trắng xanh. Tuy nhiên tỷ lệ tạo mô sẹo, tốc độ sinh trưởng của mô là khác nhau ở mỗi giống. Khả năng tạo mô sẹo cao nhất quan sát thấy ở giống L12và L16 (100%), thấp nhất là giống LVT (69,56 %).

Quá trình tái sinh theo con đường sử dụng nguồn mẫu ban đầu trải qua quá trình mô sẹo hóa đã được đề cập đến trong nhiều nghiên cứu trên đối tượng cây lạc

[11], [12], [15], [22], [35].Các mẫu vật được sử dụng có thể có nguồn gốc từ các

phần mô khác nhau trên cơ thể thực vật như phôi trục, lá non, đoạn thân...Sau khi mẫu cấy được xử lý và đưa lên môi trường tạo mô sẹo thích hợp, thường là chứa chất kích thích sinh trưởng thuộc nhóm auxin (2,4D) với thời gian nuôi cấy nhất định sẽtạo khối mô sẹo [12], [35].

STT Giống Tỷ lệ tạo mô sẹo (%)

1 L20 87,52 ± 0,48 2 MD7 96,07 ± 3,00 3 L12 100 4 L14 98,55 ± 0,49 5 Sen lai 96,68 ± 0,44 6 L08 93,59 ± 1,36 7 L15 96,73 ± 2,34 8 L16 100 9 LVT 69,56 ± 1,03 10 TB25 89,31 ± 1,69

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Nguồn mô sẹo vừa thu nhận sẽ được sử dụng trong các thí nghiệm đánh giá khả năng chịuhạn của các giống lạc ở giai đoạn này.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phân lập và chuyển gen NAC2 liên quan đến tính chịu hạn ở cây lạc (arachis hypogaea l ) (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)