Cơ cấu nguồn vốn huy động

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhánh trà vinh (Trang 39)

Vốn huy động là nguồn vốn chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của NHTM, nó không chỉ thể hiện quy mô về tài chính của một Ngân hàng mà còn cho thấy mức độ hiệu quả trong hoạt động huy động của Ngân hàng. Vốn huy động của Sacombank - CN Trà Vinh có tốc độ tăng trƣởng khá cao qua các năm, năm 2012 tăng 46,33% so với năm 2011, năm 2013 tăng 32,71% so với năm 2012. Điều này cho thấy công tác huy động vốn của Ngân hàng là khá tốt và tăng trƣởng khá bền vững. Trong đó, tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ trọng cao nhất qua các năm (trên 78% tổng vốn huy động), giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển định hƣớng chung trong hoạt động của Sacombank – CN Trà Vinh trong giai đoạn này.

4.1.1.1 Vốn huy động phân theo hình thức huy động vốn

Tiền gửi không kỳ hạn

Đây là khoản tiền gửi mà khách hàng có thể rút ra bất cứ lúc nào tùy theo nhu cầu thanh khoản của mình. Do tính ổn định của khoản tiền này không cao nên lãi suất thƣờng rất thấp. Nguồn tiền gửi không kỳ hạn biến động qua các năm, năm 2012 giảm mạnh đến 40,86% so với năm 2011, nhƣng đến năm 2013 đã tăng trở lại đến 67,15% so với năm 2012. Kinh tế tỉnh năm 2012 với nhiều biến động phức tạp, doanh nghiệp gặp khó khăn từ khâu nguyên nhiên liệu cho đến thị trƣờng tiêu thụ khi sức mua của nền kinh tế giảm, chi phí sinh hoạt tăng; Từ đó, thúc đẩy nhu cầu thanh khoản, sử dụng tiền mặt của khách hàng tăng, làm cho tiền gửi không kỳ hạn năm này giảm. Ngoài ra, từ việc hợp nhất của hai Ngân hàng TMCP Đệ Nhất và Ngân hàng TMCP Sài Gòn trên địa bàn, mà Ngân hàng này hoạt động chủ yếu là lĩnh vực huy động nên sức cạnh tranh phần nào tăng lên đáng kể, làm cho tỷ trọng của lƣợng tiền này giảm từ 16,08% năm 2011 xuống chỉ còn 6,50% năm 2012. Ngoài ra, do sự khó khăn từ nền kinh tế năm 2012 tác động nên Ngân hàng đã chủ động gia tăng lƣợng tiền gửi có kỳ hạn để có thể chủ động hơn trong việc sử dụng nguồn vốn. Do đó, hai loại tiền gửi chính theo hình thức tiền gửi không kỳ hạn là tiền gửi thanh toán của các doanh nghiệp và tiền gửi tiết kiệm của tầng lớp dân cƣ giảm. Bƣớc sang năm 2013, tình hình kinh tế khả quan hơn, nhờ vào các chính sách của Tỉnh ủy, UBND Tỉnh Trà Vinh, đã tạo điều kiện cho sản xuất kinh doanh phát triển, nâng cao chất lƣợng đời sống ngƣời dân; Nắm bắt đƣợc tình hình, Sacombank - CN Trà Vinh đã áp dụng linh hoạt các chính sách, ƣu đãi cho các doanh nghiệp gửi tiền vào Ngân hàng để thanh toán; Ngoài ra, Ngân

40

Bảng 4.1 Cơ cấu vốn huy động của Sacombank - CN Trà Vinh phân theo hình thức huy động vốn giai đoạn 2011 – 2013

Đơn vị tính: Triệu đồng

Nguồn: Phòng Kế toán và quỹ Sacombank - CN Trà Vinh, giai đoạn 2011 - 2013

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền % Số tiền % - Không kỳ hạn 72.112 16,08 42.647 6,50 71.283 8,19 (29.465) (40,86) 28.636 67,15 - Có kỳ hạn 353.454 78,82 609.571 92,90 797.871 91,63 256.117 72,46 188.300 30,89 + Dưới 12 tháng 316.411 70,56 306.110 46,65 674.494 77,46 (10.301) (3,26) 368.384 120,34 + Từ 12 tháng trở lên 37.043 8,26 303.461 46,25 123.377 14,17 266.418 719,21 (180.084) (59,34) - Tiền ký quỹ 816 0,18 29 0,004 83 0,01 (787) (96,45) 54 186,21

- Tiền gửi của TCTD 1.694 0,38 3.677 0,56 1.490 0,17 1.983 117,06 (2.187) (59,48) - Phát hành giấy tờ có giá 20.328 4,53 205 0,03 0 0 (20.323) (99,98) (4,5) (99,34)

41

hàng còn đẩy mạnh phát hành các loại thẻ thanh toán, nhƣ Plus, tiêu biểu là gói tài khoản học đƣờng dành cho học sinh, sinh viên để khuyến khích các tầng lớp của nền kinh tế gửi tiền, thanh toán qua hệ thống Ngân hàng, nên lƣợng tiền gửi này tăng trở lại.

Tiền gửi có kỳ hạn

Đây là lƣợng tiền chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu vốn huy động của Sacombank - CN Trà Vinh (luôn chiếm trên 78%). Tiền gửi có kỳ hạn là loại tiền gửi nhằm mục đích hƣởng lãi của khách hàng. Ngƣời gửi tiền chỉ đƣợc rút tiền trong một thời gian nhất định nên tính chất của loại tiền này là tƣơng đối ổn định. Do đó, lãi suất sẽ thƣờng cao hơn khi kỳ hạn gửi tiền dài hơn. Tuy nhiên, ngƣời gửi tiền có thể rút trƣớc hạn. Đối với quy định của Sacombank từ trƣớc đến nay, nếu khách hàng rút trƣớc hạn sẽ hƣởng lãi không kỳ hạn. Từ quý IV năm 2011 đến nay, việc điều hành lãi suất phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, đặc biệt là diễn biến lạm phát, đồng thời hài hòa trong mối quan hệ với tỷ giá đã phát huy tác dụng trong việc hỗ trợ ổn định thị trƣờng ngoại hối và tỷ giá; Ngoài ra, việc hạ trần lãi suất huy động thƣờng xuyên trong các năm qua của NHNN cũng nhằm tạo điều kiện cho các TCTD tiếp tục giảm mạnh lãi suất cho vay qua đó chia sẻ khó khăn đối với các doanh nghiệp, khi mà các năm trƣớc đó, lãi suất cho vay cao ngất ngƣởng trên 20%, làm cho các doanh nghiệp không thể tiếp cận đƣợc với nguồn vốn, làm nguy cơ sinh nợ xấu cao cũng nhƣ gây nên tình trạng “ngân hàng thừa tiền mà doanh nghiệp thì khát vốn”. Có thể thấy lãi suất huy động đã, đang và sẽ là một công cụ hữu ích giúp Chính phủ điều hành tốt nền kinh tế qua giai đoạn khó khăn nhƣ hiện nay.

Trƣớc những tình hình biến động phức tạp đó, khoản mục tiền gửi này của Sacombank - CN Trà Vinh vẫn liên tục tăng qua 3 năm, năm 2012 tăng đến 72,46% so với năm 2011, năm 2013 tăng 30,89% so với năm 2012. Điều này là do Ngân hàng đã chủ động tiếp nhận thông tin và thực hiện chính sách từ NHNN, đồng thời chịu chi phí cao hơn để có thể tự chủ cao hơn trong việc sử dụng các nguồn tiền này. Trong các năm gần đây, Sacombank - CN Trà Vinh đã vận dụng linh hoạt các chính sách gửi tiền có kỳ hạn hiện hành nhƣ trung hạn đắc lợi, tiền gửi đa năng, tiền gửi góp chợ,... với các ƣu điểm riêng của từng loại tiền gửi, đồng thời triển khai các chƣơng trình khuyến mãi nhƣ Khai xuân đắc lộc, Vòng quay may mắn, Mừng sinh nhật – Trúng quà lớn,... nhằm tạo sự phấn khích cho khách hàng gửi tiền, khi mà Ngân hàng không ƣu tiên cạnh tranh về lãi suất tiền gửi với các Ngân hàng khác. Ngoài ra, đối với nhân viên, Ngân hàng thực hiện các cuộc thi đua về huy động vốn, nhằm tạo động lực và sự phấn khởi cho các cá nhân phấn đấu và hoàn thành tốt và vƣợt chỉ tiêu của mình. Có thể nhận thấy rằng khách hàng đang có xu hƣớng chọn gửi tiền với kỳ hạn dƣới 12 tháng nhiều hơn, nguyên nhân chính là do lãi suất huy động ở có kỳ hạn thƣờng không có sự chênh lớn, trong khi đó, khách hàng vừa có thể hƣởng đƣợc lãi suất cao hơn mà kỳ hạn rút tiền lại tiện lợi hơn.

Các hình thức huy động khác

- Tiền gửi ký quỹ: là tiền gửi không thời hạn hoặc có kỳ hạn của tổ chức

42

chức đó đối với Sacombank hoặc các bên liên quan. Các loại ký quỹ chủ yếu của Sacombank - CN Trà Vinh là mở L/C, bảo lãnh,… không kỳ hạn. Tuy nhiên, do sự phát triển còn hạn chế của các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên địa bàn nên loại tiền này trong cơ cấu vốn huy động là rất thấp và ảnh hƣởng không nhiều đến tống nguồn vốn huy động của Ngân hàng.

- Tiền gửi của các TCTD: Đây là loại tiền gửi không kỳ hạn của các TCTD khác, do nhu cầu thành toán giữa các TCTD khác với Ngân hàng là khá thấp. Lƣợng tiền gửi này thƣờng chiếm tỷ trọng không đáng kể trong cơ cấu vốn huy động của Sacombank - CN Trà Vinh (dƣới 1%). Ngoài ra, do ảnh hƣởng nhất định từ những chính sách của NHNN về việc gửi tiền giữa các TCTD làm lƣợng tiền này tại Sacombank - CN Trà Vinh tăng giảm không ổn định.

- Phát hành giấy tờ có giá: Cụ thể là phát hành chứng chỉ tiền gửi của Sacombank - CN Trà Vinh. Lƣợng chứng chỉ phát hành giảm mạnh qua 3 năm, đến năm 2013 thì con số bằng 0. Nguyên nhân trực tiếp là do những hạn chế từ NHNN, các NHTM không huy động đƣợc các nguồn vốn dài hạn từ nền kinh tế từ loại hình huy động này.

4.1.1.2 Vốn huy động phân theo đối tượng khách hàng huy động

Phân theo hình thức này, nguồn vốn huy động của Ngân hàng đƣợc chia thành 2 thành phần là vốn huy động từ cá nhân và doanh nghiệp. Trong đó, cá nhân là đối tƣợng khách hàng chiếm tỷ trọng khá cao trong giai đoạn 2011 - 2013, trên 70% qua 3 năm. Tuy nhiên, tiền gửi từ khách hàng doanh nghiệp cũng ngày càng chiếm tỷ trọng cao hơn. Các doanh nghiệp giao dịch với Sacombank ở đây chủ yếu là các doanh nghiệp ngoài Nhà nƣớc, kể cả hoạt động huy động lẫn cho vay.

Nguồn: Phòng Kế toán và quỹ Sacombank - CN Trà Vinh, giai đoạn 2011 - 2013

Hình 4.1 Tình hình huy động vốn của Sacombank - CN Trà Vinh phân theo đối tƣợng khách hàng giai đoạn 2011 – 2013

Hình 4.2 cho thấy đối tƣợng khách hàng cá nhân luôn chiếm tỷ trọng cao (trên 70%) trong tổng nguồn vốn mà Sacombank - CN Trà Vinh huy động đƣợc. Điều này tƣơng đối dễ hiểu khi mà số lƣợng doanh nghiệp trên địa bàn còn khá hạn chế, cũng nhƣ quy mô còn ở mức độ vừa và nhỏ, và các sản phẩm

357667 520680 616055 90737 135449 254672 448404 656129 870727 0 200000 400000 600000 800000 1000000 2011 2012 2013

Cá nhân Doanh nghiệp Tổng vốn huy động

Triệu đồng

43

huy động tiền gửi thƣờng hƣớng đến đối tƣợng này hơn là khách hàng doanh nghiệp.

Hình 4.2 Cơ cấu nguồn vốn huy động của Sacombank - CN Trà Vinh phân theo đối tƣợng khách hàng giai đoạn 2011 – 2013

Cá nhân

Số tiền huy động đƣợc từ đối tƣợng khách hàng cá nhân tăng trƣởng ổn định trong giai đoạn 2011 - 2013 (hình 4.1), năm 2012 tăng 45,58% so với năm 2011, năm 2013 tăng 18,32% so với năm 2012. Trong tình thế chung khi nền kinh tế gặp nhiều biến cố bất ổn, thì Ngân hàng đã chủ động trong hoạt động cho vay bằng cách phân tán đối tƣợng khách hàng nhỏ, lẻ trong tầng lớp dân cƣ, với các sản phẩm nhƣ tiền gửi góp chợ dành cho tiểu thƣơng chợ, tiền gửi tƣơng lai dành cho học sinh, sinh viên, những ngƣời có nhu cầu tiết kiệm những khoản tiền nhỏ cho mục đích tƣơng lai, hay tiết kiệm phù đổng dành cho bé,... Số tiền huy động mỗi lần tuy không lớn nhƣng với sự phù hợp với nhu cầu và sự tiện ích đối với ngƣời dân, đặc biệt là địa bàn tỉnh Trà Vinh, Ngân hàng chủ trƣơng “tích tiểu thành đại”. Nhƣ vậy, Ngân hàng vừa có thể huy động đƣợc một lƣợng tiền dồi dào, vừa có thể tiết kiệm chi phí do những món tiền nhỏ này, ngƣời dân thƣờng không so đo về lãi suất. Ngoài ra, Sacombank là một trong những Ngân hàng tiên phong và sử dụng thành thạo nghệ thuật tiếp thị huy động theo mô hình “xƣơng cá”, từ ngƣời thân, ngƣời quen, giới thiệu cho những ngƣời quen khác, tạo mạng lƣới huy động rộng khắp. Với mô hình này, nhân viên bảo vệ hay tạp vụ của Ngân hàng cũng có thể huy động tốt, không chỉ Phòng Kinh doanh mà các Phòng khác trong Chi nhánh cũng cùng nhau chia sẻ để thực hiện, hoàn thành chỉ tiêu chung của Chi nhánh.

Doanh nghiệp

Dựa theo 2 hình 4.1 và 4.2 ta thấy, số tiền gửi của khách hàng doanh nhiệp ngày càng chiếm tỷ trọng cao hơn trong cơ cấu vốn huy động của Sacombank - CN Trà Vinh, nhất là vào năm 2013, lƣợng tiền gửi của doanh nghiệp chiếm đến 29,35% trong tổng vốn huy động, cơ bản do số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh năm này tăng lên đáng kể so với năm 2012. Nguyên nhân là do tình hình kinh tế của tỉnh năm này có nhiều khởi sắc hơn hẳn so với

2011

79,66%

Cá nhân Doanh nghiệp

Năm 2012

79,56%

20,64%

Năm 2013

Nguồn: Phòng Kế toán và quỹ Sacombank - CN Trà Vinh, giai đoạn 2011 - 2013

20,34%

29,35%

44

năm 2012, các nhà đầu tƣ nhận thấy đƣợc những chuyển biến mới từ việc quy hoạch của các công trình, các tuyến đƣờng trên nhiều địa bàn đƣợc quy hoạch thực hiện thi công mới cũng nhƣ nâng cấp, mợ rộng, đặc biệt là ở Thành phố Trà Vinh, khi mà cầu Cổ Chiên đang trong tiến trình sắp hoàn thành (dự kiến là năm 2015).

Tiền gửi của khối khách hàng này tăng mạnh qua các năm, cụ thể là năm 2012 tăng 49,28% so với năm 2011, năm 2013 tăng đến 88,02% so với năm 2012. Đối với khách hàng doanh nghiệp, nhu cầu gửi tiền chủ yếu vào Sacombank là để thanh toán. Do đó, quy mô, uy tín và chất lƣợng dịch vụ của Ngân hàng là rất quan trọng. Từ đó, Sacombank - CN Trà Vinh đã tạo đƣợc sự tín nhiệm từ phía khách hàng doanh nghiệp bằng việc không ngừng nâng cao thƣơng hiệu bằng chất lƣợng dịch vụ với việc quy định việc thực hiện các giao dịch chính xác nhất và trong thời gian sớm nhất cho khách hàng. Bên cạnh đó, quy mô hoạt động của Chi nhánh không ngừng đƣợc mở rộng, bằng chứng là Ngân hàng đã mở thêm các chi nhánh ở các huyện Tiểu Cần, Càng Long, Cầu Ngang và có xu hƣớng mở thêm ở các huyện khác nhƣ Trà Cú, Duyên Hải tạo điều kiện thuận cho các doanh nghiệp lớn, nhỏ trong tỉnh có thể tiếp cận và giao dịch. Đối với một số doanh nghiệp muốn đầu tƣ khi có một lƣợng tiền nhàn rỗi, khi nền kinh tế với nhiều chuyển biến xấu thì việc chọn giải pháp an toàn và hiệu quả cho nguồn tiền này của nhiều doanh nghiệp vẫn là các Ngân hàng “lớn” - chính quy mô và uy tín của Ngân hàng đã tạo niềm tin đó cho khách hàng.

4.2 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TÍN DỤNG TẠI SACOMBANK TRÀ VINH GIAI ĐOẠN 2011 – 2013

Cho vay là một hoạt động cơ bản nhất của Ngân hàng, nó trực tiếp quyết định đến sự tồn tại và phát triển của một NHTM. Sacombank - CN Trà Vinh cũng không phải là một ngoại lệ, các khoản thu từ lãi luôn chiếm cao hơn 85% tổng thu nhập của Ngân hàng qua giai đoạn 2011 - 2013. Sacombank - CN Trà Vinh là một trong những Ngân hàng có hoạt động tín dụng hàng đầu trong khối Ngân hàng TMCP ngoài Nhà Nƣớc tỉnh Trà Vinh năm 2013 (NHNN tỉnh Trà Vinh, 2013), không chỉ về quy mô mà về chất lƣợng cho vay cũng không ngừng đƣợc cải thiện. Với sự lớn mạnh về thƣơng hiệu của một Ngân hàng TMCP, chất lƣợng phục vụ khá tốt, Sacombank - CN Trà Vinh nói riêng và thƣơng hiệu Sacombank nói chung ngày càng tạo đƣợc lòng tin nơi khách hàng. Thông qua việc phân tích hoạt động cho vay qua 4 chỉ tiêu chủ yếu: doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dƣ nợ và nợ xấu, ta có thể đánh giá rõ hơn về quy mô tín dụng, khả năng thu hồi nợ cũng nhƣ phần nào phản ánh đƣợc chất lƣợng tín dụng của Ngân hàng.

4.2.1 Doanh số cho vay

Doanh số cho vay là chỉ tiêu tài chính cơ bản thể hiện quy mô hoạt động tín dụng của ngân hàng. Nó thể hiện thực trạng nhu cầu vốn của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định. Chỉ tiêu này càng cao cho thấy nhu cầu vốn của các thành phần kinh tế và quy mô về hoạt động tín dụng của Ngân hàng càng cao.

45

Bảng 4.2 Tình hình tín dụng theo thời hạn của Sacombank - CN Trà Vinh giai đoạn 2011 – 2013

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhánh trà vinh (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)