Doanh số cho vay ngắn hạn

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhánh trà vinh (Trang 49)

2013

4.3.1.1 Doanh số cho vay ngắn hạn

Nhìn chung, trong cơ cấu doanh số cho vay ngắn hạn của Sacombank - CN Trà Vinh thì cho vay ngành thƣơng mại – dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất và có xu hƣớng phát triển ổn định nhất. Trong khi đó ngành có tỷ trọng thấp nhất (theo thời gian) là công nghiệp - xây dựng, luôn có sự biến động liên tục trong giai đoạn 2011 - 2013. Bên cạnh đó, nông nghiệp là ngành có mức độ tăng trƣởng khá tốt và ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu cho vay ngắn hạn của Ngân hàng.

 Công nghiệp – xây dựng

Do Trà Vinh là một tỉnh sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, tiến trình công nghiệp hóa vẫn còn tƣơng đối chậm so với mặt bằng chung của cả nƣớc và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Vì vậy có khá nhiều khó khăn, hạn chế cho sự phát triển về khối ngành công nghiệp. Số khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh vẫn còn khá ít, hoạt động lại thƣờng xuyên không ổn định, dễ bị tác động từ nền sự suy yếu chung của nền kinh tế. Hiện tại, khối ngành này vẫn đang đƣợc Ban lãnh đạo Tỉnh chú trọng đầu tƣ. Đặc biệt là các ngành công nghiệp mà tỉnh có tiềm năng, lợi thế nhƣ: may mặc, giày da, nhiệt điện, chế biến nông, thủy sản, thực phẩm, cơ khí chế tạo nông cụ, đóng và sửa chữa tàu,... cùng với đó là việc quy hoạch và mời gọi đầu tƣKhu kinh tế Định An, Khu công nghiệp Cầu Quan, Cổ Chiên và Khu công nghiệp Long Đức mở rộng. Bên cạnh các ngành công nghiệp thì ngành xây dựng trên địa bàn tỉnh cũng ngày càng phát triển, đời sống ngƣời dân ngày càng đƣợc cải thiện (theo số liệu của Cục Thống kê tỉnh Trà Vinh (2012, 2013) GDP tỉnh năm 2012, 2013 lần lƣợt tăng 10,43% và 8,50%). Từ đó, thúc đẩy nhu cầu xây dựng mới cũng nhƣ sữa chửa nhà ở. Ngoài ra, xây dựng cơ sở hạ tầng, đƣờng sá từ nông thôn đến thành thị, các bệnh viện, trƣờng học cũng ngày càng đƣợc đầu tƣ và phát triển trên diện rộng. Tuy nhiên, có thể thấy thực trạng là đa số các công trình, dự án lớn và các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ của Nhà nƣớc, các Khu công nghiệp lớn, thƣờng là sự tham gia của các NHTM có vốn Nhà nƣớc nên không chỉ Sacombank mà các Ngân hàng TMCP khác cũng rất hạn chế trong mảng này. Tuy vậy, khi các công trình, dự án lớn này đƣợc thực thi và đƣa vào hoạt động, sẽ là rất tiềm năng cho sự phát triển của tỉnh, không chỉ về ngành công nghiệp - xây dựng mà còn đối với các ngành khác. Đây đƣợc xem là sự thuận lợi nếu Sacombank biết cách nắm bắt tình hình và chủ động trong kế hoạch, chiến lƣợc cho vay của mình. Hiện nay, đối tƣợng cho vay chủ yếu của Sacombank - CN Trà Vinh trong khối ngành này là các cá nhân, tổ chức với nhu cầu xây dựng cơ bản nhƣ xây nhà ở, nhà trọ, các công ty mía đƣờng, công

50

Nguồn: Phòng kế toán và quỹ Sacombank - CN Trà Vinh, giai đoạn 2011 - 2013

Bảng 4.3 Doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành nghề của Sacombank - CN Trà Vinh giai đoạn 2011 – 2013

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền % Số tiền % Công nghiệp 262.062 12,00 137.125 5,00 190.298 5,50 (124.937) (47,67) 53.173 38,78 Thƣơng mại - dịch vụ 1.659.725 76,00 1.919.751 70,00 2.404.671 69,50 260.026 15,67 484.920 25,26 Nông nghiệp 109.192 5,00 466.225 17,00 622.793 18,00 357.033 326,98 156.568 33,58 Ngành khác 152.869 7,00 219.400 8,00 242.197 7,00 66.531 43,52 22.797 10,39

51

ty chế biến thủy sản, chế biến thực phẩm, công ty may mặc, giày da, điển hình là Công ty TNHH giày da Mỹ Phong, ngành công nghiệp chế biến thủy hải sản, tiêu biểu là các Công ty chế biến ở Trà Cú, TP. Trà Vinh.

Tình hình cho vay ngắn hạn khu vực này biến động phức tạp qua các năm, năm 2012 giảm 47,67%, năm 2013 tăng 38,78%. Đang trên đà tăng trƣởng từ năm 2009 (theo số liệu từ Phòng Kế toán và quỹ (2009, 2010) thì doanh số cho vay ngắn hạn của ngành công nghiệp năm 2009 và 2010 lần lƣợt là 89.322 triệu đồng và 259.417 triệu đồng), thì “đột ngột” năm 2012, doanh số cho vay nhóm ngành công nghiệp - xây dựng bị chững lại và sụt giảm khá nhiều. Điều đó chứng tỏ những tác động từ nền kinh tế đã làm nhóm ngành này bị giảm sút về hiệu quả hoạt động. Ngân hàng cũng đã cắt giảm nhiều khoản vay từ các doanh nghiệp gặp khó khăn, không tiến hành tái cấp hạn mức, điển hình là 2 Công ty có quy mô nhƣ Công ty mía đƣờng Trà Vinh và Công ty chế biến thủy sản Cửu Long. Sang năm 2013, thực chất là vào khoảng cuối năm 2012, tình hình khả quan hơn khi nhu cầu xây nhà ở, cũng nhƣ nhà trọ tăng khá nhiều, nhất khi Đại học Trà Vinh tiến hành xây thêm các khu mới, đồng thời mở thêm nhiều ngành mới và tuyển sinh nhiều hơn. Song song đó là sự tăng trƣởng trở lại của ngành, nhất là những ngành công nghiệp nhẹ, sản xuất nhỏ lẻ trên địa bàn các huyện, điển hình là may mặc, giày dép. Do những chính sách kịp thời của Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hóa của tỉnh nói riêng và của cả nƣớc nói chung đi vào khuôn khổ, có thể kiểm soát và tiếp tục phát triển.

 Thương mại – dịch vụ

Có thể nói trong cơ cấu cho vay của hầu hết các NHTM thì đây là nhóm ngành chiếm tỷ trọng khá cao, Sacombank - CN Trà Vinh cũng không phải là một ngoại lệ (luôn chiếm từ 69% trở lên). Từ năm 2012 đến hết năm 2013, do những ảnh hƣởng nhất định từ giá cả hàng hóa, cũng nhƣ sức mua của ngƣời dân bị ảnh hƣởng nên tỷ trọng cho vay nhóm ngành này có phần sụt giảm nhẹ, từ 76% năm 2011 giảm còn 70% năm 2012 và đến năm 2013 là 69,50%. Do chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu cho vay nên sự biến động của nhóm ngành này sẽ gây ra những ảnh hƣởng nhất định đến hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động tín dụng ngắn hạn nói riêng của Ngân hàng.

Từ những năm 2009 đến nay, doanh số cho vay ngành thƣơng mại – dịch vụ luôn đạt mức tăng trƣởng ổn định (theo số liệu từ Phòng kế toán và quỹ (2009, 2010) thì doanh số cho vay ngành thƣơng mại - dịch vụ lần lƣợt là 1.071.864 triệu đồng và 1.470.032 triệu đồng). Từ bảng 4.3 ta thấy doanh số cho vay ngành thƣơng mại – dịch vụ tăng trƣởng khá ổn định trong giai đoạn 2011 – 2013, năm 2012 tăng 15,67% so với năm 2011 và năm 2013 tăng 25,26% so với năm 2012. Theo Cục Thống kê tỉnh Trà Vinh (2011, 2013) thì năm 2011, nhóm ngành thuộc khu vực III này tăng trƣởng 18,20% và đóng góp 6,52 điểm phần trăm vào mức tăng chung của nền kinh tế tỉnh, đến năm 2013 con số này là 19,30% và đóng góp 5 điểm phần trăm. Có thể thấy nhóm ngành thƣơng mại – dịch vụ phát triển khá ổn định và góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của nền kinh tế tỉnh Trà Vinh. Nhất là kể từ đầu năm 2012, khi siêu thị Co-opmart đi vào hoạt động với quy mô khá lớn, đã góp

52

phần tạo tiền đề cho sự phát triển lớn của ngành; Ngoài ra, các hình thức thƣơng mại “thƣơng lái” cũng ngày càng phát triển, cơ bản do địa bàn tỉnh là nơi sản xuất nông nghiệp, hằng năm lƣợng lƣơng thực và thực phẩm, gia cầm gia súc,... đƣợc mua bán là rất lớn, thƣờng là thông qua các thƣơng lái; Các đại lý, cửa hàng buôn bán thức ăn cho gia cầm gia súc, thức ăn tôm cá cũng ngày càng phát triển mạnh mẽ về mặt số lƣợng và thƣờng đạt lợi nhuận khá cao, nhất là ở các vùng có quy hoạch phát triển mô hình nông thôn mới, vùng nuôi tôm, cá trọng điểm nhƣ Duyên Hải, Cầu Ngang, Trà Cú,... Sacombank là một trong những Ngân hàng cho vay mạnh các đối tƣợng này. Và rất nhiều ngƣời đã đi lên từ các mô hình này với sự trợ giúp của Chi nhánh. Bên cạnh đó, Sacombank còn đẩy mạnh cho vay các Tiểu thƣơng chợ, về mảng này, Sacombank - CN Trà Vinh là một trong những Ngân hàng đầu tiên trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh cho vay nhóm khách hàng này nhất, từ những năm đầu mới thành lập, vì lãi suất cho vay chợ thƣờng khá cao so với các đối tƣợng khác; Tuy gần đây có sự hạn chế hơn do những chính sách từ NHNN nhƣng các đối tƣợng này vẫn đƣợc Sacombank duy trì và phát triển, mặc cho sự cạnh tranh gay gắt từ các Ngân hàng TMCP khác, điển hình nhất là Ngân hàng TMCP Kiên Long. Lợi nhuận mang lại từ hoạt động cho vay này là khá lớn, nhƣng cũng ẩn chứa nhiều rủi ro.

Theo số liệu từ Cục Thống kê tỉnh Trà Vinh (2011, 2013), năm 2011, tổng mức hàng hóa và doanh thu dịch vụ , tiêu dùng theo giá thực tế trên địa bàn tỉnh đạt 9.698 tỷ đồng, tăng 13,11% so với năm 2010, con số này đến năm 2013 là 8,75% so với năm 2012. Trong đó, kinh doanh thƣơng nghiệp là ngành luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong nhóm ngành. Ngoài ra, doanh thu nhà hàng, khách sạn cũng chiếm tỷ lệ khá cao khi mà những năm gần đây trên địa bàn tỉnh Trà Vinh liên tiếp mọc lên các nhà hàng khách sạn mới với quy mô hoành tráng nhƣ khách sạn Thanh Bình, nhà hàng tổng hợp Phƣợng Hoàng, nhà hàng tiệc cƣới Uyên Ƣơng,... Trong khi đó dịch vụ vận chuyển cũng ngày càng phát triển hơn với lƣợng hành khách và hàng hóa ngày càng tăng đáng kể. Đó là những cơ sở tiền đề cho sự phát triển vững chắc tín dụng ngắn hạn của Sacombank - CN Trà Vinh cho các ngành nghề thƣờng xuyên phải bổ sung vốn lƣu động này. Tuy nhiên, có thể thấy rằng khi mà cầu Cổ Chiên (một công trình có tầm ảnh hƣởng lớn đến kinh tế tỉnh) vẫn còn đang thi công và chƣa đi vào hoạt động, ngành thƣơng mại – dịch vụ của tỉnh vẫn chƣa có nhiều khởi sắc hơn và mang tính đột phá mặc dù số doanh nghiệp trên địa bàn có tăng lên đáng kể, nhƣng chủ yếu cũng chỉ ở quy mô vừa và nhỏ.

 Nông nghiệp

Trà Vinh là một tỉnh nông nghiệp nên ngành này chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu tổng sản phẩm của tỉnh, chiếm 48,40% trong tổng sản phẩm năm 2013 của tỉnh. Mức tăng trƣởng của nhóm ngành thuộc khu vực I (bao gồm nông – lâm – ngƣ nghiệp) năm 2011 và 2013 lần lƣợt là 4,05% và 4,9% (Cục Thống kê tỉnh Trà Vinh, 2011, 2013). Nhóm ngành này thƣờng tăng trƣởng khá ổn định do đƣợc sự quan tâm đặc biệt từ các cấp lãnh đạo Tỉnh nói riêng đến Chính phủ nói chung, vì nƣớc ta vẫn còn là một nƣớc sản xuất nông nghiệp là chính. Vì vậy, doanh số cho vay nông nghiệp tăng mạnh qua các

53

năm, năm 2012 tăng đến 326,98% so với năm 2011, năm 2013 tăng 33,58% so với năm 2012. Lƣợng nông – thủy sản của tỉnh xuất khẩu ra thị trƣờng nƣớc ngoài là khá nhiều, thƣờng là trực tiếp qua các Công ty xuất nhập khẩu trong tỉnh, do giá cả thƣờng thấp hơn thị trƣờng nƣớc ngoài, nên các sản phẩm này thƣờng có sức cạnh tranh tốt hơn. Nhƣng bên cạnh đó cũng chịu nhiều thiệt thòi và thƣờng xuyên bị các nƣớc tố cáo về giá bán phá giá, đặc biệt là sức ép từ Mỹ đến mặt hàng tôm, cá của Việt Nam. Tuy vậy, Chính phủ nƣớc ta luôn có sự đối phó kịp thời để bình ổn giá và mang lại niềm tin cho ngƣời nông dân.

Theo chủ trƣơng cho vay của Sacombank - CN Trà Vinh, thì các ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm, thƣờng là những ngành có rủi ro cao và hạn chế cho vay, nên dù lƣợng thủy sản của tỉnh có dồi dào và phát triển thì doanh số cho vay ngành nông nghiệp vẫn không đáng kể và chiếm tỷ trọng không lớn trong cơ cấu cho vay ngắn hạn của Ngân hàng (từ dƣới 18% trở xuống). Sacombank - CN Trà Vinh thƣờng cung tiền cho các khoản vay nông nghiệp nhƣ mua đất canh tác, mua sắm máy móc, công cụ hay sửa chữa, xây mới chuồng trại, nuôi gia súc, nuôi cá, phục vụ sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, và điển hình nhất là phát triển kinh tế gia đình. Sacombank cũng tiến hành áp dụng mức lãi suất ƣu đãi cho các ngành nghề sản xuất nông nghiệp này theo quy định của NHNN, tuy nhiên do những điều kiện khác nhau mà Ngân hàng linh hoạt lãi suất cho vay. Trong giai đoạn các ngành kinh tế trên địa bàn tỉnh gặp khó khăn, Sacombank đã có những chính sách hợp lý để đẩy mạnh đầu tƣ vào cho vay nông nghiệp. Đây là nhóm ngành có mức rủi ro khá thấp so với các ngành khác trong cơ cấu cho vay của Ngân hàng trong giai đoạn 2011 - 2013. Do vậy mà tỷ trọng cho vay của nhóm ngành này tăng từ 5% năm 2011 lên đến 17% năm 2012 và năm 2013 là 18%. Là một Ngân hàng có nguồn tài chính dồi dào và chính sách cho vay hợp lý, Ngân hàng đã có những chính sách nhằm nâng cao tính cạnh tranh trên địa bàn, đặc biệt là với Agribank tỉnh Trà Vinh. Sự khác biệt đó không đến từ lãi suất mà đến từ dịch vụ, nhất là nhằm tâm lý khách hàng miền Tây Nam Bộ, thích sự tận tình, gần gũi nên thái độ phục vụ cũng nhƣ công tác chăm sóc đƣợc Ngân hàng khá đề cao và đặc biệt quan tâm; Đồng thời, Ngân hàng cũng cấp hạn mức cao hơn trên giá trị tài sản đảm bảo, thời gian xử lý hồ sơ nhanh hơn, thẩm định rõ ràng, tạo lòng tin cho khách hàng.

 Ngành khác

Ngoài việc cho vay các ngành trọng điểm trên, Sacombank - CN Trà Vinh còn chú trọng cho vay tiêu dùng cá nhân, cho vay cán bộ nhân viên (CBNV). Do đây là đối tƣợng tri thức và có thể sử dụng nhiều dịch vụ khác của Ngân hàng, giúp Ngân hàng bán chéo tốt sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm về thẻ thanh toán, thẻ tín dụng, dịch vụ Ngân hàng điện tử,... Các khoản cho vay này trên địa bàn tỉnh Trà Vinh ngày càng phát triển. Các NHTM đã và đang đẩy mạnh tiếp thị và có chiến lƣợc cạnh tranh gay gắt cho mảng này, do mức độ rủi ro do tín dụng ngắn hạn mang lại là khá thấp, lại đem lại lợi nhuận tƣơng đối cao. GDP bình quân đầu ngƣời của tỉnh liên tục tăng lên cùng với nhu cầu tiêu dùng cơ bản, nhƣ mua sắm xe, thiết bị gia đình và các nhu cầu

54

khác cũng tăng cao đáng kể, đặc biệt là CBNV – bộ phận có thu nhập khá ổn định và ngày càng đƣợc nâng cao do những chính sách về tiền lƣơng của Chính phủ. Cho vay CBNV thƣờng thủ tục đơn giản, thời gian xử lý hồ sơ nhanh chóng, lại không cần thế chấp tài sản đảm bảo, và có xu hƣớng phát triển mạnh trên địa bàn tỉnh trong các năm gần đây. Sacombank là một trong những Ngân hàng TMCP đi tiên phong đầu tiên cho lĩnh vực cho vay này, nên thị phần của Sacombank - CN Trà Vinh là khá cao. Năm 2012 tốc độ tăng trƣởng của doanh số cho vay khối ngành này là 43,52%, năm 2013 là 10,39%. Năm 2013, doanh số cho vay có mức tăng trƣởng thấp hơn là do sự cạnh tranh của các NHTM khác mà tiêu biểu là sự mạnh tay hơn của khối NHTM có vốn Nhà nƣớc nhƣ Agribank hay Vietinbank, làm thị phần của Chi nhánh cũng giảm xuống, mặc dù vẫn tăng trƣởng.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhánh trà vinh (Trang 49)