Đẩy mạnh công tác tiếp thị, chăm sóc khách hàng

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhánh trà vinh (Trang 80)

2013

5.2.4 Đẩy mạnh công tác tiếp thị, chăm sóc khách hàng

Trên địa bàn tỉnh Trà Vinh hiện nay hầu nhƣ đã có sự hiện diện đầy đủ của các NHTM lớn trên cả nƣớc với nhiều dịch vụ hiện đại phục vụ giao dịch, thanh toán, chuyển tiền,... và cho vay. Vì vậy, muốn cạnh tranh lành mạnh, lâu dài và đạt hiệu quả cao thì Ngân hàng cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tiếp thị, có chiến lƣợc phát triển dài hạn của mình:

- Ngân hàng tuy đã có “thƣơng hiệu” nhất định trên địa bàn nhƣng công tác marketing còn chƣa sâu rộng, các chƣơng trình khuyến mãi, tiếp thị nhìn chung còn khá “truyền thống” và chƣa mang tính sáng tạo nhất định; Và cùng với sự lớn mạnh của các Ngân hàng TMCP khác, Ngân hàng cần lập ra cho mình bộ phận Marketing thuộc phòng Kinh doanh nhằm có những đột phá trong khâu tiếp thị và quảng bá sản phẩm cũng nhƣ hình ảnh của Ngân hàng.

- Ƣu tiên nắm giữ khách hàng cũ, có uy tín và hoạt động tốt: “không quên” thăm hỏi và tặng quà ở những dịp lễ, tết, tặng bánh sinh nhật khách hàng,... Đối với các doanh nghiệp thì là ngày thành lập.

- Thống kê danh sách các doanh nghiệp – hộ kinh doanh – các đơn vị hành chánh sự nghiệp tại địa phƣơng thông qua Cục thuế cũng nhƣ Sở Kế

81

hoạch và Đầu tƣ tỉnh Trà Vinh, để dễ dàng cho việc theo dõi và tiếp thị khách hàng.

- Bằng cách đặt băng rôn ở những nơi sầm uất nhƣ tại các chợ, trung tâm huyện, thị xã, thành phố, đồng thời phát tờ rơi rộng rãi khi có các chƣơng trình khuyến mãi, ƣu đãi dành cho khách hàng. Ngân hàng cần chủ động tìm kiếm và tiếp cận các hệ khách hàng mới tiềm năng, các đối tƣợng mà các Ngân hàng khác chƣa chủ động hƣớng đến, khách hàng có hoạt động kinh doanh ổn định, tăng trƣởng, những ngành nghề có tiềm năng phát triển và và mang tính chiến lƣợc tại địa bàn tỉnh nhƣ y tế, dƣợc phẩm, mua lúa gạo, phân phối và mua bán thức ăn tôm, những đối tƣợng sử dụng nhiều sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng, tiêu biểu là đối tƣợng tri thức.

- Ngoài ra, do Trà Vinh còn là một tỉnh nghèo, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu. Đa số ngƣời dân vẫn còn nặng tâm lý “cơ chế Xin – Cho” trong vay vốn, và thƣờng ngại “thủ tục rờm rà”. Vì vậy, để có thể cạnh tranh tốt với các Ngân hàng khác, đặc biệt là Agribank, Chi nhánh cần đẩy mạnh công tác tiếp thị sâu rộng, công tác chăm sóc khách hàng, để họ thấy rằng “dù khách hàng 10 triệu hay 1 tỷ, họ đều đƣợc đối xử nhƣ Ơn nhân”. Bên cạnh đó, để khách hàng thấy việc đơn giản trong việc vay vốn, Ngân hàng có thể đẩy mạnh các chƣơng trình nhƣ Vay vốn 48h (nhƣ đã thực hiện trong năm 2012, 2013).

- “Biết ngƣời biết ta, trăm trận trăm thắng”: cần phải nắm vững không chỉ riêng các sản phẩm của Ngân hàng mình, các nhân viên còn phải nắm kể cả các sản phẩm của các Ngân hàng khác trên cùng địa bàn, phân tích điểm mạnh yếu của từng sản phẩm “tƣơng tự”, và có những chiến thuật tiếp thị hợp lý. Đồng thời, hoàn thiện sản phẩm của Ngân hàng mình. Hầu hết các Ngân hàng đều quan tâm mảng này, nhƣng thực tế, điều đó chỉ trên lý thuyết. Cần phải đẩy mạnh hơn nữa nếu muốn tồn tại lâu dài và phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhánh trà vinh (Trang 80)