Những khó khăn

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhánh trà vinh (Trang 78)

2013

5.1.2 Những khó khăn

 Những khó khăn bên ngoài

Đa số cơ sở hạ tầng của tỉnh còn khá khiêm tốn so với các tỉnh lân cận. Trong năm 2014, nhiều dự án có thể chƣa hoàn thành hoặc chƣa thể tiến hành thực hiện, nhƣ cầu Cổ Chiên, dự án Khu kinh tế Định An,... Ngành công nghiệp của tỉnh vẫn còn phát triển khá khiêm tốn và dễ bị tổn thƣơng, chƣa phát huy hết các lợi thế của mình.

Cho đến hết năm 2013, toàn tỉnh Trà Vinh đã có tất cả 16 TCTD hoạt động và những năm sau có xu hƣớng sẽ có thêm những ngân hàng khác. Điều này làm sự cạnh tranh giữa các TCTD trên địa bàn tỉnh ngày càng khốc liệt hơn.

Kinh tế năm 2014 theo dự đoán sẽ có nhiều chuyển biến tích cực hơn, làm tiền đề cho sự phát triển hơn cho những giai đoạn tiếp theo. Tuy nhiên, vẫn còn không ít khó khăn, đặc biệt là vấn đề nợ xấu.

Ngoài rủi ro tín dụng, Ngân hàng cần chú ý các công tác nghiêm nghặt, quản lý nhân viên chặt chẽ cũng nhƣ tối thiểu hóa các rủi ro có thể xảy ra làm ảnh hƣởng đến Ngân hàng khi mà những năm vừa qua có nhiều “vụ án” xảy ra kéo theo cả hệ thống từ cấp trên đến cấp dƣới phải ra đi, điển hình là vụ của Vietinbank Chi nhánh Trà Vinh trong năm 2011 (Mai Trâm – Thanh Dũng, 2013). Và gân đây nhất là vụ của bà Huỳnh Thị Huyền Nhƣ - vụ án lớn nhất trong lịch sử ngành Ngân hàng Việt Nam, làm cho cả hệ thống Ngân hàng phải chú ý, và từ đó cũng làm giảm lòng tin từ phía khách hàng đối với nhân viên ngân hàng cũng nhƣ NHTM (Wikipedia, 2013).

 Những khó khăn bên trong

Sự chi phối nhất định từ Sacombank Hội sở chính cũng đã làm cản trở hoạt động cho vay của Ngân hàng. Nhiều thủ tục còn tƣơng đối rƣờm rà nhất là khâu giải ngân. Điều đó đôi khi làm những khách hàng mới, khó tính không hài lòng. Cùng với sự bất cập của một số chính sách tín dụng khiến Ngân hàng không thể đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng.

Hiện nay số chuyên viên khách hàng của Ngân hàng còn khá khiêm tốn, trong khi dƣ nợ lại ngày một tăng cao. Do hoạt động tín dụng ngắn hạn là hoạt động chủ yếu, công tác thẩm định, kiểm tra trƣớc, trong và sau cho vay cùng với công tác thu hồi nợ,... khiến công việc của họ trở nên quá tải, nếu kéo dài sẽ ảnh hƣởng đến chất lƣợng tín dụng của Ngân hàng.

Về vốn huy động, tuy có tăng trƣởng nhƣng qua 2 năm gần đây vẫn còn rất thấp so với tổng dƣ nợ. Nguồn vốn huy động chƣa thể đáp ứng tốt nhu cầu vay vốn của khách hàng. Trên địa bàn tỉnh, hoạt động huy động thƣờng chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ hơn so với cho vay, nhất là từ nhóm TMCP ngoài Nhà nƣớc, tiêu biểu là Sài Gòn, Kiên Long hay Phƣơng Nam.

Về hoạt động cho vay, tuy bên ngoài tổng dƣ nợ Ngân hàng là tăng ổn định qua các năm nhƣng bên trong là sự bất ổn định trong cho vay ngắn hạn và trung dài hạn. Cụ thể là có nhiều chỉ tiêu tăng giảm mạnh chỉ trong 3 năm. Dƣ

79

nợ ngắn hạn năm 2013 chiếm tỷ trong rất thấp trong tổng dƣ nợ sau khi năm 2012 cao kỷ lục. Vì vậy, Ngân hàng cần xem xét lại hoạt động cho vay của mình, để có thể tăng trƣởng bền vững hơn trong các năm tới.

5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA SACOMBANK TRÀ VINH

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhánh trà vinh (Trang 78)