Đối với các công ty lữ hành, khách sạn nhà hàng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh Hà Tĩnh Luận văn ThS. Du lịch (Trang 107)

7. Bố cục luận văn

3.3.4.Đối với các công ty lữ hành, khách sạn nhà hàng

+Có ý thức nghiên cứu, xây dựng các sản phẩm du lịch đặc sắc gắn với tài nguyên du lịch văn hoá của Hà Tĩnh. Trên cơ sở đó để khẳng định thương hiệu, tạo ra lợi thế cạnh tranh với các doanh nghiệp du lịch khác.

+ Tạo điều kiện cho nhân viên tham gia các khoá học tập huấn nâng cao kỹ năng nghiệp vụ chuyện môn do Sở VHTTDL hoặc các cơ quan nhà nước khác tổ chức.

+ Tuyên truyền cho khách du lịch ý thức bảo tồn, gìn giữ tài nguyên du lịch văn hoá tại địa phương.

Tiểu kết chƣơng 3:

Dựa trên cơ sở lý luận về du lịch văn hoá của Chương 1, phần trình bày một cách có hệ thống về điều kiện, tiềm năng du lịch văn hoá Hà Tĩnh và việc phân tích cụ thể thực trạng hoạt động du lịch văn hoá trong chương 2, Chương 3 tác giả đã đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển hoạt động du lịch văn hoá tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian tới. Các nhóm giải pháp chính đã đề cập đến bao gồm: Hoàn thiện công tác tổ chức, quản lý Nhà nước về du lịch; Hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch; Đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch văn hoá; Nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịclh văn hoá, xây dựng những sản phầm du lịch văn hoá đặc thù; Đẩy mạnh công tác xúc tiến, quảng bá du lịch; Tăng cường công tác đảm bảo an ninh trật tự, môi trường du lịch văn hoá.

Tuy nhiên để việc khai thác hoạt động du lịch văn hoá thật sự có hiệu quả, cần có sự phối kết hợp, hỗ trợ giữa các ban ngành, các cấp với các đơn vị kinh doanh lữ hành và cộng đồng địa phương. Cần có sự chặt chẽ hơn trong công tác quản lý cũng như sự đầu tư, quan tâm đúng mức đối với các điểm du lịch văn hoá (đặc biệt là những điểm du lịch trọng điểm đã và đang thu hút một lượng lớn du khách). Chính vì vậy trong chương 3 này tác giả cũng đưa ra một số kiến nghị đối với Chính phủ, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, UBND tỉnh Hà Tĩnh, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Tĩnh, các công ty lữ hành, khách sạn nhà hàng...nhằm cũng cố, kiện toàn các hoạt động du lịch nói chung và hoạt động du lịch văn hoá Hà Tĩnh nói riêng.

KẾT LUẬN

Hà Tĩnh là tỉnh có tài nguyên du lịch khá phong phú với thế mạnh nổi bật về tài nguyên du lịch văn hoá. Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc phát triển du lịch nói chung, du lịch văn hoá của tỉnh nói riêng vẫn tồn tại nhiều hạn chế như: tài nguyên du lịch văn hoá tuy phong phú nhưng mang tính nhỏ lẽ, manh mún, chưa có điểm nhấn thực sự để làm hạt nhân thu hút các nhà đầu tư. Ngoài ra tỉnh còn có những bất lợi về mặt khí hậu, điều kiện kinh tế, xã hội chưa cao, nguồn lao động chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế nói chung và của ngành du lịch nói riêng, đường lối chính sách chưa thực sự thích nghi với cơ chế thị trường, bộ máy quản lí chưa thực sự năng động, còn mang tính trì trệ. Về thực trạng phát triển du lịch văn hoá, trong thời gian Hà Tĩnh đã đạt được những kết quả đáng mừng. Nhưng nhìn chung phát triển còn chưa tương xứng với tiềm năng, quy mô nhỏ, chưa có quy hoạch tổng thể; chất lượng dịch vụ còn thấp, cơ sở vật chất kỷ thuật còn nghèo nàn, lao động trong ngành còn yếu và thiếu, chưa thu hút được các nhà đầu tư lớn. Thị trường khách mà ngành Du lịch khai thác còn hạn hẹp. Vệ sinh môi trường tại một số khu du lịch còn chưa tốt, một số tài nguyên chưa được tận dụng khai thác để tạo thành sản phẩm du lịch ví dụ như các làn điệu dân ca Nghệ Tĩnh hay các làng nghề. Hà Tĩnh chưa tạo được điểm nhấn trên Bản đồ du lịch Việt Nam. Trước thực tế như vậy Hà Tĩnh cần phải có những giải pháp hữu hiệu hơn để ngành du lịch của tỉnh phát triển một cách nhanh chóng, hiệu quả và bền vững.

Do đề tài đuợc triển khai thực hiện ngay trên quê hương mình nên trong quá trình tiến hành nghiên cứu của em có được những thuận lợi nhất định. Qua đây cho em gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS Phạm Quốc Sử, người đã có định hướng cho em ngay từ đầu và đã tận tình hưóng dẫn cho em qua từng trang viết. Cũng qua đây người viết xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới

các cô, các chú, anh chị ở Sở Văn hoá thể thao và Du lịch Hà Tĩnh, những người đã cung cấp cho tác giả nhiều tài liệu về du lịch tỉnh nhà, đã tạo điều kiện cho tác giả có cơ hội được thử việc, được tham dự những cuộc họp, những cuộc hội thảo, được có cơ hội khảo sát thực tế, được trình bày quan điểm của mình trong quá trình triển khai nghiên cứu đề tài của mình.

Mặc dù đã cố gắng hết sức để thực hiện đề tài của mình nhưng do những hạn chế nhất định về thời gian, kinh phí và khả năng nên có những mảng liên quan trực tiếp đến đề tài người viết chưa triển khai nghiên cứu triệt để được. Vì vậy tác giả hy vọng sẽ có cơ hội để tiếp tục nghiên cứu sâu sát hơn đề tài của mình, đặc biệt là về khôi phục và bảo tồn các làng nghề và lễ hội truyền thống để phát triển du lịch qua đó góp phần phát triển du lịch tỉnh nhà.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đào Duy Anh (2000),Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb VHTT, Hà Nội

2. Minh Anh, Hải Yến (biên soạn) (2006), Cẩm nang Du lịch Việt Nam,

Nxb thế giới.

3. Trần Thúy Anh, Triệu Thế Việt, Nguyễn Thu Thuỷ (2011), Du lịch văn hóa - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Giáo dục Việt Nam. 4. Trần Thúy Anh (2011), Khai thác di sản văn hóa phục vụ phát triển du

lịch Việt Nam, Tạp chí du lịch Việt Nam, số 12.

5. Trần Thúy Anh (2009), Tăng cường gắn kết giữa văn hóa và du lịch, Tạp chí du lịch Việt Nam, số 8.

6. Vũ Thế Bình (2008), Một số vấn đề về du lịch văn hóa ở Việt Nam

(trong một con đường tiếp cận di sản), Cục Di sản văn hóa.

7. Nguyễn Văn Bốn (2012), “Văn hóa du lịch Việt Nam”, Tạp chí văn hóa Nghệ Thuật, số 335, tr. 35 – 37

8, Trần Tấn Hành (1997), Di tích danh thắng Hà Tĩnh, Sở văn hoá thông tin Hà Tĩnh,.

9, Đinh Sỹ Hồng (2005), Họ Nguyễn Tiên Điền và khu di tích Nguyễn Du, NXB Nghệ An.

10. Nguyễn Phạm Hùng (2013), Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa vùng

Đồng Bằng Sông Hồng, Đề tài khoa học trọng điểm nhóm A, NXB Đại

học Quốc gia Hà Nội.

11. Lê Thị Lan Hương (2010), “Tìm hiểu việ khai thác tài nguyên du lịch Văn hóa của Tỉnh Nghệ An phục vụ hoạt động du lịch”, Luận văn thạc sĩ du lịch, trường ĐH khoa học xã hội và nhân văn, ĐH quốc gia Hà Nội 12. Trần Thị Mai (2006), Tổng quan du lịch, Nxb lao động – xã hội, HN. 13. Vũ Đức Minh (1999), Tổng quan du lịch, Nxb Giáo dục, HN

14. Trần Nhoãn (2005), Tổng quan du lịch, Trường Đại học văn hóa Hà Nội, HN 15. Phan Ngọc (2002), Bản sắc văn hóa Việt Nam, NXB Văn học

16. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật Du lịch, 2005 17. Dương Văn Sáu (2013), “khai thác sản phẩm văn hóa phi vật thể khu

vực Bắc Miền Trung để phục vụ du lịch”(Hội thảo liên kết xây dựng sản phẩm du lịch các Tỉnh Bắc Miền Trung T10/2013).

18. Dương văn sáu (2010), Phát triển sản phẩm du lịch ở việt nam, tạp chí du lịch số 3/2010 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

19. Sở Thương mại & Du lịch Hà Tĩnh, 2007, Quy hoạch du lịch Hà Tĩnh 2007, Công ty cổ phần in Hà Tĩnh.

20. Sở Văn hoá Thể thao Hà Tĩnh, Hà Tĩnh tiềm năng và cơ hội đầu tư, Công ty cổ phần in Hà Tĩnh, 2007

21. Sở Thương mại & Du lịch Hà Tĩnh (2005), Du lịch Hà Tĩnh, Công ty cổ phần in Nghệ An..

22. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Tĩnh ( 2007) Báo cáo tổng kết hoạt động du lịch năm 2007, Phương hướng, nhiệm vụ năm 2008

23. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch ( 2008), Báo cáo tổng kết hoạt động du lịch năm 2008, Phương hướng nhiệm vụ năm 2009

24. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch ( 2009), Báo cáo tổng kết hoạt động du lịch năm 2009, Phương hướng, nhiệm vụ 2010

25. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch ( 2010), Báo cáo tổng kết hoạt động du lịch năm 2009, Phương hướng, nhiệm vụ 2011

26 Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch ( 2011), Báo cáo tổng kết hoạt động du lịch năm 2009, Phương hướng, nhiệm vụ 2012

27. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch ( 2012), Báo cáo tổng kết hoạt động du lịch năm 2009, Phương hướng, nhiệm vụ 2013

28. Trần Đức Thanh (2004), Nhập môn khoa học du lịch, NXB Đại học Quốc gia Hà nội.

29. Trần Ngọc Thêm (2008), Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB Giáo dục. 30. Trần Ngọc Thêm (1997), Tìm về bản sắc Văn hóa Việt Nam, Nxb

TP.HCM

31. Bùi Thanh Thủy, Một số vấn đề lý luận về du lịch văn hóa, Tạp chí Nghiên cứu văn hóa.

32. Trần Diễm Thúy (2010), Văn hóa du lịch, NXB văn hóa - thông tin. 33. Trần Thị Thu Thủy (2010),”Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa Bình

Định”.

34. Nguyễn Thị Thu Thủy (2012),”Nghiên cứu phát triển sản phẩm du lịch văn hóa tỉnh Nam Định”,Luận văn thạc sĩ du lịch, trường ĐH khoa học xã hội và nhân văn, ĐH quốc gia Hà Nội

35. Tổng cục du lịch (2009), Luật du lịch và các văn bản hướng dẫn thực hiện, Cục xuất bản Hà Nội.

36. Đào Duy Tuấn (2009), Lễ hội và vấn đề phát triển du lịch văn hóa ở Việt Nam, Tạp chí du lịch Việt Nam, số 3.

37. Nguyễn Minh Tuệ (2010), Địa lý du lịch Việt Nam, Nxb Giáo dục Việt Nam. 38. Trần Quốc Vượng (2008), Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB Giáo dục. 39, Bùi Thị Hải Yến (2006), Quy hoạch du lịch, NXB Giáo dục,.

40, Bùi thị Hải Yến (2005), Tuyến điểm du lịch Việt Nam, NXB Giáo dục. 41. Bùi Thị Hải Yến ( 2009), Tài nguyên du lịch Việt Nam, Nhà xuất bản giáo dục

- Một số trang web:

http://vanhoahatinh.gov.vn http://dulichhatinh.com.vn

PHỤ LỤC

1. Bản đồ du lịch Hà Tĩnh 2. Một số hình ảnh

Khu lưu niệm Tổng bí thư Trần Phú

Đền Chợ Củi (Huyện Nghi Xuân)

Bưởi Phúc Trạch Hà Tĩnh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh Hà Tĩnh Luận văn ThS. Du lịch (Trang 107)