3 Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch văn hoá

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh Hà Tĩnh Luận văn ThS. Du lịch (Trang 94)

7. Bố cục luận văn

3.2.3 Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch văn hoá

Phát triển nguồn nhân lực du lịch là những hoạt động nhằm tăng cường số lượng và nâng cao chất lượng, hiệu quả làm việc của lực lượng lao động trong ngành du lịch.

Có thể nói phát triển nguồn nhân lực du lịch vừa có tính cấp bách, vừa mang ý nghĩa chiến lược và cũng là vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng trong quá trình phát triển du lịch Việt Nam. Nguồn nhân lực du lịch là yếu tố đóng vai trò quan trọng tới hiệu quả hoạt động du lịch cũng như tạo cho du khách những ấn tượng tốt đẹp về văn hóa con người địa phương.

Để đáp ứng nhu cầu của sự phát triển và những đòi hỏi về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cần có kế hoạch đào tạo mới, đào tạo lại nhằm trang bị đầy đủ các kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ; vốn hiểu biết về lịch sử, văn hóa, tự nhiên, xã hội, kỹ năng giao tiếp ứng xử... cho đội ngũ cán bộ quản lý, nhân viên phục vụ, hướng dẫn viên và lực lượng lao động làm việc trong ngành du lịch. Cần coi đây là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục của cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch, doanh nghiệp và các tổ chức tham gia hoạt động du lịch. Bên cạnh đó từng bước hoàn thiện bộ máy lãnh đạo quản lý Khu di tích theo tiêu chí của Khu du lịch quốc gia, trong đó cần bổ sung cán bộ được đào tạo về lĩnh vực du lịch.

Tiếp tục phát huy kết quả đạt được trong tuyển chọn và đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ thuyết minh viên trong thời gian qua, đồng thời thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch định kỳ theo chương trình khung của Tổng cục Du lịch ban hành, nhất là về kỹ năng hướng dẫn du lịch để cấp giấy chứng nhận thuyết minh viên theo quy định của pháp luật.

Căn cứ vào quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết để xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực. Trước hết ngành phải tiến hành rà soát, thống kê, đánh giá và phân loại nguồn nhân lực du lịch hiện có. Phân loại các đối tượng cần đào tạo, bồi dưỡng thành các nhóm lớn:

+ Cán bộ quản lý nhà nước về du lịch địa phương

+ Đối tượng quản lý hoạt động kinh doanh ở các doanh nghiệp du lịch. + Nhân viên phục vụ trực tiếp tại các doanh nghiệp.

Dựa trên việc phân loại, tiến hành đào tạo, lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên, định kỳ để nâng cao trình độ chuyên môn, đáp ứng nhu cầu cho hoạt động quản lý, phục vụ trong du lịch.

Cần hình thành và tiến hành đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên, thuyết minh viên tại các điểm du lịch quan trọng của huyện.

Cũng dựa trên việc phân loại đó, tuỳ vào từng đối tượng cần có những chương trình đào tạo riêng, cũng như cách thức truyền đạt và đào tạo để đảm bảo chất lượng và kết quả đạt được.

Bên cạnh đó cần có những chính sách khuyến khích, ưu đãi đặc biệt để thu hút nhân tài về phục vụ cho ngành du lịch, cần có chính sách thoả đáng để thu hút đội ngũ cán bộ, các nhà khoa học, các nhà kinh tế giỏi khắp mọi miền đất nước về tham gia vào xây dựng ngành du lịch. Có chính sách khuyến khích, ưu tiên cán bộ là con em của địa phương về làm việc tại địa phương sau khi đã tốt nghiệp các trường đại học, trường nghiệp vụ chuyên ngành du lịch. Đồng thời, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ các cơ sở văn hóa thông tin tại các xã, thị trấn, tại các Ban quản lý di tích bằng cách cử cán bộ đi học thêm để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ du lịch. Hoặc hằng năm tổ chức cho cán bộ, viên chức, thuyết minh viên đi tham quan học tập kinh nghiệm mô hình tổ chức quản lý, điều hành hoạt động của các khu di tích ở trong nước và nước ngoài có điều kiện tương tự.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh Hà Tĩnh Luận văn ThS. Du lịch (Trang 94)