Doanh thu và thị trường khách du lịch

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh Hà Tĩnh Luận văn ThS. Du lịch (Trang 74)

7. Bố cục luận văn

2.2.5.Doanh thu và thị trường khách du lịch

* Doanh thu du lịch

Trong giai đoạn 2007 – 2012 doanh thu từ hoạt động du lịch đã tăng lên đáng kể với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 43,2%. Năm 2007 tổng thu thập từ du lịch mới chỉ có 95.35 tỷ đồng, thì năm 2010 đã tăng lên 234,19 tỷ đồng. Đặc biệt có sự tăng đột biến từ năm 2011 đến năm 2012. Tổng doanh thu năm

2012 đạt được là 403,121 triệu đồng, tăng 52% so với năm 2011 (265 tỷ đồng). Nộp ngân sách Nhà nước 40.312 triệu đồng. Năm 2012 có thể xem là năm tạo sự khởi sắc cho ngành du lịch tỉnh với hàng loạt sự kiện nổi bật như các sự kiện gắn với năm du lịch quốc gia 2012 với chủ đề “Du lịch di sản” (Lễ hội: “Cõi thiêng Đồng Lộc” ngày 1/9/2012 và lễ đón bằng Di tích quốc gia đặc biệt, kỷ niệm 247 năm ngày sinh đại thi hào Nguyễn Du vào ngày 15/12/2012); việc hệ thống cabin cáp treo Chùa Hương Tích được khánh thành và đi vào hoạt động đã tạo điều kiện thuận lợi thu hút thêm hàng chục nghìn du khách thập phương trong và ngoài nước đến với Hà Tĩnh…

Bảng 2.7. Cơ cấu thu nhập từ hoạt động du lịch Hà Tĩnh giai đoạn 2007 – 2012 Đơn vị : Tỷ đồng Năm Cơ cấu 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Dịch vụ lưu trú 48,63 61,26 79,47 116,86 127,17 192,48 Dịch vụ ăn uống 40,05 50,45 65,45 88,99 106,00 155,20 Dịch vụ lữ hành 1,91 2,40 3,12 9,37 11,13 25,23 Dịch vụ khác 4,77 6,01 7,79 18,97 20,69 30,21 Tổng thu nhập 95,35 120,12 155,83 234,19 265,00 403,12

Nguồn : Báo cáo tổng kết Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Tĩnh.

Nhìn vào bảng cơ cấu thu nhập từ hoạt động du lịch trên, ta nhận thấy cơ cấu chi tiêu của khách du lịch có sự chênh lệch lớn giữa dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống và dịch vụ lữ hành, dịch vụ khác. Khách du lịch cả quốc tế và nội địa đều chi tiêu nhiều cho dịch vụ lưu trú và ăn uống. Năm 2012 doanh thu từ dịch vụ lưu trú chiếm 47,7%, ăn uống chiếm 38,5%, trong khi đó doanh thu từ hoạt động lữ hành chỉ có 6,3% và các dịch vụ khác chiếm tỷ trọng 7,5%. Như vậy khách đến với Hà Tĩnh chi tiêu hơn 3/4 chi tiêu của mình cho

2 dịch vụ chính và ăn uống và lưu trú, 1/4 cho dịch vụ lữ hành và các dịch vụ bổ sung. Cơ cấu này là chưa hợp lý với các nước du lịch phát triển. Bên cạnh đó nó cũng phản ánh một điều các dịch vụ khác chưa thực sự hấp dẫn du khách khiến họ phải bỏ tiền của mình ra để chi trả (đặc biệt là dịch vụ lữ hành). Chính vì vậy, để tăng thêm thu nhập từ hoạt động này đòi hỏi những người làm du lịch phải quan tâm hơn nữa, tạo ra các sản phẩm, dịch vụ độc đáo hấp dẫn, phải đầu tư thêm nhiều công trình vui chơi giải trí , các cơ sở mua sắm đồ thủ công mỹ nghệ chất lượng cao...để kích thích tiêu dùng của du khách.

* Thị trường khách du lịch.

Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội và những tiềm năng du lịch văn hoá nói riêng, thời gian qua du lịch tỉnh Hà Tĩnh đã có những bước tăng trưởng khá nhanh về lượng khách du lịch. Lượng khách tăng đồng đều từ năm 2007 đến năm 2009, và có sự tăng nhanh hơn từ năm 2010 – 2012. Nếu năm 2007 lượng khách du lịch đến địa bàn tỉnh chỉ đạt 245.465 lượt khách thì năm 2012 con số đã tăng lên 923.004 lượt (tăng gấp 4 lần), duy trì mức tăng trưởng bình quân trên 30%/năm. Đây là mức tăng trưởng cao so với bình quân cả nước.

Năm 2010 du lịch Hà Tĩnh đã thu hút 571.296 lượt khách tăng 9% so với kế hoạch năm và tăng đến 34% so với năm 2009. Trong đó, khách quốc tế đạt 9.750 lượt và khách nội địa là 561.546 lượt người.

Năm 2012 tổng lượt khách du lịch toàn ngành đạt 293.004 lượt người tăng 27,9% so với năm 2011 và tăng 22,38% so với chỉ tiêu năm 2012, trong đó khách quốc tế đạt 15.388 lượt người tăng 29,86% so năm 2011; khách nội địa đạt 907.616 lượt khách, tăng 27,92% so với năm 2011.

Bảng 2.8. Diễn biến lƣợng khách du lịch đến Hà Tĩnh từ 2007 - 2012

Năm Lƣợt

khách

Trong đó

Khách quốc tế Khách nội địa

2007 245.465 7.708 3,1% 237.757 96,9% 2008 330.650 11.638 3,5% 319.012 96,5% 2009 424.757 8.000 1,9% 416.757 98,1% 2010 571.296 9.750 1,7% 561.546 98,3% 2011 721.380 11.849 1,6% 709.531 98,4% 2012 923.004 15.388 1,7% 907.616 98,3% Tăng TB 30,3 % 18,5% 30,7%

Nguồn : Báo cáo tổng kết Sở Văn hóa Thể thao & Du lịch Hà Tĩnh + Khách nội địa:

Khách du lịch nội địa đến Hà Tĩnh rất đa dạng thuộc nhiều lứa tuổi, nhiều thành phần nghề nghiệp khác nhau, đến từ nhiều địa phương khác nhau, chủ yếu vẫn là từ các trung tâm lớn như Hà Nội chiếm khoảng 30%, các tỉnh, thành phố lân cận chiếm 50%, thành phố Hồ Chí Minh 10%. Nhưng đối tượng thị trường chính là khách du lịch lễ hội - tín ngưỡng tham quan các đền chùa (đền Củi, chùa Hương tích…) tham quan thắng cảnh, các di tích lịch sử cách mạng (Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc, khu lưu niệm Nguyễn Du…) chiếm 39%; khách du lịch tắm biển chiếm 25%; khách du lịch công vụ kết hợp chiếm 29% ; ngoài ra còn khách du lịch sinh thái; khách đi tour trên tuyến du lịch Bắc-Nam, khách du lịch cuối tuần.

Khách du lịch lễ hội - tín ngưỡng: Đối tượng chính của loại hình du lịch này là những người lớn tuổi, những người buôn bán kinh doanh đến từ khắp nơi trên cả nước. Các địa bàn chủ yếu thu hút khách du lịch loại này tập trung ở các nơi có đền chùa, miếu mạo như Chùa Hương Tích (hàng năm thu hút hàng chục vạn khách đến từ mọi miền đất nước), Đền Lê Khôi, Đền bà Bích Châu v.v...

Khách du lịch tham quan thắng cảnh, các di tích lịch sử cách mạng: Đối tượng khách du lịch này thuộc nhiều lứa tuổi, đến từ khắp mọi miền đất nước. Các điểm đón nhiều khách du lịch nội địa với mục đích này là Khu lưu niệm Nguyễn Du, Ngã Ba Đồng Lộc, Ngã Ba Nghèn, Cửa khẩu Cầu Treo, Suối nước Sốt, hồ Kẻ Gỗ, Đèo Ngang v.v...

+ Khách quốc tế:

Theo diễn biến lượng khách quốc tế đến với tỉnh từ 2007 – 2012 cho thấy: lượng khách quốc tế chỉ chiếm trên dưới 2% vơi tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt mức 18,5%/năm. Đây là tỷ lệ quá thấp và chưa tương xứng với tiềm năng du lịch của tỉnh.

Đối với du lịch Hà Tĩnh các thị trường mục tiêu được xác định là Thị trường ASEAN, đặc biệt là Thái Lan và Lào thông qua cửa khẩu Cầu Treo với mục đích tham quan, nghỉ biển là chủ yếu. Ngoài ra cũng thị trường Tây Âu, thị trường Đông á - Thái Bình Dương; thị trường Bắc Mỹ nhưng chiếm một tỷ trọng nhỏ. Hà Tĩnh với lợi thế nằm gần khu vực Đông Bắc Thái Lan và Lào - là khu vực rất xa biển, do vậy nhu cầu đi du lịch tham quan biển và tắm biển của người dân ở khu vực này là rất lớn. Mặt khác Hà Tĩnh có cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, hàng năm số lượng khách xuất - nhập cảnh qua đây rất lớn và ngày một gia tăng. Đây là cơ hội rất thuận lợi để du lịch Hà Tĩnh nắm bắt và khai thác tốt hai thị trường du lịch đầy tiềm năng này. Theo thống kê của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Tĩnh thì thị trường khách du lịch Lào luôn chiếm tỷ trọng trên 40%, thị trường Thái Lan chiếm khoảng 30%, khách Trung Quốc – Đài Loan chiếm khoảng 20%, Châu Âu và các thị trường khác không đáng kể. Số ngày lưu trú đạt 1,5 ngày. Mức chi tiêu bình quân của khách du lịch quốc đến Hà Tĩnh từ 40 – 60 USD, mức chi tiêu này đạt xấp xỉ trung bình cả nước là 76 USD

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh Hà Tĩnh Luận văn ThS. Du lịch (Trang 74)