Kinh nghiệm phát triển du lịch văn hoá trên thế giới

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh Hà Tĩnh Luận văn ThS. Du lịch (Trang 25)

7. Bố cục luận văn

1.2.1.Kinh nghiệm phát triển du lịch văn hoá trên thế giới

Phát triển du lịch văn hoá Nepal

Ngày trước, chỉ có những nhà leo núi chuyên nghiệp mới có thể đặt chân đến dãy núi Himalaya. Vùng đất này hiện đang thu hút rát nhiều du khách bởi sự hấp dẫn của Đạo Phật đối với Phương Tây. Họ được thăm các khu di tích tôn giáo, tìm hiểu lối sống cộng đồng cư dân Himalaya và tham dự lễ hội. ở mỗi khu vực phục vụ du lịch, chính quyền Himalaya bố trí ở đó tổ

chức hành chính thích đáng và hợp lý, đã tính đến sức chứa du khách khi tiến hành lễ hội và các nghi lễ tôn giáo. ấn độ đã cho phép du khách vào một số nơi thuộc khu vực Arunachal Pradesh và một số vùng mới của Himachal Pradesh. Nepal mở của biên giới Tây Bắc cho khách vào Tây Tạng. Nhằm phát triển du lịch văn hoá, Butan cho phép khu vực tư nhân tham gia nhiều hơn vào hoạt động kinh doanh du lịch văn hoá nhưng họ duy trì sự kiểm soát chặt chẽ về mọi mặt.

Cuộc sống và tập tục trong các tu viện ở Himalaya – “mái nhà của thế giới” thật sự quyến rũ người đi du lịch văn hoá. Để phát triển du lịch lưu trú dài ngày ở đây, nhiều sân bay địa phương được mở và cải thiện dịch vụ hàng không nội địa. Đường sá được nâng cấp giúp cho du khách tới thư viện và các khu di tích tôn giáo vùng hẻo lánh trở nên thuận tiện, gần gũi hơn. Với sự tiếp sức của quảng cáo thương mại, phim tài liệu truyền hình và một số phương tiện truyền thông, nguyện vọng được tham gia lễ hội hoá trang và tham quan tu viện ngày càng tăng. Khách có khả năng chi trả cao muốn thăm Khambu hay Mustang sát Himalaya của Nepal có thể giảm thời gian di chuyển may bay lên thẳng. Lễ hội Tenchi ở tu viện Lo Mantang(Nepal) và những lễ hội khác thường có một ngày các thầy tu đeo mặt nạ và nhảy múa theo nghi lễ trong sân tu viện. Nội dung này rất độc đáo về văn hoá nên các công ty du lịch lập chương trình cho du lịch văn hoá dài ngày trùng với những lễ hội này. Tu viện không cấm du khách chụp ảnh. Khách du lịch mua vé hoặc có thể liên lạc đặt chỗ trước trong tu viện. Những pho tượng nhỏ và những tranh lụa tôn giáo Thankas được làm rất đẹp, trở thành một sản phẩm du lịch văn hoá được ưa chuộng khi du khách tới nơi này.

Sự phồn thịnh của du lịch góp phần hồi sinh tôn giáo. Tu viện Tyangboche ở khu vực Solu của người Sherpa (Nepal) có 40 tu sĩ thụ đạo đã trở thành một điểm đến du lịch quan trọng. Cách đay chừng 40 năm, tu viện

bị bỏ hoang và bị lửa thiêu vào năm 1988 khi các tu sĩ thoát ly để làm việc trong ngành du lịch lữ hành. Tu viện đã phục hồi trở lại lễ hội có mang mặt nạ, mang lại khoản thu nhập đáng kể để phát triển các hoạt động tôn giáo và văn hoá. Một toà nhà đón tiếp du khách được sưởi ấm bằng năng lượng mặt trời và bãi đậu cho máy bay lên thẳng đã được xây dựng. Lệ phí vào thăm tu viện dùng để đổi mới và tu bổ cho trang phục, mặt nạ, đào tạo tu sĩ và in những cuốn sách nhỏ về lễ hội,mô tả nghi thức tôn giáo, hướng dẫn các quy tắc ứng xử về đi, đứng, chụp ảnh,... [3, tr 22]

Phát triển du lịch văn hoá tại Bali

Trong thập kỷ 60 của thế kỷ XX, Bali (Inđônêxia) không có một khách du lịch nào. Ông Jawaharlal Nehru, Thủ tướng đầu tiên của Ấn Độ độc lập gọi Bali là “ bình minh của thế giới” . Vốn Inđônêxia không thiện cảm với du khách nước ngoài. Nó chỉ trở thành địa chỉ du lịch quốc tế quan trọng khi những khách sạn lớn được xây dựng, các công ty hàng không mở các chuyến bay đều đặn. Danh tiếng của hòn đảo này dần dần lan rộng tới quảng đại quần chúng bởi Bali đã góp phần quan trọng vào cách mạng xanh thành công ở Inđonêxia, đưa sản lượng nông nghiệp tăng gấp đôi. Bali đặc biệt được ca ngợi trong công nghiệp may mặc. Ngành hoạt động này thu hút du khách bốn phương với thương hiệu “may cắt tại Bali”. Các băng hình được sản xuất tại Hollywood quảng bá rộng rãi hòn đảo này. Tiến bộ không nhất thiết làm tổn hại văn hoá. Bali là một ví dụ về việc làm du lịch văn hoá tốt. Du lịch văn hoá đem đến những thành quả tích cực cho Bali. Đầu tiên, nghệ thuật biểu diễn truyền thống được thức tỉnh. Thực tế là có ít sản phẩm nghệ thuật chất lượng bán ngoài thị trường nhưng Bali coi đấy là nền tảng rộng rãi để sản xuất với quy mô hạn chế hơn những tác phẩm nghệ thuật tinh xảo, chất lượng cao. Các nghệ sĩ múa khi xưa biểu diễn cho quý tộc cung đình, nay không còn không gian ấy nữa, mà thay thế bằng sân khâu tại các khách sạn. Nhưng quan trọng

nhất là họ được hát, được nhảy múa, được làm nghề. Nhu cầu cao của du khách nước ngoài muốn chiêm ngưỡng nghệ thuật truyền thống của họ đã giúp họ có điều kiện phục hồi nghệ thuật truyền thống.

Bali có một số cẩm nang hướng dẫn du lịch đạt mức độ xuất sắc. Sách không chi liệt kê đơn thuần các khách sạn, quán ăn và những lời khuyên thực hành mà đem đến cho du khách đầy đủ thông tin về múa, nhạc, lễ hội, kiến trúc, ẩm thực, phong tục địa phương,...một cách chắt lọc, đầy đủ và giúp họ kỹ năng hoà nhập nhanh với dân cư địa phương. Họ đầu tư kinh phí và năng lực trí tuệ vào soạn thảo các cuốn sách hướng dẫn du lịch này và cho rằng, một cuốn sách hướng dẫn du lịch phải chứa đựng nhiều điều hơn một cuốn sổ tay chỉ dẫn các điều thực tế cần làm. Sách hướng dẫn cụ thể về tôn giáo địa phương cho khách du lịch để giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra do va đập văn hoá, tầm quan trọng của tục hành hương, phong cách sống của các tu viện. Bali thành công về du lịch văn hoá có rất nhiều nguyên nhân, trong đó có lý do đã cho ra đời cẩm nang du lịch văn hoá chuyên nghiệp, giúp du khách tiết kiệm tiền bạc, tránh được sự lúng túng, tai nạn và rủi ro, làm cho chuyến đi của họ an toàn và phong phú. Sách hướng dẫn du lịch dạy du khách biết cách gắn bó du lịch và văn hoa lại với nhau một cách hài hoà tại Bali. [3,tr 30]

Bảo tồn các giá trị văn hoá truyền thống của Malaysia

Malaysia là đất nước giàu tiềm năng du lịch với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, các giá trị văn hoá dân tộc đặc sắc hấp dẫn. Tất cả các yếu tố trên tạo thành một điểm độc đáo trong các sản phẩm du lịch của Malaysia.

Trong những năm gần đây, Chính phủ Malaysia đã đầu tư rất nhiều cho việc bảo tồn các khu rừng nguyên sinh, các khu bảo tồn quốc gia nhằm duy trì một môi trường trong lành và tính hấp dẫn cho các sản phẩm du lịch sinh thái của đất nước mình. Mặc dù vậy, bán đảo còn có một giá trị hấp dẫn khác đối với mỗi du khách đến thăm, đây là nơi quy tụ của hầu hết các nền văn hoá nổi

tiếng trên thế giới. Lịch sử đất nước đã ghi nhận sự tồn tại của các nền văn hoá của các quốc gia đã từng xâm chiếm quốc gia này như Bồ Đào Nha, Anh, Hà Lan, Chiêm Thành, Thái Lan, Nhật Bản và văn hoá Malay bản địa. Tất cả các dân tộc trên đều đã lưu lại các dấu ấn văn hoá để hình thành nên nền văn hoá của Malaysia ngày này. Các giá trị văn hoá bản địa kết hợp với các giá trị văn hoá ngoại lai đã được nội địa hoá, tạo thành một sản phẩm du lịch độc đáo khác của Malaysia – du lịch văn hoá bản địa.

Với những lợi thế nói trên, Bộ Văn Hoá, Nghệ thuật và Du Lịch của Malaysia đã xác định mục tiêu phát triển chủ đạo của ngành du lịch là hướng tới mục tiêu phát triển bền vững trên cơ sở bảo tồn các nguồn gen quý hiếm, duy trì đa dạng sinh học và phát huy bản sắc văn hoá Malaysia truyền thống nhưng không phủ nhận sự pha trộn của các dòng văn hoá ngoại lai nhằm tạo ra các sản phẩm du lịch bền vững độc đáo.

Người dân Malaysia có truyền thống mến khách, ưa thích giao du kết bạn với mọi người và sẵn lòng mời bạn bè, du khách bốn phương về nghỉ tại nhà của mình. Bên cạnh đó, đối với du khách thì các khu nhà truyền thống của thổ dân Malay luôn luôn là yếu tố thu hút, hấp dẫn họ. Chính vì vậy, chương trình du lịch nghỉ tại nhà dân khu làng Desa Murni, ngoại ô Kualar Lumpur được xây dựng như một phần trong hành trình du lịch trên đất nước Malaysia.

Bắt đầu từ năm 1988, chương trình du lịch này được Bộ Văn hoá – Nghệ thuật và Du lịch phê duyệt và tiến hành tại 5 làng: Desa Murni Sanggang, Desa Murni Sonsang, Desa Murni Kerdau, Desa Murni Ketam và Desa Murni Perangap. Chỉ với 90 phút đi ô tô từ trung tâm Kuala Lumpur là du khách có thể tiếp cận được với khu làng này. Mục đích chính của chương trình du lịch nghỉ tạo nhà dân nhằm giúp cho du khách co điều kiện được tiếp xúc, trao đổi và trực tiếp tham gia vào đời sống sinh hoạt của cộng đồng

người Malaysia bản địa và nhằm tạo điều kiện duy trì và phát huy bản sắc văn hoá truyền thống của người dân Malaysia cũng như góp phần nâng cao mức sống cho người dân địa phương.

Trong năm đầu tiên, dự án nghỉ tại nhà dân tại 5 làng này chỉ thu hút được 10 người khách, tuy nhiên chỉ 10 năm sau số lượng các gia đình trực tiếp tham gia đón khách đã tăng lên hơn 100 gia đình đón tiếp một năm khoảng 3.000 đến 4000 khách. Ban đầu, cơ cấu khách đến khu vực này chủ yếu là người Nhật – những người đã có thời gian dài đô hộ tại mảnh đất này, ngày nay số lượng du khách đến từ Châu Âu, Châu Úc, Châu Mỹ cũng bắt đàu tăng dần.

Khách du lịch tham gia vào chương trình du lịch nghỉ tại nhà dân được người dân bản địa đón tiếp nồng hậu, được mọi người trong khu làng coi như thành viên trong gia đình và trực tiếp tham gia vào các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của người dân. Du khách có thể được tham gia trực tiếp vào lễ cưới cổ truyền của người bản xứ trong vai trò của người làm chứng hoặc chủ hôn, tham gia vào các chương trình dã ngoại ngoài trời như câu cá, cắm trại...của học sinh phổ thông, tham gia vào các trò chơi cổ truyền của người bản xứ, hoặc tham gia vào chế biến món ăn cho các thành viên trong gia đình.

Chương trình đón khách du lịch về nghỉ tại nhà dân tại khu làng Desa Murni được xây dựng đã góp phần quan trọng trong việc bảo tồn các giá trị văn hoá truyền thống của Malaysia phục vụ mục tiêu phát triển bền vững. Theo lời nhận xét của Bộ trưởng Bộ Văn hoá – Nghệ thuật và Du lịch Malaysia Dato‟ Sabbaruddin Chik: “Sự thành công bước đàu của dự án Desa Murni đã đem lại các cơ hội phát triển mới cho nền công nghiệp du lịch của Malaysia cũng như lợi ích cho công cộng địa phương, là nền tảng quan trọng cho việc xây dựng các mô hình tương tự tại các làng quê trên toàn lãnh thổ Malaysia”. [34, tr 25]

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh Hà Tĩnh Luận văn ThS. Du lịch (Trang 25)