Nguồn nhân lực du lịch

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh Hà Tĩnh Luận văn ThS. Du lịch (Trang 63)

7. Bố cục luận văn

2.2.2. Nguồn nhân lực du lịch

Số lượng nguồn nhân lực và cơ cấu đào tạo nguồn nhân lực trong du lịch có ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng dịch vụ du lịch và chất lượng sản phẩm du lịch. Nguồn nhân lực trong du lịch bao gồm nguồn nhân lực trực tiếp và nguồn nhân lực gián tiếp. Nguồn nhân lực trực tiếp là những nhân lực làm trong các công ty lữ hành, khách sạn, nhà hàng và các cơ sở dịch vụ khác. Nguồn nhân lực gián tiếp tham gia vào các hoạt động có liên quan đến hoạt động du lịch.

Lực lượng lao động trong ngành du lịch phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng. Năm 2007, cả tỉnh có khoảng 1.571 lao động trong ngành du lịch. Trong đó, lao động có trình độ đại học 9.3 %, trình độ cao đẳng chiếm 10,4%, trung cấp chiếm 25.5%, sơ cấp chiếm 24.6% và lao động phổ thông chưa qua đào tạo nghiệp vụ du lịch chiếm 30,2%. Ngoài ra, du lịch đã tạo ra gần 3.200 lao động gián tiếp phục vụ ngành du lịch.

Đến năm 2012, toàn tỉnh có 2987 lao động trong ngành du lịch. Trong đó, lao động có trình độ đại học và trên đại học chiếm 15,5 %, trình độ cao đẳng chiếm 17.5%, trung cấp chiếm 29,4%, sơ cấp chiếm 23.4% và lao động phổ thông chưa qua đào tạo nghiệp vụ du lịch chiếm 14.7%. Mặc dù lao động có trình độ trung cấp và sơ cấp vẫn chiếm số lượng lớn. Song nếu so sánh với hiện trạng lao động năm 2007, ta có thể thấy lao động có trình độ đại học và trên đại học đã tăng lên đáng kể. Bên cạnh đó lao động chưa qua đào tạo lại giảm đi khá nhiều từ 30,2% năm 2007 còn 14,7% năm 2012. Đây cũng là một dấu hiệu đáng mừng thể hiện nỗ lực của tỉnh trong việc đào tạo, nâng cao hơn nữa chất lượng nguồn nhân lực.

Bảng 2.5. Hiện trạng lao động du lich Hà Tĩnh giai đoạn 2007 – 2012 TT Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 2012

Tổng số 1.571 1.804 1.949 2.207 2.791 2.987

1. Phân theo trình độ đào tạo

- Trình độ trên đại học 03 04 07 10 11

- Trình độ đại học 147 162 179 195 224 450

- Trình độ cao đẳng 163 171 192 210 256 502

- Trình độ trung cấp 400 507 520 550 586 880

- Trình độ sơ cấp 386 415 445 480 520 700

- Chưa qua đào tạo 475 546 609 765 865 444

Tổng số 1.571 1.804 1.949 2.207 2.791 2.987

2. Phân theo loại hình

- LĐ trong cơ quan QLNN và

đơn vị sự nghiệp du lịch 139 146 152 160 180 195

- Lao động trực tiếp làm DL 1.432 1.658 1.797 2.047 2.611 2.792

Tại một số điểm, khu du lịch tiêu biểu chẳng hạn như: Khu lưu niệm Nguyễn Du đa số lao động đều đã tốt nghiệp đại học, được đào tạo đúng chuyên ngành du lịch (có 6 người đã được đào tạo qua bậc đại học chuyên ngành du lịch). Hiện nay bộ máy tổ chức trong Ban quản lý di tích Nguyễn Du gồm 2 tổ: tổ chuyên môn và tổ hành chính. Tổ chuyên môn gồm 12 người và tổ hành chính gồm 4 người. Nguồn lao động này được phân bổ làm việc ở các vị trí, nhiệm vụ khác nhau như: 1 trưởng ban, 1 phó ban, 7 bảo tàng viên, 1 biên tập viên, 1 quay phim, 1 thư viện viên, 1 kỹ sư công nghệ thông tin, 1 bảo vệ, 1 nhân viên phục vụ, 1 nhân viên kế toán.

Tuy nhiên hầu hết cán bộ nhận về mới tốt nghiệp ra trường, kinh nghiệm còn non nên vừa công tác lại vừa đào tạo để đáp ứng yêu cầu công việc. Vấn đề khó khăn và hạn chế nhất ở đây là về trình độ ngoại ngữ và vốn hiểu biết chữ Hán Nôm. Cho nên việc xác minh, giới thiệu hiện vật và thuyết minh cho du khách gặp nhiều trở ngại. Một số trang thiết bị, phương tiện làm việc cho đội ngũ hướng dẫn viên còn thiếu. Đây cũng chính là những hạn chế tại các điểm di tích lịch sử văn hoá khác trên địa bàn như tại Khu lưu niệm cố Tổng bí thư Hà Huy Tập, khu di tích Tổng bí thư Trần Phú.

Còn riêng với các điểm di tích đình, đền chùa khác như đền Củi thì chưa có một thuyết minh viên nào. Du khách đến chỉ là do người thân, bạn bè, đồng nghiệp kể chuyện, giới thiệu hay sự tò mò của bản thân đi khám phá, tìm hiểu những điểm di tích tâm linh nổi tiếng là tìm đến. Nhưng thật sự phải khẳng định rằng rất nhiều du khách đến tham quan cũng chưa chắc đã hiểu hết về Đền Củi mà chỉ biết rằng đền này rất linh thiêng. Chính vấn đề đội ngũ thuyết minh viên tại điểm không có là nguyên nhân làm giảm đi nét văn hóa tâm linh huyền thoại mà Đền Củi đã có từ lâu đời.

Bên cạnh đó còn bởi sự thiếu và yếu đối với cán bộ quản lý nhà nước về du lịch. Trong đó hạn chế lớn nhất là về nhận thức hiểu biết về du lịch

trong sự phát triển kinh tế. Từ đó dẫn đến việc quản lý gặp nhiều bất cập. Không những vậy, tại các điểm, khu di tích lịch sử văn hóa, đội ngũ cán bộ quản lý nhìn chung trình độ chuyên môn còn nhiều hạn chế, số người có đào tạo qua chuyên ngành du lịch ít, phần lớn là trình độ trung cấp hoặc trái ngành nghề. Điều này ảnh hưởng đến năng lực quản lý điểm du lịch khiến hoạt động du lịch trở nên hết sức thụ động.

Việc cần thiết là phải đào tạo đội ngũ lao động hoạt động trực tiếp trong ngành du lịch và đào tạo nghiệp vụ kinh doanh du lịch, dịch vụ cho cả những người dân địa phương nơi có các di tích. Du lịch Tỉnh cần phải nổ lực không chỉ về chuyên môn nghiệp vụ mà còn về thái độ phục vụ cũng như văn hóa trong kinh doanh du lịch nhằm tạo nên sản phẩm du lịch văn hóa chất lượng cao thu hút khách du lịch và hướng tới phát triển du lịch văn hóa Hà Tĩnh. Ngoài ra cần phải phối hợp với các cơ sở đào tạo, các doanh nghiệp và hiệp hội du lịch nhằm bồi dưỡng nâng cao đào tạo nâng cao tay nghề, kiến thức chuyên môn nghiệp vụ. Tuyên truyền nâng cao ý thức của người lao động trong công việc, đề cao văn hóa trong kinh doanh du lịch cũng như văn hóa ứng xử trong kinh doanh với môi trường tự nhiên, môi trường nhân văn. Có nhhư vậy, mới có thể nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch và phát triển bền vững được.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh Hà Tĩnh Luận văn ThS. Du lịch (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)