Nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch văn hoá, xây dựng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh Hà Tĩnh Luận văn ThS. Du lịch (Trang 96)

7. Bố cục luận văn

3.2.4.Nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch văn hoá, xây dựng

những sản phầm du lịch văn hoá đặc thù.

* Nâng cao chất lượng hoạt động tham quan hướng dẫn du lịch văn hoá

Tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm tham quan, nghiên cứu, học tập tại các điểm du lịch trên cơ sở bổ sung và hoàn thiện nội dung trưng bày các hiện vật, đưa bảo tàng, nhà chiếu phim tư liệu về Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Hà Huy Tập, Trần Phú hay các sản phẩm du lịch đặc trưng, những cuốn sách viết về đền Củi, đền bà Bích Châu... vào chương trình tham quan của du khách, để vừa tạo ra sự phong phú về nội dung, vừa kéo dài thời gian và giãn áp lực quá tải về lượng khách tại từng điểm tham quan của các di tích, nhất là vào các dịp cao điểm như kỉ niệm năm sinh, các ngày lễ, tết,…

Phát huy những kết quả đạt được, cần đổi mới và linh hoạt hơn nữa trong công tác thuyết minh, hướng dẫn theo hướng: nội dung giới thiệu phải phù hợp với từng đối tượng khách, bảo đảm vừa ngắn gọn, truyền cảm, hấp dẫn, vừa khuyến khích được sự tham gia trao đổi, đối thoại của khách du lịch tạo ra sự sôi nổi, hứng khởi trong chương trình tham quan.

Định kỳ tổ chức các hoạt động giao lưu có sự tham gia của khách du lịch như: thi đố vui về tìm hiểu tiểu sử cuộc đời, sự nghiệp của các danh nhân (Nguyễn Du, nhà cách mạng Trần Phú…); thi hát những làn điệu Ca trù, hát ví dặm... tại không gian nhà thưởng thức biểu diễn tại các khu di tích.

Tăng cường tổ chức các sự kiện tại Ngã ba Đồng Lộc, khu di tích Nguyễn Du như Lễ vinh danh, trao giải thưởng cho học sinh, sinh viên, thanh niên đạt kết quả cao trong học tập, công tác; các hội thảo, buổi nói chuyện, diễn thuyết về đề tài Bác Hồ…

* Đổi mới công tác tổ chức tham quan

Bổ sung và hoàn thiện quy trình hướng dẫn tham quan trong toàn bộ các khu di tích cũng như tại từng điểm một cách thống nhất, tránh trùng lặp, từ khâu đón tiếp, đăng ký đến hướng dẫn giới thiệu tham quan, tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, vui chơi giải trí, mua sắm,... Kịp thời bổ sung nội dung và quy trình tham quan đối với các di tích mới được bảo tồn, trùng tu vào phục vụ khách du lịch.

Đa dạng hóa hình thức cung cấp thông tin về các quy trình tham quan cho khách du lịch như: lắp đặt bảng chỉ dẫn tại khu vực đón tiếp, bãi đỗ xe, thông tin trên các trang điện tử (nếu có) và gửi cho các đơn vị lữ hành thường xuyên có nguồn khách đến tham quan khu di tích.

Tăng cường lực lượng trực hướng dẫn hoạt động tâm linh (dâng hoa, dâng hương) tại Nhà tưởng niệm Nguyễn Du, Trần Phú, Hà Huy Tập, Đền Chợ Củi,... để đảm bảo an toàn. Bổ sung các biển báo, biển chỉ dẫn trong khu vực di tích giúp cho khách du lịch dễ nhận biết.

Đặt hộp thư góp ý ở nơi thuận tiện để thu thập ý kiến tham gia đóng góp của du khách về công tác tổ chức quản lý, chất lượng các sản phẩm, dịch vụ và thái độ phục vụ của CBCNV…để có biện pháp củng cố, chấn chỉnh kịp thời.

* Phát triển sản phẩm du lịch

Để du lịch Hà Tĩnh có sức thu hút khách, việc nâng cao chất lượng và phát triển sản phẩm du lịch mới có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, trước hết là nâng cao tính hấp dẫn của các tuyến du lịch, sau đó là dịch vụ tại các điểm du lịch như lưu trú, ăn uống, dịch vụ bổ sung, an ninh, vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh công cộng…

Có thể xây dựng những tuyến du lịch sau đây:

Tuyến nội tỉnh

- Tuyến 1: TP Hà Tĩnh (Võ Miếu, Khu lưu niệm Bác Hồ thăm Hà Tĩnh) → Can Lộc (Ngã ba Đồng Lộc, Chùa Hương Tích, Chùa Chân Tiên) → Hồng Lĩnh (Chùa Thiên Tượng, Suối Tiên, Hồ Thiên Tượng) → Nghi Xuân (Đền Củi, Đình Hội Thống, Khu lưu niệm Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Bãi biển Xuân Thành)

Trong Tuyến 1 này chú ý ngoài dịch vụ tham quan các di tích cần có các dịch vụ như du thuyền, ngắm cảnh trên hồ Thiên Tượng, xem biểu diễn Ca Trù, nghe hát phường vải ở Khu lưu niệm Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ. - Tuyến 2: TP Hà Tĩnh (Võ Miếu, Khu lưu niệm Bác Hồ thăm Hà Tĩnh) → Cẩm Xuyên (Kẻ Gỗ, Khu lưu niệm Hà Huy Tập, Thiên Cầm) → Kỳ Anh (Đền bà Bích Châu, Cảng Vũng Áng, Hoành Sơn Quan, biển Đèo Con)

Trong Tuyến 2 này ngoài việc tham quan, tìm hiểu, cần có thêm các dịch vụ du thuyền như ở Hồ Kẻ Gỗ, phát triển du lịch sinh thái tại đây.

- Tuyến 3: TP Hà Tĩnh (Võ Miếu, Khu lưu niệm Bác Hồ thăm Hà Tĩnh) → Hồng Lĩnh (Chùa Thiên Tượng, Suối Tiên, Hồ Thiên Tượng) → Đức Thọ

(Làng mộc Thái Yên, Khu lưu niệm Trần Phú) → Hương Sơn (Khu Hải Thượng Lãn Ông, nước khoáng Sơn Kim, Cầu Treo)

- Tuyến 4: TP Hà Tĩnh (Võ Miếu, Khu lưu niệm Bác Hồ thăm Hà Tĩnh) → Hương Khê, Vũ Quang (Vườn Quốc gia Vũ Quang, Thác Vũ Môn, Rào Rồng, Khu tưởng niệm Vua Hàm Nghi)

- Tuyến 5: Du thuyền Sông La (từ Nghi Xuân, sông Lam, sông La, sông Ngàn Sâu, Ngàn Phố).

Tuyến 5 này, ngoài ngắm cảnh du thuyền chú ý thêm các dịch vụ như ăn cơm hến, bánh đa, nghe hát dân ca, ví dặm. Tuyến này, nếu tổ chức tốt có thể ví như tuyến du thuyền trên sông Ly Giang (Quế Lâm - Trung Quốc)

Tuyến liên tỉnh

- Tuyến 1: TP Hà Tĩnh → Nghệ An → Thanh Hóa → Ninh Bình → Hà Nội - Tuyến 2: TP Hà Tĩnh → Quảng Bình → Quảng Trị → Huế → Đà Nẵng → Quảng Nam → TP Hồ Chí Minh.

Tuyến Quốc tế

Các tuyến này chủ yếu đón khách Thái Lan, Lào vào Việt Nam và ngược lại khách (Việt Nam) Hà Tĩnh đi Lào, Thái Lan.

- Tuyến 1: TP Hà Tĩnh → Phong Nha Kẻ Bàng → Chalo → Lào → Thái Lan.

- Tuyến 2: Thành phố Hà Tĩnh → Cầu Treo → Viêng Chăn → Thái Lan. * Đầu tư phát triển các dịch vụ phục vụ khách:

- Tổ chức sắp xếp lại và đầu tư phát triển hệ thống dịch vụ tại các điểm di tích, đền, chùa.

Chẳng hạn tại khu di tích Nguyễn Du, Ngã ba Đồng Lộc: Cần xem xét đầu tư xây dựng các quầy ốt kinh doanh dịch vụ bán hàng lưu niệm, giải khát quanh bãi đỗ xe với kết cấu mái dốc lợp tranh theo hình thức kiến trúc dân gian Miền Trung, không nên sử dụng kiểu khung thép mái tôn như hiện tại; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

bổ sung thêm nhà chiếu phim, nhà biểu diễn nghệ thuật truyền thống (ca trù..) với kiến trúc phù hợp với không gian chung của di tích; xem xét xây dựng các quầy bán hàng lưu niệm kết hợp phục vụ giải khát và các đặc sản Hà Tĩnh…theo kiểu kiến trúc mái tranh vách tre, chõng tre truyền thống dọc tuyến tham quan trong khu vực di tích và các hộ láng giềng để tạo nét văn hóa độc đáo, đặc sắc; có phương án mở rộng nhà vệ sinh công cộng tại bãi đỗ xe đủ khả năng phục vụ khách trong các dịp cao điểm.

- Quy hoạch địa điểm để thu hút các cơ sở sản xuất hàng thủ công, các làng nghề trong tỉnh tham gia tổ chức hoạt động trình diễn và bán sản phẩm lưu niệm cho khách du lịch tại Khu di tích như vẽ tranh, thư pháp, đồ mộc, nước mắm…

- Từng bước thu hút kêu gọi đầu tư phát triển các dịch vụ lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí xung quanh các điểm di tích. Trước mắt có thể khuyến khích đầu tư xây dựng một vài mô hình nhà hàng ăn uống với kiến trúc dân dã theo kiểu chợ quê với các món ăn đặc sản của địa phương và trong vùng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh Hà Tĩnh Luận văn ThS. Du lịch (Trang 96)