Đánh giá chung hoạt động du lịch văn hoá tại Hà Tĩnh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh Hà Tĩnh Luận văn ThS. Du lịch (Trang 80)

7. Bố cục luận văn

2.3.Đánh giá chung hoạt động du lịch văn hoá tại Hà Tĩnh

2.3.1.Những kết quả đạt được

Nhận thấy rõ được tầm quan trọng của việc phát triển ngành du lịch đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, những năm gần đây du lịch Hà Tĩnh đã nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của UBNN tỉnh, các ban ngành các cấp. Với thế mạnh về tiềm năng du lịch nói chung và du lịch văn hoá nói riêng, thời gian qua hoạt dộng du lịch trên địa bàn Hà Tĩnh đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể.

- Lượng khách du lịch đến với tỉnh tăng trưởng nhanh trong giai đoạn 2007 – 2012, đặc biệt là năm 2010 đến năm 2012 với nhiều sự kiện, hoạt động thu hút khách. Năm 2012 là năm đầy ấn tượng với du lịch Hà Tinh với lượng khách đạt 923.004 lượt người, trong đó khách quốc tế đón 15.388 lượt, khách nội địa đón 907.616 lượt.

- Doanh thu từ du lịch cũng tăng đáng kể, đóng góp một phần không nhỏ vào ngân sách nhà nước. Năm 2011 doanh thu đạt 265 tỷ, nộp ngân sách nhà nước 26,5 tỷ; năm 2012 doanh thu đạt 403,121 tỷ, nộp ngân sách 40,31 tỷ. Thu nhập du lịch tăng đã góp phần tạo ra công ăn việc làm, tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống, nâng cao hơn chất lượng cuộc sống cho người dân địa phương.

- Hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật được cải thiện và nâng cấp, xây mới phục vụ cho phát triển du lịch. Đặc biệt là hệ thống giao thông đường bộ (đường đến các điểm di tích lịch sử văn hoá, đình đền chùa…được đầu tư xây mới rộng rãi, khang trang). Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, tham quan của các du khách cũng như trong việc kết nối các tour tuyến, các điểm du lịch văn hoá với nhau, hay kết nối các loại hình du lịch để tạo nên sự đa dạng phong phú, hấp dẫn du khách.

- Công tác đào tạo nguồn nhân lực được chú trọng và từng bước nâng cao về chất lượng. Trong những năm vừa qua Tỉnh đã tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ du lịch cho gần 300 người quản lý và nhân viên phục vụ tại các khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng tại các huyện Can Lộc, Nghi Xuân, Kỳ Anh, thị xã Hồng Lĩnh, nhằm nâng cao kỹ năng giao tiếp, ứng xử với khách du lịch, nhận thức vai trò của cộng đồng dân cư trong kinh doanh du lịch.

2.3.2.Những mặt hạn chế

- Mặc dù tốc độ tăng trưởng tương đối cao nhưng so với nhiều địa phương khác trong nước còn khá thấp. Tốc độ tăng trưởng khách du lịch quốc tế còn thấp, quy mô còn nhỏ lẻ, kết quả đạt được chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh về du lịch văn hoá của tỉnh hiện nay. Sản phẩm du lịch chưa thật phong phú, chất lượng chưa cao, sức cạnh tranh yếu.

- Hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch còn thiếu cả về số lượng lẫn chất lượng, thiếu đồng bộ, chưa tương xứng với tiềm năng và nhu cầu đầu tư phát triển hiện nay. Hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến kêu gọi đầu tư đã được quan tâm nhưng chưa thật sự mạnh mẽ, chưa thường xuyên và liên tục, hiệu quả đạt được còn thấp cả trong và ngoài nước.

- Đội ngũ lao động trong ngành du lịch qua đào tạo còn thấp nên trình độ tay nghề, chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ còn nhiều hạn chế dẫn đến chất lượng dịch vụ thấp. Bên cạnh đó tại nhiều cơ sở du lịch người điều hành, quản lý nhận thức về du lịch còn yếu nên công tác tổ chức, sử dụng lao động chưa khoa học dẫn đến kinh doanh hiệu quả chưa cao.

- Hoạt động lữ hành trong tỉnh còn yếu, quy mô nhỏ, hoạt động chưa có chuyên nghiệp. Nhiều đơn vị công ty do công ty gặp khó khăn nên chưa đầu tư đúng mức. Bên cạnh đó bản thân các công ty chưa năng động tìm kiếm thị trường, kinh doanh vẫn chủ yếu tập trung thu hút khách nội địa, lượng khách khai thác trực tiếp từ Lào – Thái…chưa cao. Đội ngũ hướng dẫn viên và lái xe trình độ giao tiếp, ứng xử còn hạn chế nên doanh thu từ lữ hành thấp.

- Tình hình thực hiện các văn bản quản lý Nhà nước về du lịch của các cơ sở kinh doanh du lịch chưa nghiêm. Giá cả dịch vụ chưa đồng đều, chất lượng dịch vụ còn thấp.

Tiểu kết chƣơng 2

Hà Tĩnh có vị trí địa lý rất thuận lợi, một mặt nằm ở vị trí trung chuyển giữa hai miền Nam - Bắc, mặt khác lại nằm trên tuyến hành lang Đông - Tây nối Việt Nam với các nước trong khu vực. Tỉnh có nguồn tài nguyên du lịch văn hoá khá phong phú và đa dạng, mật độ di tích khá dày với nhiều các di tích lịch sử văn hoá, đình đền, chùa có giá trị. Đó chính là điều kiện tốt để tỉnh phát triển loại hình du lịch văn hoá như: tham quan, nghiên cứu di tích lịch sử văn hoá, du lịch tâm linh tại các đình đền chùa, du lịch lễ hội, du lịch làng nghề….Qua đó góp phần phát triển kinh tế, tăng thu nhập cho vùng và người dân địa phương.

Song trên thực tế, việc phát triển du lịch văn hoá của tỉnh vẫn chưa đạt hiệu quả cao, chưa tận dụng hết những tiềm năng và thế mạnh vốn có của mình. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch văn hoá còn nghèo nàn, xuống cấp và thiếu đồng bộ, chỉ mới nổi bật lên một số ít đáp ứng được yêu cầu của khách du lịch nhưng lại tập trung tại các thị xã, thành phố; Nguồn nhân lực du lịch chưa còn thiếu và yếu về kỹ năng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đặc biệt là trình độ ngoại ngữ chưa đáp ứng được yêu cầu phục vụ khách du lịch nước ngoài; Các sản phẩm, dịch vụ du lịch văn hoá còn nghèo nàn, đơn điệu, chưa tạo được điểm nhấn, thương hiệu riêng trong lòng du khách; Công tác xúc tiến quảng bá du lịch mặc dù trong những năm qua đã được tỉnh chú trọng, song chưa thật sự hiệu quả., du lịch văn hoá Hà Tĩnh chưa được du khách biết đến nhiều….Là một tỉnh có nhiều tiềm năng và thế mạnh về di sản văn hoá, tỉnh cần có các giải pháp hữu hiệu hơn để biến các di sản này trở

thành điểm nhấn trong du lịch Hà Tĩnh, để du lịch văn hoá trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân địa phương. Việc nghiên cứu hệ thống tiềm năng và thực trạng hoạt động du lịch văn hoá của tỉnh trong chương này chính là cơ sở để tác giả đưa ra những giải pháp cụ thể trong chương tiếp theo.

CHƢƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HOÁ TỈNH HÀ TĨNH

3.1.Quan điểm, mục tiêu phát triển du lịch tỉnh Hà Tĩnh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh Hà Tĩnh Luận văn ThS. Du lịch (Trang 80)