Kinh nghiệm phát triển du lịch văn hoá ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh Hà Tĩnh Luận văn ThS. Du lịch (Trang 31)

7. Bố cục luận văn

1.2.2.Kinh nghiệm phát triển du lịch văn hoá ở Việt Nam

Cùng với du lịch sinh thái, du lịch biển đảo thì du lịch văn hoá được xem là một trong những hướng phát triển chính của ngành du lịch Việt Nam. Du lịch văn hoá Việt Nam ngày càng đa dạng, thu hút được nhiều khác du lịch trong nước và quốc tế thông qua các hoạt động du lịch văn hoá mang tính chất vùng miền, các tour du lịch văn hoá chuyên đề, các sự kiện du lịch.

Được sự đầu tư từ các tổ chức quốc tế, từ Nhà nước, các di tích cấp quốc gia và các khu di sản thế giới được quan tâm nhiều hơn. Hạ tầng vật chất cho du lịch được xây dựng và nâng cấp. Công tác trùng tu tôn tạo di tích được thực hiện. Cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ sơn, Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Lăng và Bảo tàng Hồ Chí Minh, Hoàng thành Thăng Long….được coi là những địa chỉ đỏ trong các tour du lịch văn hoá đến Việt Nam của du khách trong và ngoài nước.

Một số làng nghề truyền thống được chấn hưng, phục hồi như gốm Bát Tràng, thêu Quất Động, lụa Vạn Phúc,...nhiều lễ hội như hội đền Hùng, hội Chùa Hương, hội Lim,...rất thu hút khách du lịch. Một số làng bản của đồng bào dân tộc thiểu số đã có hoạt động du lịch văn hoá tạo tiếng vang như bản Đôn (Đắk Lắk), bản Lác ( Mai Châu), bản Tả Phìn, bản Hồ (Sa Pa),...

Trong hoạt động thu hút du khách ngày nay đã có các tour du lịch văn hoá chuyên đề, chủ yếu nhằm đưa du khách đến tham gia và tham quan lễ hội. Những tour kết hợp được nhiều hoạt động như vừa dự tham gia lễ hội, vừa tham quan, tìm hiểu lối sống, phong tục dân cư thiểu số, cách thức tổ chức du lịch cộng đồng, nghiên cứu di tích lịch sử - văn hoá như một số tour đã có thương hiệu như: “Con đường xanh Tây Nguyên”, “Các Cố đô Việt Nam”,...

Các sự kiện du lịch (festival du lịch, lễ hội du lịch, liên hoan du lịch, năm du lịch…) và các sự kiện văn hoá (tuần văn hoá, liên ca nhạc, phim…) suốt thời gian qua được tổ chức khắp cả nước. Nhiều sự kiện du lịch liên quan

đến văn hoá được sự quan tâm, kết hợp bởi hai ngành văn hoá và du lịch, bước đầu đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ: tăng lượng khách nội địa, lượng khách quốc tế đến với Việt Nam, khôi phục và gìn giữ được lối sống, phong tục tập quán, lễ hội, ẩm thực, các di tích lịch sử văn hoá, nghệ thuật biểu diễn truyền thống…. Festival Huế, Lễ hội pháo hoa quốc tế tại Đà Nẵng được tổ chức định kỳ, festival Hoa Đà Lạt…. là những bằng chứng sinh động cho sự nỗ lực của ngành du lịch và văn hoá.

Để tăng cường việc giới thiệu hình ảnh đất nước, tăng thu nhập du lịch và kéo dài thời gian lưu trú của du khách, các tour du lịch văn hoá đã được kết hợp với nghĩ dưỡng, vui chơi giải trí, sinh thái,...Các hoạt động trong tour phong phú, linh hoạt, đáp ứng nguyện vọng nhiều đối tượng khách nên có sức thu hút cao. Tất nhiên, việc kết hợp du lịch văn hoá chất lượng cao kết hợp khai thác các điểm du lịch, các hoạt động dịch vụ du lịch thật hợp lý là không đơn giản trong những tour du lịch tổng hợp. Bởi lẽ, tài nguyên lễ hội mang tính mùa vụ, trong khi các tài nguyên khác nhau có thời gian khai thác khác nhau. Tour du lịch văn hoá chất lượng cao đòi hỏi HDV có tri thức và sự hiểu biết xã hội rộng rãi, ngoại ngữ tốt, nghiệp vụ dày dặn. Như vậy, khi chú trọng phát triển cả hai loại hình tour (chuyên đề và tổng hợp) là chúng ta đang phát triển du lịch văn hoá với mục tiêu bền vững, vinh danh bản sắc văn hoá Việt Nam và mang lại lợi ích kinh tế. [3, tr34]

Tiêu biểu như “ Mô hình làng văn hoá phục vụ du lịch tại bản Cát Cát (Sa Pa, Lào Cai).”

Với chủ trương gắn bảo tồn văn hoá với phát triển du lịch bền vững góp phần xoá đói giảm nghèo cho nhân dân, từ trước năm 2005, Sở VH – TT – DL Lào Cai đã tổ chức khảo sát, lập hồ sơ khoa học 51 làng và toàn bộ 25 dân tộc, thống kê các di sản văn hoá vật thể và phi vật thể để lập danh sách các di sản văn hoá đặc biệt có giá trị cần bảo tồn, khai thác. Trên cơ sở các hoạt

động khảo sát, sưu tầm, bảo tồn có hệ thống, Lào Cai đã mở tuyến du lịch văn hoá “Về cội nguồn” nhằm khai thác lợi thế du lịch văn hoá phục vụ xoá đói giảm nghèo. Đến nay, Lào Cai đã xây dựng được 12 mô hình làng văn hoá du lịch, 34 mô hình làng văn hoá tín ngưỡng...Các làng văn hoá du lịch hoạt động hiệu quả đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 30% xuống còn 9%. Người dân tham gia các hoạt động phục vụ du lịch đều có mức thu nhập gấp 2,5 lần so với sản xuất nông nghiệp. Một trong số các làng văn hoá tiêu biểu đó là bản Cát Cát (Sa Pa).

Làng văn hoá phục vụ du lịch tại bản Cát Cát tập trung khai thác các yếu tố của mô hình, cụ thể là : xây dựng cảnh quan môi trường sạch đẹp, bảo tồn và phát huy các di sản văn hoá, tăng cường tính hấp dẫn đối với các di sản quan trọng, xây dựng mô hình các đội văn nghệ dân gian phục vụ khách, xây dựng mô hình dịch vụ nhà nghỉ ở bản làng, khôi phục và phát triển nghề thủ công, mở thêm các dịch vụ phục vụ du lịch tại Cát Cát, nhiều chương trình du lịch đã được triển khai như “Ngày hội văn hoá bản Mông Cát Cát”, chương trình du lịch trải nghiệm “Một ngày làm nông dân người Dao”, “ Một ngày làm cô dâu người Mông”,...Tham gia các chương trình này, du khách sẽ được khám phá và trải nghiệm nhiều điều thú vị đời sống và văn hoá của đồng bào Mông trên bản vùng cao Cát Cát.

Các sự kiện du lịch (festival du lịch, lễ hội du lịch, liên hoan du lịch, năm du lịch,...) và các sự kiện văn hoá (tuần văn hoá, liên hoan sân khấu nhỏ và vừa, ca nhạc,...) suốt thời gian qua được tổ chức khắp cả nước. Các sự kiện du lịch liên quan đến văn hoá đều được hai ngành văn hoá và du lịch kết hợp với nhau, bước đầu đem đến nhiều kết quả đáng khích lệ, nhiều biến chuyển tich cực như: tăng cường khách nội địa di chuyển giữa các vùng miền, lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, khôi phục và giữ gìn lối sống, phong tục tập quán, lễ hội, ẩm thực, các di tích lịch sử văn hoá, nghệ thuật biểu siễn

truyền thống,...Festival Huế, Lễ hội Pháo hoa quốc tế tại Đà Nẵng được tổ chức định kỳ,..là những thực tế sinh động thể hiện rõ ước vọng chung của cả hai ngành văn hoá và du lịch là đáp ứng nhu cầu tìm hiểu văn hoá Việt Nam của du khách, nâng cao lòng tự hào về đất nước của nhân dân. [3, tr 34]

Tiêu biểu như “Festival Huế”

Xuất phát từ những kết quả bước đầu của Festival Việt – Pháp 1992 giữa thành phố Huế và Codev Việt Phpas, tỉnh Thừa Thiên Huế đã sớm hình thành ý tưởng tổ chức một Festival với quy mô lớn hơn, chất lượng cao hơn. Ý tưởng ấy đã được sự đồng tình của nhiều Bộ, ngành Trung ương và Đại sứ quán Cộng hoà Pháp tại Việt Nam. Tháng 10 năm 1998, Chính phủ đã có quyết định cho phép tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam tổ chức Festival Huế 2000. Ngay sau đó, các nhóm chuyên gia kỹ thuật Việt – Pháp đã phối họp khẩn trương chuẩn bị theo hướng tổ chức Festival Huế 2000 là một sự kiện văn hoá lớn của Việt Nam, vừa có quy mô quốc gia và có tính quốc tế, thu hút sự tham gia của các vùng văn hoá tiêu biểu ở Việt Nam và tiếp cận với nghệ thuật đương đại của Pháp, gắn mở rộng giao lưu văn hoá với phát triển kinh tế du lịch, từng bước tiếp thu công nghệ Festival của Việt Nam. Từ sau thành công của Festival Huế 2000, cứ hai năm một lần, Festival Huế lại được tổ chức, mỗi năm là một chủ đề khác nhau: Festival Huế 2002 là chủ đề “Khám phá nghệ thuật sống của Cố Đô Huế”, Festival 2004 là chủ đề “Di sản văn hoá với hội nhập và phát triển”, năm 2006 là chủ đề “700 năm Thuận Hoá – Phú Xuân – Thừa Thiên Huế, Di sản văn hoá với hội nhập và phát triển”,...Đến với Festival Huế du khách được tham gia vào các hoạt động văn hoá nghệ thuật, lễ hội, các trò chơi dân gian mang đậm giá trị văn hoá Huế.

Du lịch văn hoá là xu thế mới của phát triển du lịch Việt Nam đã được xác định tại Hội nghị Bộ Trưởng Du lịch Đông Á – Thái Bình Dương, tại Huế

tháng 6/2010 với trên 150 đại diện các nước trong khu vực châu Á tham dự. Các tour du lịch văn hoá hướng tới việc xây dựng nội dung phù hợp với thị trường khách trọng điểm là Nhật, Hàn Quốc, Tây Âu và Bắc Mỹ. Xây dựng các sản phẩm du lịch văn hoá du lịch chất lượng cao như tour chuyên đề: Văn hoá sông nước đồng bằng sông Cửu Long, về với miền Tây Nam Bộ, du lịch miệt vườn Nam Bộ, tour chuyên đề di sản,...Chấn hưng các làng nghề thủ công truyền thống, các sản phẩm du lịch văn hoá phải đáp ứng được nhu cầu mua sắm của khách du lịch. Du khách phải được tham gia vào một hoặc vài công đoạn cơ bản của quá trình sản xuất ra sản phẩm đó, tạo cảm xúc và bắc cầu để du khách hiểu được tâm hồn và tài nghệ của người Việt Nam. [3. tr 35] Chúng ta đã xếp hạng được trên 3.000 di tích cấp Quốc gia phục vụ du lịch văn hoá. UNESCO đã công nhận các di sản văn hoá Việt Nam là Di sản Văn hoá Thế giới: Cố đô Huế, Hoàng thành Thăng Long, Khu di tích Mỹ Sơn, Nhã Nhạc Cung đình Huế, Không gian Văn hoá Cồng Chiêng Tây Nguyên, Quan họ, Ca trù,...Di sản văn hoá Việt Nam không chỉ được tôn vinh mà qua du lịch, được giới thiệu rộng rãi ở trong nước và nước ngoài.

Với việc xác lập các cơ chế, chế tài phù hợp, nhà nước và nhân dân cùng tham gia vào sự nghiệp chống xuống cấp các di tích lịch sử van hoá, hỗ trợ phát triển bảo tàng. Các di tích lịch sử văn hoá trong nước, các bảo tàng, các Di sản Văn hoá Thế giới tại Việt Nam đã, đang và sẽ trở thành những địa chỉ cụ thể của nguồn lực phát triển kinh tế và du lịch, đặc biệt là du lịch văn hoá.

Tiểu kết chƣơng:

Du lịch văn hoá và các di sản văn hoá dân gian có mối quan hệ khăng khít. Việc khai thác du lịch văn hoá là khai thác các di sản và truyền thống văn hoá các dân tộc, vùng miền như một dạng tiềm năng của du lịch kết hợp với sự giữ gìn, phát huy, quảng bá các giá trị nhân văn cùng bản sắc dân tộc

hàm chứa trong di sản đó. Trong kho tàng di sản văn hoá, có những hoạt động, hiện tượng không nên khai thác phục vu du lịch văn hoá, hoặc nếu khai thác phải thận trọng cần phải có những biện pháp đảm bảo bản chất vốn có của nó. Việc nghiên cứu một cách nghiêm túc lý luận về du lịch văn hoá như: khái niệm du lịch văn hoá, tài nguyên du lịch văn hoá, sản phẩm du lịch văn hoá, tuyến điểm du lịch văn hoá, nhân lực du lịch văn hoá, xúc tiến du lịch văn hoá, thêm vào đó là những kinh nghiệm phát triển du lịch văn hoá trên thế giới và trong nước ở chương này chính là những cơ sở tiền đề quan trọng hỗ trợ cho các chương tiếp theo nghiên cứu đúng hướng. Du lịch văn hoá là phương tiện truyền tải các giá trị văn hoá của một địa phương, một quốc gia, đồng thời góp phần làm sống dậy các giá trị văn hoá dân tộc và nhân loại. Chính vì thế loại hình du lịch này đã và đang là xu thế chung của các nước đang phát triển.

CHƢƠNG 2. TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH VĂN HOÁ TẠI TĨNH HÀ TĨNH

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh Hà Tĩnh Luận văn ThS. Du lịch (Trang 31)